ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 21-7-25 07:58:51
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tính chiến đấu - sợi chỉ đỏ xuyên suốt của báo chí cách mạng

Báo Cà Mau

Bài 2: In dấu chặng đường vẻ vang

>>Bài 1: Vũ khí sắc bén trong sự nghiệp “phò chính, trừ tà”

Trưởng thành cùng bao thăng trầm của đất nước, vượt qua gian khổ, hiểm nguy, lớp lớp người làm báo vẫn ngời sáng tinh thần chiến đấu, thực sự là một “binh chủng” đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại. Trong thời bình, các thế hệ người làm báo lại tiếp tục bám trụ trên tuyến đầu của BCCM, kiên quyết chống “thù trong, giặc ngoài”bằng ngòi bút sắc bén, dệt nên chặng đường lịch sử vẻ vang, đáng tự hào của BCCM.

Di ảnh ông Lữ Anh Dồi và nhiều bài báo, sách viết về vụ án của ông sau khi Tòa án quân sự Quân khu 9 xử sơ thẩm. Ảnh: T.VŨ (plo.vn)

Báo chí rực lửa chiến đấu

Từ khi ra đời, Bảo tàng Báo chí Việt Nam trở thành ngôi nhà di sản của các thế hệ người làm báo, nơi lưu giữ và trưng bày trên 35.000 tài liệu, hiện vật qua các thời kỳ của nền báo chí Việt Nam. Và trong ký ức vĩnh cửu đó, có sự hiện diện thiêng liêng của hơn 500 nhà báo liệt sĩ – những người đã đổ máu, hy sinh trên con đường đưa thông tin, hình ảnh tới độc giả.

Qua hai cuộc chiến tranh vệ quốc, rất nhiều nhà báo đi theo tiếng gọi non sông, tỉnh Minh Hải (Cà Mau, Bạc Liêu) cũng không ngoại lệ. Báo chí Đảng bộ tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu là con đẻ của phong trào cách mạng, là vũ khí đấu tranh tư tưởng sắc bén, có hiệu quả, góp phần quan trọng vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang. Ở đó có sự dũng cảm, mưu trí, kiên gan không sợ hiểm nguy, thậm chí hy sinh của bao thế hệ nhà báo trong bom gào, đạn xé để làm tròn sứ mệnh thiêng liêng. Hoạt động cách mạng lẫy lừng rồi anh dũng ngã xuống, chuyến tác nghiệp không về của các nhà báo - liệt sĩ, AHLLVTND Phan Ngọc Hiển, Trần Ngọc Hy, Nguyễn Mai; nhà báo, liệt sĩ Trần Thanh Tùng… và còn nhiều nữa như “hoá thành bất tử” trong tim các thế hệ đồng nghiệp, độc giả.

Nhà báo Phan Ngọc Hiển có một sự nghiệp báo chí tiên tiến, là nhà báo tài năng và tâm huyết. Tác phẩm của ông có sức chiến đấu đầy máu lửa, luôn đương diện chống kẻ thù, chống chế độ thực dân phong kiến và khát khao đòi áo ấm cơm no cho đồng bào, đòi độc lập dân tộc, giải phóng giai cấp cần lao, xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ. Nhà báo Trần Ngọc Hy trong lao tù cùng cực, vượt qua những “mưu hèn kế bẩn” của kẻ thù, vẫn một lòng thủy chung với Đảng với Nhân dân. Nhà báo Nguyễn Mai dù có thể thoát thân an toàn vẫn chọn đứng lên chiến đấu để bảo vệ người dân bị ức hiếp, bảo vệ lẽ phải. Bọn lính tràn lên, xả đạn… ông hy sinh để những người dân được sống. Người sau gọi cuộc đọ súng đó là “Tác phẩm viết bằng máu” của nhà báo anh hùng này.

Một đồng nghiệp tiền bối đáng kính khác của làng báo Cà Mau - Bạc Liêu là Trần Thanh Tùng (Trần Minh Họt). Thời điểm giặc Mỹ bình định ác liệt nhất (1970), tiểu ban Thông tấn báo chí về bám trụ tại ngọn Rạch Láng (huyện Cái Nước). Trong trận càn lớn của địch có trực thăng chiến đấu, trực thăng chở quân, phản lực, pháo bầy…ông bị thương, sau đó hy sinh. Anh em trong Tòa soạn Báo Cà Mau và Tạp chí văn nghệ Lúa Vàng cùng bà con xóm Vịnh Dừa mai táng ông trong đêm tối nặng nề, đau thương và xúc động. Nếu ví bức tranh lịch sử Báo chí Đảng bộ Cà Mau, Bạc Liêu có nhiều sắc hoa thì sắc hoa ấy được tô thắm bằng cả máu của những nhà báo - chiến sĩ - những người con anh hùng đã tạo nên một khí phách phi thường.

Nguyên Tổng Biên tập Báo Bạc Liêu - Hàn Ái Tiến tặng quà lưu niệm cho nhà báo Phạm Văn Tri. Ảnh: C.T

Nối dài sức sống trăm năm

Giai đoạn lịch sử từ khi được sáng lập đến năm 1975 đất nước giành được hòa bình, non sông thu về một mối, dưới sự lãnh đạo của Đảng và đùm bọc, che chở của Nhân dân, công tác báo chí, tuyên truyền không ngừng trưởng thành và lớn mạnh, trở thành cánh tay đắc lực đem đến thắng lợi cho phong trào cách mạng. Thành công của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, dẫn đến sự thống nhất đất nước ta, có sự đóng góp to lớn của sự nghiệp báo chí.

Dẫn chứng thêm điều này, đồng chí Huỳnh Văn Đảm - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bạc Liêu phân tích: “Sáng 30/4/1975, trong cuộc đấu lý giữa đồng chí Năm Quân, Tư Hồng và ông Thích Hiển Giác với đại tá tỉnh trưởng Nguyễn Ngọc Điệp, đại biểu ta nêu nhiều lý do buộc chúng phải cúi đầu. Trong đó, có một lý do đặc biệt là thông tin về việc miền Tây và Sài Gòn chưa được giải phóng, nhưng đại quân giải phóng đã áp sát Sài Gòn, buộc chúng phải đuối lý và chấp nhận đầu hàng vô điều kiện”. Sự đầu hàng của Ngọc Điệp cho thấy, các đồng chí trong đoàn ta đã vận dụng sáng tạo tin tức từ báo chí làm giảm áp lực để giành chính quyền không đổ máu lần thứ 2 trong lịch sử tỉnh nhà.

Sau ngày 30/4/1975, đất nước độc lập bước vào xây dựng đời sống mới, nêu cao tinh thần tự lực tự cường, Báo Minh Hải lúc bấy giờ kịp thời nâng chất đội ngũ, nội dung tờ báo để ngang tầm nhiệm vụ. Đặc biệt, trong thời kỳ đầu của đổi mới, lấy xây” đi đôi với “chống” – được xem là thời làm báo gian khó nhưng đầy chất “thép”. Việc tác nghiệp, phát hành tờ báo chưa bao giờ dễ dàng, nhiều lần có lệnh “ngưng”, nhưng làng báo Minh Hải đã xuất hiện nhiều nhà báo vì lẽ phải, vì công lý – đã không ngừng đấu tranh cho chân lý và sự thật. Nổi bật nhất, phải nói đến vụ việc góp phần cùng cơ quan tố tụng các cấp làm rõ cái chết oan của Thiếu úy Lữ Anh Dồi. Vụ án bị ém nhẹm, giấu kín trong bóng tối suốt hàng chục năm được đưa lên mặt báo qua loạt 8 kỳ điều tra và nhiều ý kiến bạn đọc. Cuối cùng, kẻ chủ mưu, tên thủ ác phải đền tội; Thiếu úy Lữ Anh Dồi được truy tặng danh hiệu liệt sĩ.

Vụ án Lữ Anh Dồi, công của báo chí không nhỏ! Vụ án gây tiếng vang trên cả nước và được viết sách: Ai giết Lữ Anh Dồi - NXB Tổng hợp An Giang xuất bản năm 1988, tác giả là nhà báo nữ Ngô Hoàng Giang. Đặc biệt, Đại tá Hồ Minh Tiến (Nguyên Chánh án Tòa án quân sự Quân khu 9, chủ tọa phiên tòa sơ thẩm) viết lời giới thiệu cho cuốn sách. Ngày ấy, Quyền Tổng Biên tập Báo Minh Hải - Phạm Văn Tri là người trực tiếp chỉ đạo phóng viên viết bài phản ánh về nỗi oan khuất của Thiếu úy công an – đây là tờ báo đầu tiên điều tra vụ việc sau đó mới lan ra cả nước.

Báo đảng địa phương bằng sự chính trực và tinh thần chiến đấu cao còn liên tục gây ấn tượng khi hàng loạt vụ bê bối trong tỉnh được phanh phui như: vụ phá rừng đặc dụng để làm rẫy; tham ô ở các công ty lương thực, vật liệu xây dựng, chất đốt; khuất tất ở Ty Thương nghiệp; tiêu cực tại các HTX; “Cò” tín dụng… Và rất nhiều vụ tiêu cực khác như vụ án Cimexcol, vụ tiêu cực ở HTX nông nghiệp Vĩnh Thuận (Thị xã Bạc Liêu). Cũng vì không chịu “đánh trống, bỏ dùi”, hầu hết các vụ điều tra, đấu tranh của báo đều thu được kết quả tốt. Như sau loạt bài “Chuyện xe - nhà - vuông tôm” ở huyện Đầm Dơi, chính quyền đã nhận lỗi và hứa cố gắng sửa chữa, khắc phục hậu quả. Hàng trăm vụ việc tiêu cực được đưa lên báo mà không có vụ việc nào xảy ra là chống tiêu cực sai trái, nhờ đó được đa số lãnh đạo các cấp và công chúng ủng hộ.

Vững tiêu chí của người làm báo cách mạng, kiên định mục tiêu chiến đấu, trải qua giai đoạn phát triển dài về sau, tinh thần này vẫn được báo chí Cà Mau, Bạc Liêu vẹn giữ. Không ngại va chạm, dấn thân điều tra, phanh phui nhiều vụ việc “nặng ký”… Sự hăm he, đe dọa, mua chuộc, cám dỗ của những đối tượng bị phanh phui tiêu cực... cũng chưa làm một biên tập viên, phóng viên nào sa ngã, chùn bước bỏ cuộc.

Thanh Hải

Xã Vĩnh Lợi nỗ lực thực hiện 2 nhiệm vụ lớn

Xã Vĩnh Lợi đang vận hành mô hình chính quyền 2 cấp một cách đồng bộ, bảo đảm sắp xếp lại theo hướng tinh gọn, hiệu quả phục vụ Nhân dân. Song song đó, công tác chuẩn bị Ðại hội Ðảng bộ xã nhiệm kỳ 2025-2030 đang được triển khai khẩn trương, theo đúng chỉ đạo của tỉnh và sát với tình hình thực tiễn địa phương.

Ðồng vốn thắm nghĩa tình đồng đội

Trong chiến tranh, những người lính năm xưa đã đoàn kết, kề vai sát cánh đánh đuổi kẻ thù, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Hoà bình lập lại, những người lính ấy tương trợ, giúp đỡ nhau bằng nhiều phong trào, hoạt động nghĩa tình. Trong đó, mô hình “Cựu chiến binh (CCB) góp vốn giúp nhau” hay Quỹ Ðồng đội của Chi hội CCB ấp Nguyễn Huế (xã Biển Bạch) là hoạt động đầy ắp nghĩa tình.

Các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2025)

Thực hiện Thông báo số 18-TB/TU ngày 11/7/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng năm 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2025).

Những giá trị lịch sử mãi trường tồn

Đảng và Nhà nước ta đang triển khai nhiều hoạt động chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9. Với dã tâm chống phá Việt Nam, trên nền tảng mạng xã hội, các thế lực thù địch đang tăng cường lan truyền các bài viết, thông tin xuyên tạc sự kiện lịch sử này với nhiều chiêu thức tinh vi.

Đổi mới kiểm tra, giám sát đáp ứng yêu cầu xây dựng Đảng

“Sự chuyển động quyết liệt của cả hệ thống chính trị thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy, vận hành chính quyền địa phương hai cấp, đặt ra yêu cầu rất cao đối với công tác kiểm tra, giám sát. Việc đổi mới mạnh mẽ tư duy và phương thức kiểm tra, giám sát là đòi hỏi tất yếu, cấp bách trong giai đoạn cách mạng hiện nay”, đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương, nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc tập huấn về công tác kiểm tra, giám sát năm 2025, sáng 14/7.

Ý Đảng - lòng dân hoà quyện

Ít ai biết, trước đây, huyện Phú Tân (cũ) cũng có xã Nguyễn Việt Khái. Thế nhưng địa điểm Khu Di tích Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Nguyễn Việt Khái lại thuộc địa bàn xã Tân Hưng Tây (cũ). Sau sáp nhập, xã Nguyễn Việt Khái mới gồm các xã Rạch Chèo, Tân Hưng Tây, Việt Thắng đã cùng mang tên người anh hùng của quê hương với niềm vinh dự, sự tự hào trọn vẹn.

Đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh uỷ giữ chức Bí thư Đảng uỷ Quân sự tỉnh Cà Mau, nhiệm kỳ 2025-2030

Chiều 11/7, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập Đảng bộ Quân sự tỉnh Cà Mau, nhiệm kỳ 2025-2030. Đến dự hội nghị có Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải; Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Huỳnh Quốc Việt.

Phiên họp đầu tiên về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực sau hợp nhất

Chiều 11/7, Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh Cà Mau sau khi hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau. Dự họp có đồng chí Huỳnh Quốc Việt, Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh cùng các thành viên Ban Chỉ đạo.

Tăng cường hiệu quả hoạt động công đoàn trong giai đoạn mới

Chiều 10/7, Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động (LĐLĐ)  tỉnh Cà Mau (mới) khoá XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 tổ chức hội nghị Ban Chấp hành lần thứ Nhất sau hợp nhất LĐLĐ hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.

Kiên quyết không để lọt vào cấp uỷ khóa mới những cán bộ suy thoái, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Đó là nhấn mạnh của đồng chí Phan Đình Trạc, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 ngành Nội chính Đảng và quán triệt, triển khai thực hiện kết luận chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư về công tác nội chính; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp, vào sáng 10/7.