ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 07:39:57
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Toàn dân phòng cháy, chữa cháy

Báo Cà Mau Phát huy sức mạnh tổng hợp phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ, thời gian qua, huyện Ngọc Hiển nhân rộng mô hình Tổ liên gia an toàn PCCC. Người dân nâng cao ý thức, trách nhiệm, tích cực hỗ trợ PCCC và cứu nạn, cứu hộ ngay ở giai đoạn ban đầu, hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản, góp phần đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương.

Chợ Ông Trang, xã Viên An, tập trung đông hộ dân sinh sống, buôn bán, nguy cơ cháy nổ rất cao. Ðầu năm 2022, mô hình Tổ liên gia an toàn PCCC được triển khai với 16 hộ dân tham gia, phát huy hiệu quả phương châm “4 tại chỗ”. Trước đây xem công tác PCCC là nhiệm vụ của lực lượng chức năng, nay người dân trên địa bàn đã thay đổi nhận thức, xác định đây là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người, mọi nhà.

Công an xã hướng dẫn ông Vương Thành Long, kinh doanh tại chợ Ông Trang, xã Viên An, sử dụng bình chữa cháy.

Tham gia mô hình, mỗi hộ trang bị bình chữa cháy xách tay, các dụng cụ dùng phá dỡ (xà beng, kìm cộng lực, búa...) và lắp chuông, nút ấn báo cháy. Các phương tiện được bố trí ngay ngắn, không cản trở lối đi lại của người dân nhưng cũng đảm bảo thuận tiện sử dụng. Chuông báo được kết nối liên thông để khi có sự cố xảy ra, chỉ cần 1 hộ bất kỳ nhấn nút, toàn bộ chuông tại các hộ gia đình khác đều reo, giúp ứng cứu nhanh chóng.

Là người khởi xướng mô hình, ông Dương Văn Sáu, Tổ trưởng Tổ liên gia an toàn PCCC ấp Ông Trang, cho biết: “Hơn 10 năm trước, do chập điện, chợ Ông Trang xảy ra vụ cháy rất lớn. Tuy không thiệt hại về người nhưng tài sản tổn thất hàng tỷ đồng. Khi triển khai mô hình Tổ liên gia, ai cũng hiểu mình là người hưởng lợi trực tiếp nên đồng tình, ủng hộ rất cao. Hằng tháng, chúng tôi duy trì đến từng hộ kiểm tra hệ thống báo cháy. Các thành viên trong tổ rất yên tâm, nếu xảy ra sự cố, chỉ cần ấn chuông, các hộ lân cận đều biết để chủ động bảo đảm an toàn”.

Nút ấn báo động được lắp trong nhà, tạo thuận tiện cho hộ dân sử dụng khi cần thiết.

Ông Vương Thành Long (DNTN Long Phụng) đã có 30 năm buôn bán tại chợ Ông Trang. Gian trước ông tận dụng để kinh doanh các mặt hàng phụ liệu may mặc, mỹ phẩm, hoa giả... phía sau dùng để ở. Nhận thức rõ những mặt hàng của gia đình bán rất dễ cháy và nếu xảy ra hoả hoạn sẽ rất nguy hiểm, nên ông đăng ký tham gia tổ và tự trang bị bình chữa cháy, chuông báo, vòi phun nước, cửa thoát hiểm theo yêu cầu.

Ông Long cho rằng, chi phí lắp đặt hệ thống hơn 1,5 triệu đồng/hộ, phù hợp với những hộ kinh doanh; nếu được nhân rộng đến tất cả hộ, hiệu quả PCCC sẽ rất cao.

Theo ông Ðặng Thanh Tùng (DNTN tiệm vàng Thanh Tùng), chợ Ông Trang, quy ước của mô hình, ngoài báo động trong PCCC, hệ thống chuông còn có tác dụng nhấn báo động trợ giúp, ứng cứu. Nếu một trong các gia đình phát hiện có kẻ gian đột nhập hoặc cần sơ, cấp cứu khi có tai nạn, sự cố bất ngờ xảy ra, có thể nhấn chuông để nhận được sự hỗ trợ của những hộ dân lân cận và lực lượng chức năng.

Hằng tháng, lực lượng công an xã Viên An đến từng hộ dân trong Tổ liên gia kiểm tra hệ thống báo cháy.

Trung tá Phan Thanh Hải, Phó trưởng Công an xã Viên An, thông tin: “Thông qua mô hình Tổ liên gia, an toàn PCCC cũng như tình hình an ninh trật tự tại địa bàn dân cư được đảm bảo. Người dân chủ động hơn trong phòng ngừa, trang bị kỹ năng chữa cháy, có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chức năng để phản ứng kịp thời khi có cháy, nổ xảy ra. Trong quý II này, sẽ thành lập thêm 1 tổ liên gia ở chợ Ông Trang, dự kiến sẽ có 20 hộ tham gia”.

Toàn huyện đã thành lập được 10 Tổ liên gia an toàn PCCC, chủ yếu ở chợ và khu dân cư khóm, ấp với hơn 120 hộ dân tham gia. Ngoài chuông báo, nhiều tổ lắp kẻng để tiết kiệm chi phí, cũng mang lại hiệu quả tốt. Hiện chính quyền địa phương và công an trong huyện tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân rộng mô hình và hỗ trợ các điều kiện tốt nhất để các hộ tham gia. Ðồng thời, thường xuyên tập huấn kiến thức, kỹ năng PCCC, cứu nạn cứu hộ cho người dân, góp phần huy động, xây dựng lực lượng nòng cốt về PCCC trong toàn dân./.

 

Trúc Linh - Huỳnh Tứ

 

4 tại chỗ, sát thực tế

Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết, những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình hình thời tiết diễn biến bất thường, không tuân theo quy luật; áp thấp nhiệt đới, bão và các hiện tượng dông, lốc xoáy, sét, mưa lớn kéo dài, triều cường, sạt lở đất ven sông... xảy ra nhiều hơn và phạm vi ảnh hưởng ngày càng lớn hơn, nguy hiểm hơn. Ðể chủ động ứng phó với bão mạnh, siêu bão, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh vừa xây dựng phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Kiên quyết lập lại trật tự đô thị

Thời gian qua, các ngành có liên quan đã phối hợp tăng cường kiểm tra, sắp xếp trật tự mua bán, vệ sinh môi trường và phòng cháy, chữa cháy (PCCC) tại các điểm chợ, các tuyến đường mua bán lấn chiếm lòng đường, vỉa hè trên địa bàn TP Cà Mau. Ðây cũng là mục tiêu của Kế hoạch số 72/KH-UBND, ngày 19/4/2024 của UBND TP Cà Mau, tạo vẻ mỹ quan đô thị cho thành phố.

Cần quyết liệt và đồng bộ các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông

Sáng 12/7, Phó thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia Trần Lưu Quang chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) 6 tháng đầu năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng cuối năm. Tham dự tại điểm cầu tỉnh Cà Mau có Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi.

Trường Sa! - Một lần tôi được đến...

Nghề báo giúp tôi được đi, được kết nối và trải nghiệm vô vàn điều mới mẻ. Không biết có phải do cái chất phù sa sông biển của quê hương Cà Mau đã ngấm sâu vào máu hay không, mà hễ khi được đi biển đảo, tôi luôn cảm thấy dồi dào năng lượng, tràn đầy phấn khích. Và rồi ao ước đi Trường Sa của tôi cũng thành hiện thực. Một lần chạm vào Trường Sa, cảm nhận về Trường Sa, suy tư về Trường Sa, với tôi quả là một nhân duyên may mắn, một kỷ niệm khó có thể nào phôi phai.

Phối hợp quản lý tuyến đường trọng điểm

Trên cơ sở nhận định tình hình thực tế, nhằm nâng chất công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông (ATGT), huyện Thới Bình chủ động triển khai công tác phối hợp giữa các địa phương giáp ranh và các cơ quan hữu quan trong thực hiện nhiệm vụ. Trong đó, đặc biệt chú trọng giải pháp phòng là chính, hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro cũng như yếu tố tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông (TNGT).

Toàn xã hội cùng phòng chống thiên tai

Bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển; bão mạnh, siêu bão; mưa lớn, lốc, sét, ngập lụt, nước dâng; sạt lở, sụt lún đất; hạn hán; xâm nhập mặn vùng ngọt... những loại hình thiên tai này không còn quá xa lạ với người dân trên địa bàn tỉnh. Theo đó, nhiều chương trình, đề án, dự án liên quan đến phòng, chống thiên đã được triển khai nhằm phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

Nơm nớp mùa sạt lở

Khi những cơn mưa nặng hạt bắt đầu trút xuống thì các hộ dân sinh sống ven biển, cửa biển huyện Ngọc Hiển lại nơm nớp lo sợ tình trạng sạt lở đất xảy ra.

Chỉ huy trẻ gương mẫu, tận tuỵ

Gương mẫu, tận tuỵ trong công việc, năng động, sáng tạo trong hoạt động phong trào và thân thiết, chân thành trong sinh hoạt đời thường, là điều mà cán bộ, chiến sĩ Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) xã cảm nhận về Ngô Truyền Ðỉnh, Phó chỉ huy trưởng Ban CHQS xã Khánh Thuận, huyện U Minh.

Lúc dân cần, dân khó... có công an

Ngày 3/7/2019, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1091/QÐ-UBND, phê duyệt Ðề án số 01/ÐA-CAT-PX01, ngày 22/6/2019, của Công an tỉnh Cà Mau về việc “Ðiều động sĩ quan, hạ sĩ quan Công an Nhân dân đảm nhiệm các chức danh công an xã trên địa bàn tỉnh Cà Mau”. Theo đó, đến cuối năm 2019, Công an tỉnh đã bố trí 100% công an cấp xã; đến nay đã bố trí trung bình hơn 8 công an chính quy/xã, vượt chỉ tiêu Bộ Công an giao.

Quy định mới mang tính nhân văn

Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ vừa được Quốc hội thông qua (có hiệu lực từ ngày 1/1/2025) có nhiều thay đổi, quy định mới, liên quan đến người tham gia giao thông đường bộ, nhất là đối với những đối tượng trực tiếp hoạt động kinh doanh vận tải (tài xế kinh doanh vận tải). Trong đó, đáng chú ý là quy định mỗi giấy phép lái xe (GPLX) sẽ có 12 điểm, dùng để quản lý về việc chấp hành pháp luật của người lái xe, thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu.