ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 1-6-24 12:33:29
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tiếp tục hộ đê biển Tây khẩn cấp

Báo Cà Mau (CMO) Cơn bão số 2 đã qua, thế nhưng hệ luỵ mà nó để lại là hàng loạt điểm sạt lở dọc theo đê biển Tây. Những ngày qua, một số đoạn trên tuyến đê này tiếp tục bị sóng biển uy hiếp, áp sát thân đê, công tác hộ đê đang được thực hiện tích cực.

Trong số hàng loạt điểm sạt lở dọc theo tuyến đê biển Tây, hiện nay 3 điểm sạt lở được đánh giá là nghiêm trọng thuộc huyện Trần Văn Thời và U Minh. Cụ thể, đoạn T25-T29, dài 1.000 m; đoạn T29 - Khánh Hội, dài 500 m và đoạn bờ Bắc vàm Lung Ranh khoảng 200 m. Ðây là những đoạn chưa có kè chắn sóng bên ngoài, do đó, thân đê đang ngày đêm bị sóng biển đánh trực tiếp, nguy cơ xảy ra vỡ đê bất cứ lúc nào nếu không có giải pháp bảo vệ kịp thời.

Trở lại khu vực đê biển Tây đoạn từ vàm T25 hướng đến T29, dễ dàng nhận thấy có khoảng 1 km đang trong tình trạng sạt lở đặc biệt nguy hiểm. Chỉ thời gian ngắn, nhiều diện tích rừng phòng hộ đã bị sóng biển cuốn trôi, hiện còn lại rất mỏng, chỉ từ 25-40 m. Sạt lở diễn biến đặc biệt nguy hiểm và liên tục, không chỉ uy hiếp trực tiếp đến thân đê, đe doạ đến an toàn đê biển Tây, khu dân cư sinh sống tập trung vàm T25, ảnh hưởng trực tiếp vùng sản xuất lúa 2 vụ với diện tích khoảng 1.700 ha, 17.000 ha rừng sản xuất mà có nguy cơ ảnh hưởng hệ thống điện hạ thế, trường học.

Các đơn vị thi công tiếp tục gia cố thêm đá để hạn chế tình trạng sóng đánh trực tiếp vào thân đê.

Tương tự, đoạn từ vàm T29 + 1.300 m hướng về vàm Khánh Hội cũng đang sạt lở đặc biệt nguy hiểm. Ðoạn đê biển này tình hình sạt lở diễn biến rất phức tạp trong khoảng 700 m. Trong khi sạt lở đặc biệt nguy hiểm và liên tục nhưng đai rừng phía ngoài chỉ còn khoảng từ 7-20 m. Do đó, sạt lở đang đe doạ trực tiếp đến an toàn đê biển Tây, khu dân cư sinh sống tập trung vàm T29, khu dân cư tập trung vàm Khánh Hội, ảnh hưởng vùng sản xuất lúa 2 vụ với diện tích khoảng 1.200 ha, 17.000 ha rừng sản xuất. Ðồng thời, nếu tình trạng sạt lở này không được khắc phục, có nguy cơ ảnh hưởng đến hệ thống điện trung thế và hạ thế, 1 trạm y tế, 3 trường học (trường Bông Hồng, Kim Ðồng và Lý Tự Trọng).

Ðó là 2 trong số hàng loạt điểm sạt lở hiện nay trên đê biển Tây. Ðể hạn chế và dần tiến tới khắc phục tình trạng sạt lở, thời gian qua, nhiều công trình, dự án bảo vệ đê, bảo vệ rừng phòng hộ đã được triển khai thực hiện. Nhiều gói thầu thi công kè hộ đê, thi công các khu dân cư, gia cố, bảo trì các đoạn đê thi công còn dang dở, gia cố thêm đá bên ngoài, để hạn chế sóng biển đánh vào bờ, bơm bùn tạo bãi trồng rừng... Tuy nhiên, theo Phó giám đốc Sở NN&PTNT Tô Quốc Nam, do ảnh hưởng của thời tiết, mưa to, sóng lớn, vật tư đang có giá khá cao, một số gói thầu còn vướng giải phóng mặt bằng nên tiến độ thi công còn chậm. Sở đang chỉ đạo các nhà thầu, đơn vị thi công khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thi công các gói thầu, sớm đưa vào sử dụng.

Trước tình trạng sạt lở đặc biệt nguy hiểm trên, ngày 9/7 vừa qua, UBND tỉnh đã có Quyết định số 1281/QÐ-UBND ban hành Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp thực hiện các công trình, dự án xử lý sạt lở khẩn cấp đê biển Tây tỉnh Cà Mau. Trong quyết định nêu rõ, tiến hành xử lý, khắc phục sạt lở khẩn cấp bờ biển Tây, đoạn từ vàm T25 đến vàm Khánh Hội (với chiều dài khoảng 1.700 m) nhằm bảo vệ an toàn cho tuyến đê biển Tây, cũng như tính mạng, tài sản, đời sống và vụ mùa sản xuất của Nhân dân trong khu vực; tạo địa bàn ổn định dân cư.

Ngoài ra, trong quyết định còn giao Sở NN&PTNT khẩn trương lựa chọn đơn vị tư vấn, tổ chức lập phương án xử lý khẩn cấp, huy động lực lượng, vật tư xử lý tình huống sạt lở đoạn từ vàm T25 đến vàm Khánh Hội theo đúng quy định hiện hành. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 14 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước.

Ðể khẩn trương khắc phục sạt lở bờ biển Tây, quyết định thống nhất chủ trương cho Sở NN&PTNT tạm ứng trước theo tiến độ từ quỹ phòng, chống thiên tai để thực hiện. Khi các dự án xây dựng công trình khẩn cấp được duyệt và bố trí vốn theo Luật Ðầu tư công, yêu cầu Sở NN&PTNT hoàn tạm ứng theo quy định.

Với 3 mặt giáp biển và có chiều dài bờ biển khoảng 254 km, những năm qua, Cà Mau là địa phương đang gánh chịu tác động nặng nề do thiên tai và BÐKH diễn biến phức tạp, nhất là tình trạng sạt lở ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt trong mùa mưa bão./.

 

Nguyễn Phú

 

Chủ động ứng phó lúc chuyển mùa

Do đặc thù về vị trí địa lý, điều kiện sinh thái tự nhiên và cơ cấu các vùng sản xuất, bên cạnh các mặt tích cực, huyện Trần Văn Thời được đánh giá là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai.

Nỗi lo sạt lở tiếp diễn

Tại huyện Ðầm Dơi, tình trạng sạt lở, sụt lún không chỉ xảy ra ở các xã ven biển (Nguyễn Huân, Tân Thuận và Tân Tiến), mà còn diễn biến khá phức tạp ở các xã nội địa như: Thanh Tùng, Ngọc Chánh, Tân Ðức, Tân Dân và thị trấn Ðầm Dơi.

Dự báo phải kịp thời, chính xác để giảm thiệt hại

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, những năm gần đây thiên tai diễn ra ngày càng bất thường, khốc liệt và không theo quy luật. Ðể chủ động phòng, chống hiệu quả, việc dự báo từ sớm, từ xa các hình thái của thiên tai có ý nghĩa rất quan trọng để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.

Chung tay sửa chữa lộ sụt lún

Mùa khô năm nay, ảnh hưởng nắng hạn kéo dài và gay gắt, trên địa bàn các xã vùng ngọt hoá của huyện Trần Văn Thời xảy ra nhiều điểm sạt lở, sụt lún đất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tuyến lộ nông thôn. Trước tình hình trên, nhiều hộ dân tự nguyện hỗ trợ đất cho việc sửa chữa những đoạn lộ hư hỏng, giúp bà con lưu thông thuận lợi.

Gia tăng nguồn lực phòng, chống thiên tai

Huyện Ngọc Hiển nằm ở phía Nam của tỉnh Cà Mau, có 3 mặt giáp biển; tổng chiều dài bờ biển hơn 98 km, chiếm 39% chiều dài bờ biển toàn tỉnh; có 281 sông rạch lớn nhỏ, trong đó 23 cửa sông thông ra biển. Với địa hình trên, Ngọc Hiển là địa phương chịu tác động, ảnh hưởng của thiên tai rất lớn.

Giải pháp nước ngọt cho Hòn Chuối

Ở đảo Hòn Chuối, do đặc thù địa hình, lượng nước ngọt sử dụng trên đảo phụ thuộc vào nguồn dự trữ nước mưa. Vì thế, thời điểm mùa khô này, đời sống sinh hoạt của các lực lượng làm nhiệm vụ và người dân sinh sống trên đảo càng khó khăn do thiếu nước ngọt. Nhiều giải pháp lâu dài đang được các ngành chức năng tiến hành khảo sát và thực hiện trong thời gian tới.

Chủ động ứng phó mưa dông chuyển mùa

Theo ông Nguyễn Thanh Tùng, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT, TKCN&PTDS) tỉnh, cho biết, trong những ngày qua đã xảy ra dông lốc và gió giật mạnh ở nhiều địa phương trên cả nước, gây thiệt hại về người, tài sản. Trong đó, xảy ra một một số vụ lật, chìm phương tiện giao thông thuỷ, làm thiệt hại đáng tiếc về người.

Thiệt hại do hạn hán vẫn còn tiếp diễn

Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết, theo dự báo, thời gian chuyển từ mùa khô sang mùa mưa trong nửa đầu tháng 5, mùa mưa có khả năng xuất hiện vào nửa cuối tháng 5. Do vậy, thời gian tới, tại nhiều địa phương trong tỉnh vẫn còn thiếu nước ngọt phục vụ đời sống của người dân, khả năng còn tiếp tục xuất hiện thêm các điểm sụt lún đất, sạt lở bờ kênh, đường lộ giao thông trong vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời và U Minh, làm hư hỏng kết cấu, mặt đường lộ giao thông, gây khó khăn cho giao thương hàng hoá và đi lại của người dân.

Bảo vệ rừng cụm đảo Hòn Khoai

Hạt Kiểm lâm cụm đảo Hòn Khoai làm nhiệm vụ quan lý, bảo vệ rừng trên 2 cụm đảo, Hòn Khoai và Hòn Chuối. Những năm qua, mặc dù điều kiện để đảm bảo cho công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) còn nhiều khó khăn nhưng đơn vị luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Công tác phối hợp giữa các đơn vị đứng chân trên đảo luôn được thực hiện hiệu quả, vì thế rừng được bảo vệ tốt, nhiều năm liền không để xảy ra cháy.

Ðề phòng thời tiết dị thường

Mùa khô năm nay đã được dự báo từ trước, theo đó, công tác chuẩn bị ứng phó đã được các cấp, các ngành, địa phương triển khai từ sớm, nên những thiệt hại do thiên tai đã giảm đến mức thấp nhất.