ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 18-4-25 02:54:55
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giúp trẻ khiếm khuyết hoà nhập môi trường số

Báo Cà Mau Xác định việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và chuyển đổi số là một trong những ưu tiên quan trọng khi triển khai các hoạt động giáo dục, thời gian qua, Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập tỉnh Cà Mau đã chủ động đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý, tổ chức hoạt động giáo dục. Qua đó, tạo chuyển biến rõ nét về chất lượng và hiệu quả của hệ thống giáo dục chuyên biệt, hình thành nền tảng số cho học sinh khiếm khuyết.

Theo đó, trung tâm đã thực hiện học bạ điện tử, quản lý bảo hiểm, các cơ sở dữ liệu ngành và phần mềm kế toán cùng một số sổ sách điện tử thay thế hồ sơ giấy.

Bà Giã Tố Quyên, Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập tỉnh, cho biết: “Từ năm học 2021-2022, trung tâm đã ứng dụng CNTT cũng như thực hiện chuyển đổi số theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Ðào tạo. Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp khai thác hiệu quả các thiết bị hỗ trợ dạy và học đã được đầu tư; ứng dụng CNTT vào các buổi sinh hoạt của tổ chuyên môn, đến nay trung tâm đạt hiệu quả cao trong việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý và giáo viên đã thành thạo các thao tác, kỹ năng trong giảng dạy”.

Trong lớp học dành cho các em khiếm thính, ngoài hỗ trợ máy trợ thính, giáo viên phải minh hoạ bằng ký hiệu, hình ảnh cho các em dễ hiểu.

Dành riêng cho trẻ khuyết tật, trung tâm hiện có 271 học sinh, với 32 lớp. Các em học sinh bị khiếm thính, khiếm thị hay khuyết tật trí tuệ, mỗi em có hoàn cảnh, cá tính, sở thích khác nhau nên việc dạy dỗ, chăm sóc không hề đơn giản. Chính vì thế, nhiệm vụ đặt ra cho mỗi cán bộ, giáo viên là hết sức khó khăn và nặng nề. Trong giảng dạy, giáo viên phải linh động, uyển chuyển, nắm bắt được tâm lý, sở thích của học sinh, không thể dạy theo lối mòn, bởi như thế sẽ tạo cảm giác nhàm chán cho các em.

“So với cách dạy học truyền thống, việc ứng dụng CNTT, chuyển đổi số giúp công tác quản lý và hoạt động dạy học đạt chất lượng cao hơn. Trước kia, trong các tiết dạy, giáo viên chỉ sử dụng những hình ảnh đơn thuần để hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài. Sau khi ứng dụng các phần mềm, giáo viên đã biết lồng ghép thêm các nội dung mới, hình ảnh phong phú, sinh động hơn, tạo hứng thú cho học sinh học tập, nhất là các tiết dạy có ứng dụng CNTT”, bà Giã Tố Quyên phấn khởi chia sẻ.

Nền tảng cơ bản của chuyển đổi số trong giáo dục là phải dựa vào cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin. Vì thế, trung tâm đã trang bị ti vi thông minh cho tất cả các lớp, phủ sóng Wifi trong toàn trường, tạo điều kiện thuận lợi để ứng dụng CNTT trong dạy học.

Thực hiện ứng dụng CNTT và chuyển đổi số, Trung tâm Hỗ trợ giáo dục hoà nhập tỉnh đã thực hiện học bạ điện tử, quản lý bảo hiểm, các cơ sở dữ liệu ngành và phần mềm kế toán cùng một số sổ sách điện tử thay thế hồ sơ giấy.

Hiện nay, trong mỗi tiết học không đơn thuần chỉ sử dụng những dụng cụ học tập truyền thống, mà từng môn, giáo viên truyền thụ bằng việc sử dụng các phần mềm đồ hoạ, ký hiệu ngôn ngữ, video để minh hoạ các khái niệm. Ðiều này giúp học sinh dễ dàng hiểu và tạo sự tương tác, hứng thú với nội dung học.

Theo thầy Du Tấn Xuyên, giáo viên dạy khiếm thính lớp 4, việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy cho phép thể hiện thông tin theo cách trực quan hơn. Học sinh khám phá các khái niệm một cách sinh động, tăng cường khả năng giao tiếp, nắm chắc hơn và nhớ lâu hơn các từ đã học; ra ký hiệu ngôn ngữ đúng hơn, hoà nhập tốt hơn. Ví dụ như dạy học sinh khiếm thính, phải dạy các em bằng ngôn ngữ ký hiệu. Ngoài hỗ trợ các em máy trợ thính, giáo viên khi viết các từ ngữ phải minh hoạ bằng ký hiệu, song song đó phải dùng hình ảnh cho các em hiểu hơn về từ đó, giúp các em đọc được từng từ và đọc được cả bài.

Trong định hướng nâng cao chất lượng giáo dục thời gian tới, trung tâm lấy ứng dụng CNTT và chuyển đổi số làm cơ sở thực hiện mục tiêu đổi mới phương thức dạy và học, quản lý giáo dục, đưa dạy và học trên môi trường số trở thành hoạt động giáo dục thường xuyên, liên tục; đổi mới mạnh mẽ phương thức quản lý giáo dục dựa trên công nghệ số và dữ liệu, góp phần tạo chuyển biến rõ nét về chất lượng và hiệu quả của hệ thống giáo dục chuyên biệt.

“Hiểu một cách đơn giản thì ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong giáo dục chính là việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến giúp nâng cao trải nghiệm của người học; cải thiện những phương pháp giảng dạy cũng như tạo môi trường học tập thuận tiện nhất. Thời gian tới, trung tâm tiếp tục thực hiện những hướng dẫn, quy định của ngành về ứng dụng CNTT, chuyển đổi số; tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các buổi tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn về ứng dụng CNTT để có thể khai thác hết các tính năng của các phần mềm ứng dụng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại đơn vị”, bà Giã Tố Quyên cho biết thêm./.

 

Quỳnh Anh

 

Ươm mầm mơ ước con trẻ

Chủ đề “Nghề nghiệp” là 1 trong 9 chủ đề thú vị được đưa vào chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được khám phá thế giới nghề nghiệp, hiểu hơn về đặc thù công việc, những vất vả cũng như giá trị mà mỗi nghề mang lại cho xã hội.

214 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học năm học 2024-2025

Sau gần một tháng diễn ra, Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học tỉnh Cà Mau, năm học 2024-2025 đã kết thúc thành công tốt đẹp.

Hơn 150 triệu đồng hỗ trợ Trường Tiểu học Hoà Mỹ 2

Sáng 11/4, tại Trường Tiểu học Hoà Mỹ 2, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước, báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp với chính quyền địa phương và nhà tài trợ tổ chức chương trình “Thắp sáng niềm tin - Vượt khó đến trường” nhằm trao tặng học bổng và trang thiết bị học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Sáng nay (11/4), Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau đã triệu tập hội nghị triển khai các văn bản liên quan và tập huấn phần mềm quản lý thi tốt nghiệp THPT năm 2025, tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau. 

416 học sinh đạt giải học sinh giỏi THCS cấp tỉnh

Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Cà Mau, Kỳ thi học sinh giỏi THCS cấp tỉnh năm học 2024-2025 có 416 em đạt giải ở 7 môn thi.

Giúp học sinh nhận thức đúng về giới tính

Ở lứa tuổi vị thành niên, các em còn hạn chế hiểu biết, kiến thức về giới tính cũng như chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Ðể giúp các em hình thành những quan điểm đúng đắn về sức khoẻ sinh sản và cung cấp thêm kiến thức để bảo vệ bản thân, giáo dục giới tính cho học sinh là điều hết sức cần thiết trong môi trường học đường.

Ðể con em đồng bào tiếp cận giáo dục

Ðể đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục cho con em đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), thời gian qua, tỉnh Cà Mau có nhiều giải pháp thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế. Trọng tâm là tuyên truyền vùng đồng bào dân tộc để người dân hiểu hơn về vai trò của giáo dục trong thời kỳ mới, từ đó thay đổi nhận thức, chủ động đưa con em đến với nền giáo dục chính quy, hiện đại, đúng độ tuổi.

Ưu tiên đầu tư nâng cấp Trường THCS - THPT Tân Bằng

Sáng 2/4, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân có chuyến khảo sát thực tế tại 2 trường THCS - THPT trên địa bàn huyện Thới Bình để đầu tư nâng cấp hướng đến đạt chuẩn quốc gia.

Thiết thực chính sách nội trú, miễn giảm học phí

Ðối với sinh viên vùng sâu, vùng xa như tỉnh Cà Mau, các chính sách ưu đãi của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục đã thể hiện tính nhân văn sâu sắc, giúp các em giảm bớt khó khăn về chi phí học hành, thêm điều kiện thực hiện ước mơ tri thức.

Giáo dục Cà Mau khẳng định vị thế

Kết quả đạt được trong phát triển giáo dục mũi nhọn của tỉnh thời gian qua khẳng định hướng đi đúng trong công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo học sinh giỏi (HSG) - “hạt nhân” tương lai của tỉnh, đất nước. Ðó là cơ sở, nền móng vững chắc, góp phần xây dựng tỉnh Cà Mau phát triển nhanh và bền vững. “Với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài cho tỉnh, những năm qua, ngành giáo dục chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn. Qua đó, góp phần khẳng định vị thế trong sự nghiệp “trồng người””, Tiến sĩ Lê Hoàng Dự, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT), khẳng định.