ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 9-4-25 13:51:58
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tiện ích học bạ điện tử

Báo Cà Mau Học bạ điện tử (HBÐT) được xem là giải pháp hữu hiệu giúp việc đánh giá, xếp loại học sinh trên môi trường số được thuận tiện, nhanh chóng và minh bạch. Trên địa bàn huyện Cái Nước, HBÐT được đưa vào triển khai từ năm 2018, bước đầu cho thấy nhiều tiện ích, giảm bớt áp lực về hồ sơ, sổ sách cho giáo viên và nhà trường.

Với mục tiêu hạn chế thấp nhất việc sử dụng văn bản giấy, thời gian qua, Phòng Giáo dục và Ðào tạo huyện Cái Nước đã nỗ lực số hoá tất cả các văn bản có liên quan trong việc triển khai quản lý, điều hành nhằm tiết kiệm thời gian và tài chính. Nằm trong lộ trình chuyển đổi số của ngành, đến nay, 100% trường tiểu học và THCS trên địa bàn huyện đã triển khai sử dụng HBÐT (có áp dụng chữ ký số).

HBÐT là dạng điện tử của học bạ, sử dụng chữ ký số của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền và có giá trị pháp lý như học bạ giấy. Hiện nay, các trường trên địa bàn huyện sử dụng thông qua 2 phần mềm: Smas Viettel, VnEdu. Các phần mềm này cho phép kiểm tra, giám sát việc hiệu chỉnh điểm của giáo viên, đảm bảo tính công bằng, tăng tính công khai, minh bạch, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Phần mềm HBÐT cho phép kiểm tra, giám sát việc hiệu chỉnh điểm của giáo viên.

Ông Nguyễn Minh Phụng, Trưởng phòng Giáo dục và Ðào tạo huyện, cho biết: “Thời gian đầu triển khai, các trường ở khu vực xa gặp khó vì hạ tầng công nghệ thông tin chưa được đồng bộ, kèm theo sự lúng túng của cán bộ, giáo viên khi cập nhật ứng dụng mới. Ðến nay, trên địa bàn huyện, tất cả 45/45 cơ sở giáo dục đã có kết nối Internet, toàn huyện đã liên thông 100% cơ sở dữ liệu HBÐT cho 2 cấp tiểu học và THCS. Vì thế, học sinh có nhu cầu chuyển trường sẽ không cần sử dụng học bạ giấy”.

Cô Lê Bé Sáu, giáo viên Trường Tiểu học Hưng Mỹ 1, xã Hưng Mỹ, cho biết, nếu như trước đây cô mất nhiều thời gian cho việc nhập điểm thủ công trên học bạ giấy, vì chỉ cần một phút sao nhãng sẽ dễ xảy ra sai sót, việc sửa lại rất khó khăn và làm xấu học bạ của học sinh, thì từ năm học 2020-2021, khi áp dụng HBÐT, công việc này đã dễ dàng hơn rất nhiều.

“Với HBÐT, mỗi giáo viên sẽ có 1 tài khoản phân quyền, giáo viên sẽ nhập điểm thường xuyên và định kỳ, đồng thời nhận xét đánh giá xếp loại học sinh trực tiếp trên phần mềm. Kết quả giữa kỳ hoặc cuối kỳ sẽ trả về tin nhắn SMS cho phụ huynh cập nhật. Khi sử dụng HBÐT, giáo viên nhập sai điểm sẽ dễ điều chỉnh, nhưng giáo viên phải báo cáo đến hiệu trưởng nguyên nhân sai sót và hiệu trưởng sẽ xem xét và có quyết định đồng ý cho phép thì giáo viên mới được sửa”, cô Sáu chia sẻ.

Thầy Nguyễn Thanh Ðảm, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Hưng Mỹ 1, cho biết, khi áp dụng hình thức này nhận được sự đồng thuận rất cao từ cán bộ, giáo viên trong trường vì giảm được khó khăn cho giáo viên, cũng như công tác quản lý của nhà trường được an toàn và bảo mật hơn.

“Tiện ích là thế, tuy nhiên, qua quá trình sử dụng, chúng tôi nhận thấy các phần mềm và nhà mạng chưa có sự đồng bộ thống nhất với nhau. Giá thành chữ ký số khá cao, riêng với những phụ huynh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, việc cập nhật tin nhắn theo dõi kết quả học tập của con em mình vẫn còn chậm”, thầy Ðảm chia sẻ.

Thầy Nguyễn Hoàng Giỏi, Phó hiệu trưởng Trường THCS Hoà Trung, xã Lương Thế Trân, cho rằng: “HBÐT là cầu nối thông tin giữa nhà trường và gia đình học sinh. Giáo viên có thể làm tại nhà, thay vì phải lên trường nhập điểm như trước kia. Dù đã được đồng bộ trên toàn huyện, nhưng nếu học sinh chuyển trường, chuyển cấp đến những trường chưa được đồng bộ hoặc chưa sử dụng HBÐT thì học bạ giấy vẫn được sử dụng song song”.

Sau giờ lên lớp, giáo viên Trường THCS Hoà Trung có thể nhập điểm vào HBÐT tại nhà thay vì phải lên trường nhập thủ công vào học bạ giấy.

Ứng dụng HBÐT trong đánh giá, xếp loại học sinh là việc làm cần thiết trong việc xây dựng hệ sinh thái giáo dục thông minh, giảm bớt áp lực cho giáo viên. Tuy nhiên, để đáp ứng được nhu cầu thực tế, đòi hỏi giáo viên cần nâng cao hơn nữa kiến thức, kỹ năng công nghệ thông tin. Ðối với các đơn vị phát triển phần mềm, ứng dụng cũng cần xây dựng đơn giản hoá cách sử dụng và được đồng bộ về cơ sở dữ liệu, để khi triển khai rộng rãi phải đảm bảo yếu tố "tiện nhưng phải thông"./.

 

Hữu Nghĩa

 

Tuổi trẻ tiên phong, xung kích trong chuyển đổi số

Công tác Ðoàn, Hội, đặc biệt là trong phong trào thanh - thiếu nhi, có nhiều khởi sắc hơn nhờ sự phát huy cao độ vai trò của thanh niên trong công cuộc chuyển đổi số (CÐS).

Tích cực tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử

TP Cà Mau đang tích cực triển khai thực hiện Chiến dịch “Tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID” với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để hướng dẫn, hỗ trợ người dân thực hiện tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, để hưởng những lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại.

Tăng tốc tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử trên VNeID

Theo thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh, ghi nhận từ khi triển khai Chiến dịch tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử (SSKĐT) trên ứng dụng VNeID trên địa bàn tỉnh đến nay, các đơn vị đã triển khai nhiều giải pháp, quyết liệt, tăng tốc để thực hiện chiến dịch, qua đó tăng đáng kể số lượng và tỷ lệ người dân được hướng dẫn, hỗ trợ tích hợp.

Lợi ích đa chiều của hội chợ không tiền mặt

Những năm gần đây, thanh toán không tiền mặt đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống kinh tế, xã hội. Không chỉ phổ biến tại trung tâm thương mại, siêu thị hay hệ thống bán lẻ, mô hình này còn len lỏi vào hội chợ, nơi vốn gắn liền với thói quen sử dụng tiền mặt từ trước đến nay. Việc áp dụng các phương thức thanh toán số đang mở ra chương mới hiện đại và minh bạch hơn cho thương mại Việt Nam.

“Số hoá” ngành điện, nâng chất phục vụ khách hàng

Là lĩnh vực đóng vai trò quan trọng, phục vụ nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt và sản xuất của người dân, doanh nghiệp, thời gian qua ngành điện tỉnh không ngừng ứng dụng các giải pháp số trong công tác quản lý đến các dịch vụ tiện ích phục vụ khách hàng.

Tầm quan trọng của chuyển đổi số trong cuộc cách mạng mới

Chúng ta đang trong tâm thế bước vào cuộc cách mạng mới. Do vậy, chỉ có áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số mới có thể điều hành linh hoạt, hiệu quả chính quyền trong bộ máy hệ thống chính trị mới. Sau sắp xếp, địa bàn rộng, nhân lực ít, nếu không áp dụng công nghệ số thì khó lòng quản lý đạt hiệu quả.

Chuyển đổi số để phục vụ người dân tốt hơn

Với phương châm “Chuyển đổi số để phục vụ người dân tốt hơn”, phường Tân Xuyên, TP Cà Mau triển khai nhiều giải pháp sáng tạo nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại.

Từng bước số hoá Bảo tàng và Thư viện

Bảo tàng và Thư viện tỉnh đang từng bước số hoá để phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân cũng như chuẩn bị nền tảng cho Tổ hợp công trình Bảo tàng - Thư viện tỉnh hoàn thành và đi vào hoạt động năm 2028 theo dự kiến.

Triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong ngành Y tế

Nhằm thúc đẩy việc ứng dụng số trong lĩnh vực y tế, chiều 14/3, Sở Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến và trực tiếp triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong toàn ngành y tế.

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân kiểm tra chuyển đổi số tại Trung đoàn 551

Chiều 13/3, Đại tá Trịnh Xuân Tùng, Tư lệnh Vùng 5 Hải quân, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính và chuyển đổi số Vùng 5, đến kiểm tra công tác chuyển đổi số tại Trung đoàn 551.