ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 18-4-25 03:00:18
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học

Báo Cà Mau (CMO) Những năm gần đây, ngành Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) huyện Ngọc Hiển ứng dụng khá tốt công nghệ thông tin trong dạy và học cũng như quản trị nhà trường, tạo đà cho việc thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số và là đơn vị điển hình trong công tác này.

Phòng GD&ÐT huyện đã duy trì ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý; sử dụng và khai thác tốt hệ thống Văn phòng điện tử iOffice trong hoạt động chuyên môn. 8/8 cán bộ, công chức sử dụng thường xuyên iOffice; có 4 người được cấp chữ ký số và sử dụng thường xuyên.

Thầy Hồ Sỹ Hưng, Hiệu trưởng Trường THCS Bông Văn Dĩa, huyện Ngọc Hiển, cho biết: “Thực hiện chỉ đạo của Phòng GD&ÐT huyện, công tác chuyển đổi số được nhà trường đặc biệt quan tâm, nhất là trong quản lý sổ sách; không dùng tiền mặt trong việc chi trả lương và các chế độ, chính sách… Việc ứng dụng chữ ký số vào công việc đã rút ngắn thời gian giải quyết các văn bản hành chính. Ðặc biệt là ứng dụng công nghệ trong công tác giảng dạy, giúp học sinh dễ nhớ, dễ tiếp thu bài”.

Thầy và trò Trường THCS Bông Văn Dĩa trong giờ học môn Tin học.

Em Lâm Chí Vĩnh, học sinh lớp 9A2, Trường THCS Bông Văn Dĩa, học sinh giỏi vòng tỉnh môn Tiếng Anh, chia sẻ: “Từ việc linh động của giáo viên giảng dạy môn Tiếng Anh bằng đồ hoạ, hình ảnh, âm thanh…, em và các bạn đã giảm bớt áp lực đối với môn học khó này; ngược lại, việc tiếp thu càng nhanh, nhớ lâu”.

Cô Nguyễn Thị Bích Hằng, Hiệu trưởng Trường Mầm non thị trấn Rạch Gốc, cho biết: “Hiện nhà trường đầu tư mỗi lớp 1 ti vi để phục vụ công tác giảng dạy, đây là công cụ để các cô thoả sức sáng tạo bài giảng cho các con. Nhà trường cũng đã thành lập tổ để hướng dẫn phụ huynh sử dụng các app tiện ích để đóng học phí cho các con, không dùng tiền mặt trong thanh toán”.

Cô Nguyễn Thị Thuý Phượng, giáo viên Trường Mầm non thị trấn Rạch Gốc, đã có hơn 7 năm gắn bó với các em nhỏ ở vùng quê này. Theo cô Phượng, từ khi có các công cụ công nghệ hỗ trợ giảng dạy, các cô đỡ tốn thời gian cho việc chuẩn bị đồ dùng cho các con, từ đó có thời gian nghiên cứu, sưu tầm các bài giảng điện tử, giúp các con dễ tiếp cận nhất.

Cô Nguyễn Thị Thuý Phượng, giáo viên Trường Mầm non thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, sử dụng màn hình kết nối với máy tính để giảng dạy cho các bé.

Phòng GD&ÐT huyện thường xuyên thực hiện trao đổi văn bản chuyên môn bằng đường Gmail, Zalo đến các trường trực thuộc. Ứng dụng phần mềm một cửa điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân; ứng dụng công nghệ thông tin trong ký duyệt hồ sơ, giáo án, học bạ…

Các nhiệm vụ trong kế hoạch năm được các đơn vị, trường học chủ động triển khai thực hiện tốt. Tuyên truyền công tác cải cách hành chính kịp thời đến cán bộ, viên chức, người lao động. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính ngày một hiệu quả hơn, tỷ lệ nộp hồ sơ trực tuyến ngày càng cao, tất cả hồ sơ đều được giải quyết trước thời gian quy định cho cá nhân. Sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức có đủ trình độ, năng lực, đạo đức, tác phong để thi hành công vụ. Thực hiện công khai minh bạch, niêm yết các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực GD&ÐT.

Tuy nhiên, trong thực hiện chuyển đổi số còn gặp một số khó khăn. Theo ông Lê Xuân Hùng, Phó trưởng phòng phụ trách Phòng GD&ÐT huyện, phần mềm sử dụng ở các nhà trường chưa đồng bộ, cần có sự đồng nhất để liên kết dữ liệu thuận lợi hơn. Cụ thể, việc xuất file học bạ điện tử khi học sinh chuyển trường vẫn chưa được các trường ở tỉnh bạn chấp nhận, vô tình gây khó cho phụ huynh và học sinh./.

 

Phú Hữu

 

Liên kết hữu ích

Ươm mầm mơ ước con trẻ

Chủ đề “Nghề nghiệp” là 1 trong 9 chủ đề thú vị được đưa vào chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được khám phá thế giới nghề nghiệp, hiểu hơn về đặc thù công việc, những vất vả cũng như giá trị mà mỗi nghề mang lại cho xã hội.

214 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học năm học 2024-2025

Sau gần một tháng diễn ra, Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học tỉnh Cà Mau, năm học 2024-2025 đã kết thúc thành công tốt đẹp.

Hơn 150 triệu đồng hỗ trợ Trường Tiểu học Hoà Mỹ 2

Sáng 11/4, tại Trường Tiểu học Hoà Mỹ 2, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước, báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp với chính quyền địa phương và nhà tài trợ tổ chức chương trình “Thắp sáng niềm tin - Vượt khó đến trường” nhằm trao tặng học bổng và trang thiết bị học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Sáng nay (11/4), Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau đã triệu tập hội nghị triển khai các văn bản liên quan và tập huấn phần mềm quản lý thi tốt nghiệp THPT năm 2025, tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau. 

416 học sinh đạt giải học sinh giỏi THCS cấp tỉnh

Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Cà Mau, Kỳ thi học sinh giỏi THCS cấp tỉnh năm học 2024-2025 có 416 em đạt giải ở 7 môn thi.

Giúp học sinh nhận thức đúng về giới tính

Ở lứa tuổi vị thành niên, các em còn hạn chế hiểu biết, kiến thức về giới tính cũng như chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Ðể giúp các em hình thành những quan điểm đúng đắn về sức khoẻ sinh sản và cung cấp thêm kiến thức để bảo vệ bản thân, giáo dục giới tính cho học sinh là điều hết sức cần thiết trong môi trường học đường.

Ðể con em đồng bào tiếp cận giáo dục

Ðể đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục cho con em đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), thời gian qua, tỉnh Cà Mau có nhiều giải pháp thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế. Trọng tâm là tuyên truyền vùng đồng bào dân tộc để người dân hiểu hơn về vai trò của giáo dục trong thời kỳ mới, từ đó thay đổi nhận thức, chủ động đưa con em đến với nền giáo dục chính quy, hiện đại, đúng độ tuổi.

Ưu tiên đầu tư nâng cấp Trường THCS - THPT Tân Bằng

Sáng 2/4, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân có chuyến khảo sát thực tế tại 2 trường THCS - THPT trên địa bàn huyện Thới Bình để đầu tư nâng cấp hướng đến đạt chuẩn quốc gia.

Thiết thực chính sách nội trú, miễn giảm học phí

Ðối với sinh viên vùng sâu, vùng xa như tỉnh Cà Mau, các chính sách ưu đãi của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục đã thể hiện tính nhân văn sâu sắc, giúp các em giảm bớt khó khăn về chi phí học hành, thêm điều kiện thực hiện ước mơ tri thức.

Giáo dục Cà Mau khẳng định vị thế

Kết quả đạt được trong phát triển giáo dục mũi nhọn của tỉnh thời gian qua khẳng định hướng đi đúng trong công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo học sinh giỏi (HSG) - “hạt nhân” tương lai của tỉnh, đất nước. Ðó là cơ sở, nền móng vững chắc, góp phần xây dựng tỉnh Cà Mau phát triển nhanh và bền vững. “Với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài cho tỉnh, những năm qua, ngành giáo dục chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn. Qua đó, góp phần khẳng định vị thế trong sự nghiệp “trồng người””, Tiến sĩ Lê Hoàng Dự, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT), khẳng định.