ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 6-5-25 11:18:48
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Cà Mau

Báo Cà Mau Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã tồn tại suốt hàng ngàn năm, là tín ngưỡng dân gian phổ biến ở nước ta theo cả chiều không gian và lịch đại. Ở khắp các địa phương trong cả nước, hầu như nơi nào có người Việt sinh sống là nơi đó có biểu hiện thờ cúng Hùng Vương gắn liền với việc thờ cúng tổ tiên trong các gia đình, cộng đồng, làng xã.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã tồn tại suốt hàng ngàn năm, là tín ngưỡng dân gian phổ biến ở nước ta theo cả chiều không gian và lịch đại. Ở khắp các địa phương trong cả nước, hầu như nơi nào có người Việt sinh sống là nơi đó có biểu hiện thờ cúng Hùng Vương gắn liền với việc thờ cúng tổ tiên trong các gia đình, cộng đồng, làng xã.

Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân (con trai của Kinh Dương Vương) kết hôn với Âu Cơ (con gái của vua Ðế Lai) sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con trai. Trong đó, 50 người theo cha xuống biển, 50 người theo mẹ lên núi. Người con cả theo mẹ lên vùng đất Phong Châu (nay là Phú Thọ) lập ra nước Văn Lang và được tôn làm Vua Hùng. Trải qua 18 đời Vua Hùng đã dạy dân trồng lúa nước và tôn thờ Thần Lúa, Thần Mặt trời. Từ thế kỷ thứ III trước Công nguyên, người Việt đã tổ chức thờ cúng các Vua Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh, nay là thôn Cổ tích, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

Điện thờ Hùng Vương tại ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình.

Số liệu thống kê đến nay cho biết, trong cả nước có hơn 1.400 di tích thờ Hùng Vương và các nhân vật liên quan đến thời đại Hùng Vương, trong đó tỉnh Phú Thọ có 326 di tích và nhiều di tích trải rộng ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước như: Bắc Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Lâm Ðồng, Bình Phước, TP Hồ Chí Minh, Ðồng Nai, Kiên Giang, Cà Mau…

Theo dấu chân những lớp người đi mở cõi về phương Nam, bên cạnh những phong tục, tập quán, tín ngưỡng truyền thống của quê hương, xứ sở, người Việt luôn đề cao ý thức dân tộc, nguồn gốc, tổ tiên của mình. Những câu cửa miệng thường được ông bà, cha mẹ dạy cho con cháu hằng ngày là “uống nước nhớ nguồn”, “ăn trái nhớ người trồng cây”, “chim có tổ, người có tông”… Vùng đất Cà Mau mặc dù mới được khai phá muộn màng, lại cách xa cái nôi của người Việt cổ hàng ngàn ki-lô-mét, nhưng việc thờ cúng Hùng Vương trong đời sống dân gian vô cùng phong phú, biểu hiện ở các hình thức: lập miếu, đền để thờ cúng; phối thờ trong đình thần, miếu thành hoàng; phối thờ trong miếu thờ cá ông, nơi thờ tự cộng đồng và thờ cúng ở gia đình.

Tại ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình có Ðền thờ Hùng Vương đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh từ năm 2011. Ðây là nơi diễn ra các hoạt động văn hoá, tín ngưỡng của Nhân dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận vào dịp Giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm. Những năm gần đây, cứ đến ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, có hàng ngàn lượt người từ các tỉnh ÐBSCL, TP Hồ Chí Minh và miền Ðông Nam Bộ về đây cúng bái, dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng.

Lễ Giỗ Tổ được tổ chức trang trọng với các nghi thức truyền thống, có lễ rước, lễ cúng và dâng hương. Vật phẩm dâng cúng thường có heo quay và heo sống, ngoài ra có xôi ngũ sắc và hương - đăng - trà - quả theo phong tục, trước đây không có bánh chưng, bánh dày nên Nhân dân gói bánh tét, bánh ít để thay thế. Phần hội được tổ chức với các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao thu hút sự tham gia của đông đảo Nhân dân địa phương. Ðền thờ Hùng Vương ở Tân Phú được xem làm một trong hai ngôi đền có niên đại lâu nhất ở ÐBSCL (ngôi đền kia thuộc tỉnh Kiên Giang), có dáng dấp mô phỏng các đền thờ ở TP Hồ Chí Minh, bên trong có tượng Hùng Vương cao 1,2 m, ngang 0,8 m, đặt trên bệ cao, hai bên có bàn thờ quan văn, quan võ. Trong điện thờ có câu đối “Thập bát đại khai cơ sáng nghiệp/ Tứ thiên niên kiến thiết bảo tồn”. Tạm dịch: Mười tám đời (Vua Hùng) dựng nước; Bốn ngàn năm (con cháu) giữ gìn.

Theo lời kể của các vị cao niên ở địa phương thì ngôi đền này đã có lịch sử trên 150 năm, ban đầu chỉ là một ngôi miếu nhỏ xây cất bằng cây tràm, lợp lá dừa nước, do một số người từ miền ngoài vào khai hoang lập nghiệp, mang theo tín ngưỡng thờ tổ tiên đã dựng lên để nhang khói. Người dân trong vùng quen gọi là “Miếu Ông Vua”, ngày trước ngôi miếu được cất quay mặt ra hướng sông Bạch Ngưu để thuận lợi giao thông đường thuỷ, trải qua những năm tháng chiến tranh đã nhiều lần bị đốt phá và phục dựng, đến năm 2006 mới được xây lại khang trang như ngày hôm nay.

Ðáng lưu ý là tại một số khu vực lân cận vùng này cũng có những “Miếu Ông Vua” tương tự, đó là: “Miếu Ông Vua” (Ðền thờ Vua) ở ấp 5, xã Tân Lộc Ðông; “Miếu Ông Vua” ở ấp 6, xã Tân Lộc Bắc; “Miếu Vua” ở ấp Tràm Thẻ, xã Tân Phú (huyện Thới Bình); “Miếu Ông Hoàng” ở ấp Tân Hiệp, xã An Xuyên (TP Cà Mau)… Ðền thờ Quốc mẫu Âu Cơ toạ lạc tại phường 9, TP Cà Mau thờ Quốc mẫu Âu Cơ, Quốc tổ Lạc Long Quân và các Vua Hùng, đây cũng là nơi tổ chức thờ cúng tổ tiên của đông đảo người dân địa phương.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương còn được biểu hiện dưới hình thức phối thờ tại một số đình thần, miếu thần hoàng bổn cảnh, bên cạnh “thần hoàng” là đối tượng được thờ tự chính trong các đình, miếu, một số nơi còn lập bàn thờ trang trọng để thờ Hùng Vương. Ngoài ra, một số miếu thờ cá ông (Lăng Ông Nam Hải) cũng có lập bàn thờ Hùng Vương. Phía trong Lăng Ông Nam Hải tại Hòn Ðá Bạc, ngoài bộ xương cá ông (cá voi) và bàn thờ “Nam Hải Ðại Tướng quân” ở chính diện, gian bên trái bố trí bàn thờ “Ðức Vua Hùng” được nhang khói thường xuyên.

Hình thức thờ “cửu huyền thất tổ” trong một số gia đình với tâm thức hướng về ông bà quá cố, chính là sợi dây tâm linh kết nối những người còn sống với tổ tiên mình. Ngày Tết Nguyên đán, ngày hiếu, ngày hỷ thường có mâm cơm cúng ở bàn thờ tổ tiên… Bên cạnh đó, nhiều công trình, địa điểm, trường học, đường phố mang tên Hùng Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ cũng là một cách để tưởng nhớ, hướng về tổ tiên, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

Ngày 6/12/2012, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO công nhận là “Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại”. Ðây là ghi nhận của thế giới đối với một tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời cũng đặt ra vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị của di sản ở các địa phương trong thời gian tới./.

Bài và ảnh: Nguyễn Phú Hưng

Thi đua vì sức khoẻ Nhân dân

Thực hiện Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 và các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội do HÐND, UBND tỉnh, Bộ Y tế giao hằng năm, ngành y tế Cà Mau xác định công tác thi đua, khen thưởng là một trong những giải pháp quan trọng, nhằm khơi dậy tinh thần trách nhiệm, phát huy sức mạnh đoàn kết, khuyến khích đổi mới, sáng tạo, cống hiến của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ Nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới.

Nghĩa tình từ những căn nhà Ðồng đội

Thời gian qua, phong trào xây dựng nhà Ðồng đội cho hội viên cựu chiến binh (CCB) có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở luôn được Hội CCB các cấp TP Cà Mau triển khai và thực hiện rất hiệu quả. Mỗi năm, những căn nhà tạm bợ, xiêu vẹo trong hội viên dần được thay thế bằng những căn nhà Ðồng đội khang trang, ấm áp.

Tìm giải pháp căn cơ phát triển thị trường khoa học và công nghệ

Thị trường khoa học và công nghệ (KH&CN) là nơi diễn ra các giao dịch mua bán các sản phẩm KH&CN (bản quyền, bí quyết, sáng kiến và các dịch vụ liên quan đến hoạt động KH&CN). Phát triển thị trường KH&CN sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, chất lượng hàng hoá, dịch vụ và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Tuy nhiên, tỉnh Cà Mau phát triển thị trường KH&CN vẫn chưa được đồng bộ trên nhiều lĩnh vực.

Chuyến xe thiện nguyện

“Chị không mê gì, chỉ mê làm từ thiện. Có phước là có tiền, nhưng có tiền phải song hành với phước”, chị Trần Ngọc Vẹn, thành viên cốt cán của Nhóm thiện nguyện Ánh Ðạo Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời), chia sẻ với chúng tôi khi bắt đầu câu chuyện về hành trình thiện nguyện của nhóm và những chuyến xe cứu thương cứu sống bao nhiêu con người khốn khó.

Nữ sinh viên học giỏi, gương mẫu trong công tác Ðoàn

Sinh ra và lớn lên trong gia đình có cả cha lẫn mẹ đều là viên chức ngành giáo dục ở Ấp 4, xã Khánh An, huyện U Minh, kinh tế không mấy dư dả, nhưng Nguyễn Yến Ngọc, sinh viên Khoa Thương mại, Trường Ðại học Tài chính - Marketing TP Hồ Chí Minh, là niềm tự hào của gia đình, thầy cô và bạn bè. Trong 4 năm học đại học, năm nào Yến Ngọc cũng được học bổng, với thành tích xuất sắc trong học tập và trở thành sinh viên ưu tú của trường.

Tận tâm vì chị em

Với vai trò và tinh thần trách nhiệm, đặc biệt là bằng tấm lòng, nhiều cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) của TP Cà Mau đã tận tâm cống hiến cho công tác hội, vì sự phát triển của phụ nữ, cũng như tích cực các hoạt động an sinh xã hội, hướng đến chăm lo cho phụ nữ hoàn cảnh khó khăn.

Ðẩy mạnh triển khai nhà ở xã hội

Thực hiện Ðề án “Ðầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” của Chính phủ, tỉnh Cà Mau được Thủ tướng Chính phủ giao thực hiện 2.900 căn đến năm 2030. Dự án nhà ở xã hội Khóm 5, Phường 9, TP Cà Mau đã và đang được triển khai, là một trong những dự án trọng điểm góp phần thực hiện chỉ tiêu Chính phủ giao.

Lan toả yêu thương với "Tủ 0 đồng"

Với phương châm “Ai có đến ủng hộ - Ai cần hãy đến lấy”, từ đầu năm đến nay, Phòng Ðiều dưỡng và Công tác xã hội, Bệnh viện Ða khoa Trần Văn Thời đã kết nối với các nhà hảo tâm, chung sức cùng cán bộ, nhân viên bệnh viện thành lập "Tủ 0 đồng", chia sẻ khó khăn với thân nhân, bệnh nhân hoàn cảnh khó khăn khi đến khám, điều trị bệnh tại bệnh viện.

Vốn vay nước sạch - Nâng chất cuộc sống nông thôn

Những năm qua, chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT) của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Cà Mau đã giúp hàng ngàn hộ dân có cơ hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để cải thiện điều kiện sống. Nhờ nguồn vốn này, nhiều gia đình đã xây dựng công trình nước sạch, hệ thống xử lý nước thải và nhà vệ sinh đạt chuẩn, góp phần nâng cao chất lượng môi trường, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

Cô Ðặng Thị Mộng Nhi – “Ðoá sen” giữa vùng đất khó

Vùng đất Ngọc Hiển xa xôi, nơi hành trình tìm con chữ còn nhiều gian nan, cô Ðặng Thị Mộng Nhi như đoá hoa sen toả ngát hương thơm, mang tri thức đến bao thế hệ học trò. Không chỉ là giáo viên dạy tốt, cô Nhi còn là người mẹ thứ hai, bạn đồng hành, truyền lửa đam mê, chắp cánh ước mơ cho những mảnh đời còn nhiều thiếu thốn.