ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 5-2-25 04:52:27
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tỉnh táo trước quảng cáo thuốc điều trị Covid-19

Báo Cà Mau (CMO) Hiện nay, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều loại sản phẩm, bài thuốc được mọi người đồn thổi có tác dụng trong việc phòng ngừa, điều trị Covid-19. Tuy nhiên, để đảm bảo cho sức khoẻ, nhất là trong thời điểm dịch bệnh, người dân cần lựa chọn, tiếp nhận những nguồn thông tin đã được kiểm chứng từ các cơ quan Nhà nước.

Bài thuốc đông tây y kết hợp, thực phẩm chức năng xuyên tâm liên, thậm chí là các loại gia vị có trong gian bếp, như gừng, sả, chanh, tỏi... hàng ngày bỗng chốc trở thành “thần dược” chỉ qua vài dòng đăng tải, hay toa thuốc ghi chú chằng chịt. Chẳng có cơ sở khoa học, thế nhưng, những bài viết như trên lại xuất hiện ngày càng nhiều.

Trở thành từ khoá “hot” nhất trên cộng đồng mạng, nhiều nhóm, hội bán xuyên tâm liên và các chế phẩm từ xuyên tâm liên xuất hiện: Chợ mua bán xuyên tâm liên thời Covid-19; Xuyên tâm liên điều trị bệnh nhân Covid-19; Hội những người săn tìm xuyên tâm liên.

Nhiều nhóm hội, trang lập ra nhằm mục đích quảng cáo bán xuyên tâm liên.

Theo đó, các trang này đều hoạt động ở chế độ công khai và sở hữu lượt theo dõi lớn. Kèm theo mỗi bài đăng là hình ảnh cây giống, xuyên tâm liên sấy, tươi, bào chế vo viên thô, cao, viên sủi, viên nén, trà... Mỗi nơi mỗi giá, thế nhưng, đặc điểm chung của những trang này đều khẳng định “đây là sản phẩm được Bộ Y tế khuyên dùng, có khả năng trong việc phòng, điều trị Covid-19”.

Vừa qua, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đăng tải cảnh báo giả mạo đối với 2 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ: Xuyên tâm liên CV19 tỏi đen mang logo Toàn Lộc và Xuyên tâm liên kim ngân hoa logo Nhất Lộc. Hai sản phẩm trên đều chưa đăng ký bản công bố, thông tin sai lệch về công dụng trong việc “kháng vi-rút, kháng Covid-19, phòng chống Covid-19”.  Ðến nay, đối với Covid-19 vẫn chưa có thuốc đặc trị.

Trao đổi về công dụng của xuyên tâm liên, Lương y Nguyễn Kỳ Nam, Phó chủ tịch Hội Ðông y - Hội Châm cứu tỉnh Cà Mau, cho biết: “Xuyên tâm liên thuộc họ ô rô, còn có tên công cộng, cây lá đắng... là dược liệu tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, chỉ thống. Dùng trong những trường hợp lỵ cấp tính, viêm ruột và dạ dày, cảm mạo, phát sốt, viêm họng, viêm phổi, cải thiện chức năng miễn dịch nên thường được ví như kháng sinh đông y”.

Như vậy, xuyên tâm liên chỉ có tác dụng thuyên giảm các triệu chứng mà bệnh nhân Covid-9 mắc phải, như ho, sốt, viêm họng (mức độ nhẹ) chứ không có tác dụng điều trị Covid-19 như mọi người vẫn đồn thổi. Tuy nhiên, nếu dùng trong thời gian dài có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, tê chân tay, ảnh hưởng tới thận. Mặt khác, người đang dùng thuốc chữa cao huyết áp, hạ đường huyết hoặc có vấn đề thận, gan, người tỳ vị hư hàn không nên dùng.

Ngoài xuyên tâm liên thì nhiều bài thuốc, phương thuốc dân gian “cây nhà lá vườn” được nhiều người triệt để áp dụng. Phổ biến nhất là nấu chanh, sả, gừng uống và xông mũi hàng ngày.

Chưa biết thực hư ra sao, nhưng trên mạng xã hội lại xuất hiện video ngắn, với dòng trạng thái “mẹ mình uống chanh sả gừng kết quả là chóng mặt, nôn ói, mệt mỏi. Khi ra nhà thuốc thì người bán thuốc sau khi nghe triệu chứng thì bảo là do uống chanh sả gừng, đã có nhiều người tương tự mắc phải”.

 “Những bài thuốc xông và uống thường chỉ có tác dụng tăng sức đề kháng nhưng với liều lượng, tần suất hợp lý. Việc lạm dụng các bài thuốc không có hiệu quả trong việc điều trị Covid-19 mà ngược lại sẽ dẫn đến mất nước, táo bón, ngộ độc. Người dân nên chọn lọc thông tin để phòng dịch an toàn, khoa học cho bản thân và gia đình”, Lương y Nguyễn Kỳ Nam khuyến cáo.

Hiện nay, đối với tình trạng người dân tự ý mua thuốc, trữ thuốc, sử dụng nhiều loại thực phẩm chức năng với mục đích phòng ngừa Covid-19, Bác sĩ CKI Lê Văn Phía, Phó trưởng khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Ða khoa tỉnh, cho biết: “Mỗi người mỗi thể trạng khác nhau, việc tự ý dùng thuốc không đúng liều lượng, không phù hợp với cơ thể sẽ gây ra hiện tượng sốc thuốc, dị ứng, nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng. Ðiều trị Covid-19 đối với người bệnh phải tuân thủ theo phác đồ của Bộ Y tế.  Mỗi cá thể sẽ có hướng điều trị khác nhau. Ðiều trị bệnh nhân Covid-19 đồng nghĩa là điều trị triệu chứng bộc phát theo từng giai đoạn, khi dùng thuốc phải được sự đồng ý của bác sĩ chỉ định”.

Giữ thái độ bình tĩnh, theo dõi sức khoẻ tại nhà, không đặt niềm tin vào những thông tin thất thiệt, vô căn cứ khoa học. Biện pháp phòng ngừa an toàn nhất trong thời điểm này vẫn là tiêm vắc-xin, ăn uống, sinh hoạt điều độ và tuân thủ các biện pháp 5K nơi công cộng./.

 

Ngô Nhi

 

Liên kết hữu ích

Nâng tầm y tế cơ sở

Thời gian qua, hệ thống y tế ở địa phương chủ động đầu tư, tiếp nhận chuyển giao nhiều kỹ thuật quan trọng trong hoạt động chuyên môn, nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Việc đầu tư kỹ thuật mới không chỉ nâng tầm, tạo thương hiệu, uy tín cho đơn vị y tế mà còn giúp người dân tiết kiệm thời gian, chi phí trong khám và điều trị bệnh.

Tận tâm với nghề y

24 năm gắn bó với nghề, Bác sĩ CKI Nguyễn Hữu Ðặng, Trưởng trạm Y tế xã Khánh Thuận, huyện U Minh, làm việc bằng tâm huyết và tinh thần trách nhiệm cao. Trong quá trình công tác, Bác sĩ Ðặng luôn hết mình vì người bệnh, tận tâm với sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ Nhân dân, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trị liệu nghệ thuật

Trị liệu nghệ thuật là phương pháp sử dụng nghệ thuật như công cụ hữu ích để bệnh nhân cải thiện về tinh thần, cảm xúc, được ứng dụng trong can thiệp phục hồi chức năng (PHCN). Bằng hình thức thực hiện các hoạt động như: vẽ tranh, tô màu, nặn đất sét, âm nhạc và nhảy múa, hay kể chuyện bằng hình ảnh..., trị liệu nghệ thuật được xem như cách chữa lành tâm lý, giúp bệnh nhân cải thiện khả năng điều khiển bàn tay và ngón tay, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả điều trị.

Tìm hiểu “hội chứng màn hình xanh”

Ngày nay, công nghệ đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, nhưng mặt trái của nó cũng dần lộ diện với những vấn đề tâm lý ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Một trong số đó là “hội chứng màn hình xanh”, đây không phải là một khái niệm chính thức trong y khoa, nhưng nó đang được dùng để mô tả những hệ luỵ về sức khoẻ tâm lý và thể chất khi thời gian sử dụng các thiết bị điện tử vượt quá giới hạn.

Ra quân kiểm tra an toàn thực phẩm dịp tết

Để đảm bảo an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, sáng nay (9/1), Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm ra quân kiểm tra một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn TP Cà Mau.

Họp đoàn kiểm tra liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa lễ hội xuân 2025, sáng nay (8/1), Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm tổ chức họp triển khai công tác kiểm tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Can thiệp sớm trẻ chậm nói

"Hiện nay, tình trạng trẻ chậm nói khá phổ biến, do bẩm sinh, hoặc môi trường xung quanh. Các dấu hiệu thường khó nhận diện, do phụ huynh chưa nắm rõ các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ. Các bé được đưa đến đây khám chủ yếu bị rối loạn ngôn ngữ, khó giao tiếp bằng ngôn ngữ, hạn chế khả năng tiếp thu...", Bác sĩ Ninh Thị Minh Hải, Phòng Âm ngữ trị liệu, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, thông tin.

Ðồng hành can thiệp sớm trẻ có vấn đề phát triển

Ở nước ngoài, các gia đình có trẻ gặp vấn đề về phát triển rất quan tâm và nhiệt tình tham gia các nhóm hỗ trợ để thay đổi năng lượng của bản thân, muốn được cung cấp năng lượng tích cực cũng như những kiến thức hữu ích nhằm giúp trẻ nhỏ điều trị bệnh, hoà nhập với cộng đồng tốt hơn. Tuy nhiên, với văn hoá Á Ðông như ở Việt Nam nói chung và các tỉnh xa xôi như Cà Mau nói riêng, vấn đề này khá nhạy cảm, khiến các bậc phụ huynh khó thể mở lòng chia sẻ. Nếu cha mẹ không vững vàng thì việc điều trị bệnh cho trẻ cũng gặp nhiều khó khăn. Vì thế, Tổ chức phi lợi nhuận "Sống cùng tự kỷ" đã kết hợp với Tổ chức phi lợi nhuận "Y học cộng đồng" tổ chức nhóm tương trợ phụ huynh, dành cho gia đình của trẻ có vấn đề về phát triển.

Hướng tới phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh

Tại hội nghị tổng kết công tác y tế năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025, vào chiều 3/1/2025, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân khẳng định, tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện để phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh.

Đảm bảo cung cầu, ổn định thị trường dịp cuối năm

Theo đánh giá chung của ngành chuyên môn, mặc dù bối cảnh tình hình chính trị thế giới có nhiều bất ổn, tuy nhiên, trong năm 2024 kinh tế nước ta tiếp tục phục hồi và có bước tăng trưởng khả quan. Theo đó, tại tỉnh Cà Mau, tình hình cung, cầu các mặt hàng thiết yếu trong dịp cuối năm 2024 cũng được đảm bảo, nguồn hàng hoá dồi dào, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân, không xảy ra tình trạng sốt giá.