ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-4-25 03:23:58
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tiếp tục huy động, sử dụng hiệu quả nguồn lực

Báo Cà Mau Trong năm 2023, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, Ðảng bộ và Nhân dân huyện U Minh đã thực hiện đạt và vượt nhiều chỉ tiêu đặt ra. Bên cạnh đó, một số nghị quyết đã đi vào cuộc sống, được người dân đồng tình hưởng ứng, góp phần thay đổi diện mạo địa phương.

Nổi bật: tổng sản lượng lúa đạt trên 109 ngàn tấn, tăng 2.350 tấn so với cùng kỳ; sản lượng khai thác và nuôi thuỷ sản được 72.300 tấn, đạt 111% kế hoạch. Huyện có 6 sản phẩm OCOP được công nhận đạt chuẩn 3 sao, hiện nay, Hội đồng cấp huyện hoàn thành hồ sơ đề nghị Hội đồng tỉnh nâng hạng sản phẩm cam sành từ 3 sao lên 4 sao.

Trồng rừng tạo ra nhiều nguồn thu nhập cho người dân.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được đầu tư phát triển; văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ; đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được cải thiện; quốc phòng, an ninh được giữ vững. Hệ thống chính trị được củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động.

Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, hiện huyện có 4/7 xã đạt chuẩn NTM, đạt 57,14%. Công tác chăm lo, hỗ trợ người có công, gia đình chính sách, các đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, cận nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện được thực hiện tốt. Trong năm qua, đã cấp quà Tết cho 3.936 đối tượng chính sách, mừng thọ 1.494 cụ; cấp quà Tết cho 1.999 hộ nghèo, 499 hộ cận nghèo, hỗ trợ tiền điện cho 1.999 hộ nghèo, với tổng số tiền trên 3,6 tỷ đồng; thăm hỏi, tặng quà 1.757 gia đình chính sách với số tiền 548 triệu đồng. Xây dựng và sửa chữa nhà tình nghĩa 43 căn, trong đó xây dựng mới 24 căn, đạt 300% kế hoạch; sửa chữa 19 căn, đạt 190% kế hoạch. Ngoài ra, huyện đã vận động các tổ chức, cá nhân thực hiện công tác an sinh xã hội với số tiền 12,916 tỷ đồng (xây dựng cầu giao thông nông thôn, tặng giếng nước khoan, quà cho người nghèo và xây dựng, sửa chữa 129 căn nhà Ðại đoàn kết).

Những ngày gần Tết này, xã Nguyễn Phích tổ chức bàn giao nhà cho hộ Nguyễn Văn Luôl, Ấp 13. Căn nhà trị giá 74 triệu đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 44 triệu đồng. Ông Luôl chia sẻ: “Khác với những cái Tết đã qua, năm nay gia đình tôi được đón Tết trong ngôi nhà mới, giúp gia đình ổn định cuộc sống, an tâm lao động để vươn lên thoát nghèo. Với cuộc sống chỉ trông chờ vào nghề thợ hồ thì ngôi nhà là niềm mơ ước lớn của cả gia đình tôi”.

Ông Nguyễn Thanh Ril, Phó chủ tịch UBND xã Nguyễn Phích (người đứng) tại buổi lễ bàn giao nhà cho ông Nguyễn Văn Luôl (giữa).

Theo ông Ðoàn Việt Khoa, Bí thư Huyện uỷ, bên cạnh những thuận lợi, địa phương vẫn còn một số khó khăn nhất định. Sản xuất nông nghiệp tuy phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá nhưng phần lớn quy mô vẫn còn nhỏ lẻ. Việc ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất có tiến bộ nhưng việc nhân rộng các mô hình hiệu quả chưa nhiều. Kết quả thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM có mặt thiếu bền vững, kế hoạch xây dựng NTM nâng cao còn nhiều khó khăn. Công tác quản lý Nhà nước ở lĩnh vực đất đai, trật tự xây dựng có chuyển biến nhưng từng lúc, từng nơi quản lý chưa chặt chẽ; một số vụ việc liên quan đến tranh chấp đất đai, vi phạm hành lang an toàn lộ giới chưa được giải quyết, xử lý dứt điểm.

Phân tích rõ những khó khăn, Bí thư Huyện uỷ nhấn mạnh, điều này đòi hỏi các tổ chức cơ sở đảng, các cơ quan, đơn vị phải phát huy vai trò, nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; nỗ lực phấn đấu, phát huy những kết quả đạt được của năm 2023, đề ra những giải pháp khắc phục hạn chế, khó khăn, để thực hiện hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Cùng với đó, trong năm 2024, huyện U Minh xác định sẽ tiếp tục huy động, lồng ghép, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các chương trình, dự án đầu tư phát triển ngư - nông - lâm nghiệp gắn với xây dựng cơ sở hạ tầng, nhằm phục vụ tốt đời sống, sản xuất và sinh hoạt của người dân./.

 

Trung Ðỉnh

 

Từng bước hoàn chỉnh hạ tầng thiết yếu trên tuyến kênh Lung Lá

Trước những hạn chế về hạ tầng thiết yếu trên tuyến kênh Lung Lá, thuộc địa bàn Khóm 5, phường Tân Xuyên, ngành chức năng thành phố cà Mau đã có những rà soát và định hướng trong thời gian tới nhằm đảm bảo ổn định đời sống người dân nơi đây.

Ðổi thay vùng đất anh hùng

Nguyễn Phích là 1 trong 31 xã được Chính phủ công nhận là xã An toàn khu của Trung ương trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ðây là cái nôi giàu truyền thống cách mạng, trong chiến tranh người dân không chỉ chung sức, đồng lòng nuôi chứa cán bộ cấp cao của Ðảng và Nhà nước mà còn anh dũng đứng lên đấu tranh để giành lấy độc lập, tự do cho quê hương, đất nước. Hoà bình lập lại, Nhân dân địa phương tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, tích cực ra sức phát triển kinh tế, chung tay cùng địa phương xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp.

Hiện đại đô thị Sông Ðốc

Thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời được biết đến là trung tâm kinh tế biển sầm uất nhất của tỉnh Cà Mau. Với vị trí đặc thù, nơi đây không chỉ là bến cảng tấp nập mà còn dần chuyển mình thành đô thị biển hiện đại. Sông Ðốc không ngừng phát triển về kinh tế, hạ tầng và đời sống người dân.

Mô hình cũ, hiệu quả mới

Xác định đảm bảo vệ sinh môi trường là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, huyện Phú Tân đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân xây dựng lò đốt rác quy mô nhỏ, đây được xem là giải pháp phù hợp với điều kiện ở các địa phương. Hội Nông dân xã Phú Mỹ là một trong những đơn vị triển khai thực hiện tốt phong trào này.

Bắc mới những nhịp cầu

Qua thời gian thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Hàm Rồng giữ vững 18/19 tiêu chí NTM và đạt 14/19 tiêu chí NTM nâng cao. Những năm qua, bên cạnh nguồn lực đầu tư của Nhà nước, địa phương tranh thủ các nguồn hỗ trợ của nhiều tổ chức, cá nhân để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó có xây dựng cầu nông thôn giúp người dân đi lại thuận tiện, dễ dàng hơn.

Kinh Hội - Nơi hội tụ dòng chảy lịch sử và văn hoá

Ðầu thế kỷ XX, phía hạ lưu ngã ba Tắc Thủ, theo dòng sông Ông Ðốc, nơi rừng Khánh Bình bạt ngàn xuất hiện một địa danh đặc biệt: Kinh Hội. Ðây không chỉ là con kênh đào phục vụ giao thông, sản xuất, mà còn là nơi ghi dấu hành trình khai hoang, lập nghiệp và truyền đời văn hoá của bao thế hệ người dân Cà Mau.

Trí Lực và Trí Phải tiến tới nông thôn mới nâng cao

Giai đoạn 2021-2025, huyện Thới Bình phấn đấu có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao là Trí Lực và Trí Phải. Ðến nay, 2 xã cơ bản hoàn thành các tiêu chí theo quy định.

Ðoàn kết xây dựng đời sống văn hoá

Những năm qua, việc triển khai thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” trên địa bàn huyện Thới Bình nói chung, thị trấn Thới Bình nói riêng được sự hưởng ứng tích cực từ các tầng lớp Nhân dân.

Gỡ khó để đảm bảo tiến độ về đích

Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), với quyết tâm cao, sự nỗ lực, cả hệ thống chính trị và Nhân dân, Cà Mau đã đạt kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, địa phương cũng đang gặp khó trong thực hiện 2 tiêu chí, số 18 và 19, ảnh hưởng đến tiến độ công nhận xã NTM và NTM nâng cao.

Nỗ lực hoàn thiện tiêu chí y tế

Y tế là 1 trong 3 tiêu chí xã Khánh An tập trung triển khai thực hiện quyết liệt, quyết tâm hoàn thiện trong năm 2025 để đưa xã về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao. Trong đó, chỉ tiêu về hộ dân tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) được xã quan tâm hàng đầu, kết hợp với tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, đạt chỉ tiêu đề ra.