ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 17-6-25 02:44:01
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tiết kiệm điện đúng cách để giảm chi phí

Báo Cà Mau Mô hình ấp, khóm văn hoá tiết kiệm điện được Điện lực huyện Năm Căn phát động 2 năm qua (2013 -2014), có 3 đơn vị được chọn làm điểm thực hiện mang lại hiệu quả là: khóm 2, thị trấn Năm Căn; ấp Chống Mỹ, xã Hàm Rồng và ấp 4, xã Hàng Vịnh. Điện lực Năm Căn đánh giá, nhận thức của người dân trong sử dụng các thiết bị về điện hiệu quả hơn, tránh hao hụt, lãng phí.

Mô hình ấp, khóm văn hoá tiết kiệm điện được Điện lực huyện Năm Căn phát động 2 năm qua (2013 -2014), có 3 đơn vị được chọn làm điểm thực hiện mang lại hiệu quả là: khóm 2, thị trấn Năm Căn; ấp Chống Mỹ, xã Hàm Rồng và ấp 4, xã Hàng Vịnh. Điện lực Năm Căn đánh giá, nhận thức của người dân trong sử dụng các thiết bị về điện hiệu quả hơn, tránh hao hụt, lãng phí.

Công tác tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng điện an toàn, hiệu quả, tiết kiệm là yêu cầu cần thiết hiện nay. Ðó cũng là lý do ngành điện đưa ra mô hình ấp, khóm văn hoá tiết kiệm điện nhằm tác động trực tiếp vào lợi ích kinh tế của người dân, vừa bảo đảm an toàn khi sử dụng điện, thân thiện với môi trường.

Tiết kiệm hiệu quả

Ông Huỳnh Thanh Hùng, Phó Giám đốc Ðiện lực Năm Căn, cho biết: “Mô hình tiết kiệm điện có ý nghĩa thiết thực. Các gia đình sẽ giảm chi phí sử dụng điện hằng tháng, đồng thời có ý thức cùng cộng đồng chung tay chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường. Còn ngành điện sẽ dư được sản lượng điện tiết kiệm chuyển đi khu vực còn thiếu điện, đây cũng là mục tiêu giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên của đất nước và giảm đi lượng khí thải độc hại ra môi trường”.

Ông Lai Hoàng Văn, ấp Chống Mỹ, xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn là một trong những hộ dân trong xã điển hình về tiết kiệm điện năm 2014.

Ông Lai Hoàng Văn, ấp Chống Mỹ, xã Hàm Rồng là 1 trong 3 hộ đại diện cho hơn 1.000 hộ dân ở 3 ấp, khóm thực hiện mô hình tiết kiệm điện được khen thưởng năm 2014. Ông Văn cho biết: “Trước đây gia đình sử dụng điện vô tội vạ, hễ chỗ nào cần sáng thì mắc bóng đèn, cũng không chọn lựa loại thiết bị nào tiết kiệm để xài. Khi anh em ở ngành điện lực phát tờ rơi hướng dẫn một số vấn đề về tiết kiệm điện, gia đình có ý thức hơn trong việc sử dụng điện. Năm 2013, có tháng tiền điện phải trả hơn 2 triệu đồng, thì nay có lúc giảm còn một nửa”.

Ông Văn cho biết thêm, sử dụng bóng đèn compact giảm lượng điện tiêu thụ khá lớn. Ngoài ra, tủ lạnh, máy lạnh để mức vừa phải, đồng thời trong quá trình sử dụng nên tắt những thiết bị không cần thiết. Từ những cách làm tưởng như đơn giản này mà gia đình ông Văn đã giảm được một khoản phí trong quá trình sử dụng điện, có tháng giảm gần 50%. Gia đình hiện sử dụng trên 20 bóng đèn, máy giặt, tủ lạnh và máy bơm nước... nhưng chi phí tiền điện mỗi tháng chỉ hơn 1,1 triệu đồng, có tháng cao hơn nhưng không vượt 1,4 triệu đồng.

Năm trước, những hộ tham gia tiết kiệm điện cũng đều lựa chọn phương án thay thiết bị giảm tải điện trong sinh hoạt gia đình, đồng thời thực hiện đầy đủ các lời khuyên của ngành điện trong quá trình sử dụng điện như: thay kịp thời những thiết bị hư hỏng trong gia đình gây hao tốn điện, cắt bỏ những dây điện cũ, thừa... Hoặc sử dụng máy bơm nước lựa chọn những máy có công suất vừa phải và có thêm chi tiết tiết kiệm.

Ông Huỳnh Thanh Hùng, chia sẻ: “Tiết kiệm không có nghĩa là không xài điện, mà xài hợp lý và nên tắt những thiết bị chờ không cần thiết, hay lựa chọn thiết bị điện tiết kiệm điện năng để xài. Ðồng thời, xét về sản lượng điện qua 1 năm sử dụng của hộ gia đình không giảm thiết bị xài, nhưng giảm được điện tiêu thụ. Ðây là những tiêu chí để chúng tôi xét khen thưởng cho các hộ dân. Mặc dù phần thưởng không là bao nhưng người dân rất phấn khởi”.

Hộ gia đình, ấp, khóm thực hiện mô hình tiết kiệm điện vừa được trang bị kiến thức về sử dụng điện an toàn, lựa chọn những thiết bị điện tiết kiệm được điện năng, vừa giảm chi phí mua điện. Hiện nay, về mặt bằng chung, đặc biệt sâu về vùng nông thôn, kiến thức sử dụng điện an toàn, tiết kiệm vẫn còn hạn chế. Ngành điện lực đang đứng trước khó khăn về lượng điện tiêu thụ không bảo đảm, trong khi lượng điện hao phí trong dân khá nhiều, tình trạng thiếu điện sử dụng và sản xuất khá phổ biến.

Ðây sẽ là chương trình giúp  ngành giảm bớt áp lực. Vì vậy, mô hình ấp, khóm văn hoá tiết kiệm điện cần đẩy mạnh nhân rộng đối với các địa phương khác trong thời gian tới, để Nhân dân được trang bị kiến thức sử dụng điện an toàn và hợp lý, nhất là trước tình hình tai nạn điện thường xuyên xảy ra như trong thời gian qua./.

Bài và ảnh: Thiên Kim

Liên kết hữu ích

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

Cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số

Xã Tân Hưng Tây là một trong những đơn vị được đánh giá cao về nỗ lực cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số (CÐS) ở huyện Phú Tân. Thời gian qua, công tác này của xã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, tạo sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.

Cà Mau xếp thứ hạng 28 về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)

Đó là kết quả vừa được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố vào ngày 6/5.

Tạo thuận lợi cho người dân làm TTHC

Thời gian qua, công tác cải cách hành chính (CCHC) được UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện Phú Tân quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, hoạt động.

Ðẩy mạnh cải cách hành chính song hành sắp xếp bộ máy

Phát huy kết quả đạt được đã qua trong công tác CCHC, bước sang năm 2025, Cà Mau tiếp tục đẩy mạnh đổi mới thể chế, sắp xếp bộ máy tinh gọn gắn với xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số, hướng đến kiến tạo một nền hành chính hiện đại, thân thiện và tận tâm phục vụ Nhân dân.