ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 20:20:50
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Trần Thị Ni: “Giải Bông Tràm chắp cho tôi đôi cánh nghệ thuật"

Báo Cà Mau (CMO) Đêm 2/9 vừa qua, ở vòng chung kết xếp hạng cuộc thi Tiếng hát PT-TH giọng ca cải lương giải Bông Tràm lần thứ VII năm 2018, với phần thể hiện bài vọng cổ "Bông bằng lăng tím" (tác giả Thiện Cẩn) và trích đoạn "Mẹ của chúng con" (tác giả Lê Thu Hạnh, đạo diễn: Nghệ sĩ Quốc Tín), thí sinh Trần Thị Ni (số báo danh 48, đơn vị huyện U Minh) đã xuất sắc đoạt giải thí sinh hát về Cà Mau hay nhất và trở thành quán quân của cuộc thi.

Nếu như với giọng ca sáng, vững nhịp là lợi thế khi trình bày bài vọng cổ thì việc sở hữu ngoại hình đẹp, cân đối, Trần Thị Ni đã vào vai Thương khá thành công, cùng nghệ sĩ phụ diễn Nhất Phương vai Sang đã lột tả được tâm lý nhân vật, ở đó có sự đấu tranh tư tưởng, vừa cứng rắn, kiên quyết, nhưng cũng có phần yếu đuối của cô bộ đội có người yêu là sĩ quan bên kia chiến tuyến.

Gặp nhau vào một chiều vội vã khi sự vui mừng vẫn còn đong đầy trên ánh mắt và nụ cười rạng rỡ, "quán quân" Trần Thị Ni đã có những chia sẻ xoay quanh cuộc thi cũng như con đường nghệ thuật phía trước của mình.

- Xin chào Ni, cảm xúc của bạn như thế nào khi được ban tổ chức xướng tên là thí sinh đoạt giải Nhất của cuộc thi Tiếng hát PT-TH giọng ca cải lương giải Bông Tràm lần này?

Trần Thị Ni: Khi biết mình đoạt giải Nhất, Ni rất vui, rất sung sướng, cảm giác như vỡ oà không thể nào có thể diễn tả được. Phải nói rằng, cuộc thi lần này hội tụ rất nhiều thí sinh có giọng ca hay, diễn xuất tốt nên trong quá trình chuẩn bị cho tiết mục dự thi của bản thân, mình khá hồi hộp và lo lắng. Chính vì thế, kết quả đạt được là sự bất ngờ rất lớn đối với mình.

Trần Thị Ni vai Thương và Nghệ sĩ Nhất Phương vai Sang trong trích đoạn “Mẹ của chúng con” (Sáng tác Lê Thu Hạnh, đạo diễn Nghệ sĩ Quốc Tín).       

- Được biết, trước đây bạn đã từng tham gia nhiều cuộc thi ca hát. Điều gì là động lực để bạn quyết định tiếp tục góp mặt trong cuộc thi để tranh tài với các thí sinh yêu vọng cổ, cải lương khác?

Trần Thị Ni: Đúng vậy, trước đây mình từng tham gia rất nhiều cuộc thi, từ liên hoan đờn ca tài tử cấp huyện, đoạt giải Ba cuộc thi Tiếng hát PT-TH tỉnh Kiên Giang năm 2014 rồi đến Đường đến danh ca vọng cổ, Chuông vàng vọng cổ... Và đến với cuộc thi lần này mình muốn tiếp tục được giao lưu, cọ xát, học hỏi nghề nghiệp từ bạn bè cùng tình yêu nghệ thuật trong và ngoài tỉnh cũng như được sự đánh giá từ ban giám khảo đầy chuyên môn, từ đó chắt lọc những cái đẹp, cái hay cho hành trang nghệ thuật của mình.

Thí sinh Trần Thị Ni trong đêm chung kết xếp hạng với bài vọng cổ “Bông bằng lăng tím” sáng tác Thiện Cẩn.

- Tình yêu cải lương được bắt nguồn từ đâu và bạn có thể chia sẻ đôi chút về hành trình đến với con đường nghệ thuật của mình?

Trần Thị Ni: Mình được thừa hưởng tình yêu nghệ thuật từ gia đình. Cả bên nội, bên ngoại đều ca vọng cổ, cải lương rất hay. Ngay từ nhỏ thấy cha mẹ, các cô chú tham gia phong trào đờn ca tài tử địa phương, sớm làm quen với những giai điệu ngọt ngào, mình dần đam mê bộ môn nghệ thuật này khi nào chẳng hay, rồi tự tìm tòi, mày mò để học nhịp nhàng, bài bản. Năm 16 tuổi, vì đam mê quá lớn, mình đánh liều trốn nhà từ U Minh để ra Cà Mau tìm đến nhà Nghệ sĩ Hồng Chi học hát một thời gian ngắn và sau đó tham gia nghệ thuật qua các chương trình đờn ca tài tử, các cuộc thi. Năm 2016, mình xin về đầu quân tại Đoàn Cải lương Hương Tràm. Nếu tính từ khoảng thời gian đi hát tài tử đến nay đã ngót 8 năm.

- Là diễn viên của một đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, tuy thời gian chưa dài nhưng cũng đủ để cô đào trẻ có dịp học tập vốn kinh nghiệm thực tiễn. Theo Ni, đây có phải là lợi thế so với các thí sinh khác cùng thi không?

Trần Thị Ni: Tuy về đoàn được 2 năm nhưng đa phần mình chỉ hát salon và đảm nhiệm những vai diễn nhỏ trong các vở cải lương nên so với các thí sinh khác ở cuộc thi này, mình cũng không có nhiều lợi thế. Khi chọn tiết mục dự thi mình rất đắn đo để tìm một vai diễn vừa phù hợp với khả năng, vừa mang ý nghĩa nghệ thuật. Hoá thân vào vai Thương, Ni gặp không ít khó khăn và thời gian tập luyện rất ngắn buộc mình phải cố gắng thật nhiều để khắc phục những hạn chế trong diễn xuất. Bên cạnh đó, vai này thành công nhờ rất nhiều vào sự hỗ trợ của bạn diễn là đàn anh đi trước nhiều năm trong nghề, Nghệ sĩ Nhất Phương.

- Những kế hoạch, dự định nghệ thuật của Ni trong thời gian sắp tới là gì?

Trần Thị Ni: Cải lương là niềm đam mê cháy bỏng nên Ni sẽ không ngại đối mặt với những khó khăn để tiếp tục theo đuổi con đường ca hát. Vinh dự đạt một lúc hai giải lần này là động lực để mình cố gắng thật nhiều hơn nữa, trau dồi vốn nghề, nâng cao học hỏi về kỹ thuật ca diễn từ các thế hệ đi trước để có thể phục vụ khán giả những điều hay hơn, đẹp hơn, như một lời cảm ơn để đáp lại tình yêu mến, theo dõi, cổ vũ và ủng hộ của tất cả mọi người đã dành cho mình trong thời gian vừa qua. Xin cảm ơn Ban tổ chức giải Bông Tràm đã tạo điều kiện để những người yêu nghệ thuật có dịp tham gia cuộc thi thật đẹp. Riêng Ni, cuộc thi như chắp thêm đôi cánh để mình có thể bay cao hơn trong vòm trời nghệ thuật.

- Cảm ơn Ni về cuộc trò chuyện. Chúc bạn tiếp tục có những bước phát triển mới trên con đường nghệ thuật của mình!./.

Trần Phúc

 

Tâm huyết bảo tồn chữ viết dân tộc

Với tâm niệm không để ngôn ngữ và chữ viết dân tộc mình bị mai một, nhiều thầy giáo, các vị sư dân tộc Khmer đã âm thầm cống hiến công sức, trí tuệ, truyền dạy ngôn ngữ, chữ viết Khmer cho lớp trẻ. Qua đây, ngày càng có nhiều con em đồng bào Khmer thông thạo ngôn ngữ, chữ viết, cùng nhau giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Tài sản vô giá cho hậu thế

Trở lại năm 2012, khi UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, niềm vui ấy, sự tự hào lớn lao ấy lan toả khắp cả đất nước Việt Nam. Bởi một lẽ đơn giản, đâu đâu trên mảnh đất hình chữ S này, Vua Hùng cũng được Nhân dân thành kính khói hương.

Thăng hoa cùng nhiếp ảnh

Chàng trai trẻ Cà Mau toả sáng trong giới thời trang

Sinh ra và lớn lên ở huyện U Minh, trong một gia đình khá khó khăn, Huỳnh Ngọc Huấn từ nhỏ đã quyết tâm học tập để mang đến cuộc sống tốt hơn cho cha mẹ. Ðam mê ngành học thời trang, nhưng hiểu điều kiện gia đình không đủ lực để hỗ trợ mình, bởi quá trình học ngành này rất tốn kém, Huấn chuyển sang thi ngành thiết kế nội thất của Ðại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh (Cơ sở Cần Thơ). Huấn kể: “Tôi thi đậu vào trường. Cha mẹ nghe tin con trai đậu đại học thì mừng hơn bắt được vàng, khoe khắp nơi. Nhưng niềm đam mê lại thúc giục tôi rẽ sang lối đi khác”.

Văn hoá truyền thống - Hành trang trưởng thành của giới trẻ

Văn hoá tín ngưỡng từ lâu đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Cà Mau. Tỉnh có nhiều lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá tín ngưỡng địa phương được tổ chức hằng năm như: Lễ hội Nghinh Ông Sông Ðốc, Lễ tế Thần Nông, Lễ vía Bà Thiên Hậu... Không chỉ là nơi gửi gắm tâm linh của người lớn tuổi, các lễ hội này còn thu hút đông đảo các bạn trẻ tham dự.

“Con Rồng cháu Tiên” tri ân Quốc Tổ

“Con Rồng cháu Tiên” là chủ đề hoạt cảnh sân khấu được Đoàn cải lương Hương Tràm biểu diễn tại Lễ tri ân Quốc Tổ Lạc Long Quân, sẽ diễn ra lúc 8 giờ, ngày 3/4 (6/3 âm lịch), tại Đền thờ Lạc Long Quân, Khu Du lịch Mũi Cà Mau.

Trao giải cuộc thi mỹ thuật truyền thống tỉnh Cà Mau năm 2025

Chiều nay (28/3) tại Hội Văn học - Nghệ thuật (VHNT) tỉnh Cà Mau, Ban tổ chức Cuộc thi Mỹ thuật truyền thống tỉnh Cà Mau lần thứ X năm 2025 tổ chức trao giải và triển lãm.

CÀ MAU THÊM GẦN

Ta sẽ về quê bằng đường cao tốc Để thấy Cà Mau giờ đã thêm gần Đường mới mở trải dài thẳng tắp Mùi nhựa thơm pha mùi nắng đồng bằng

Ra mắt “Không gian nghệ thuật – Điểm sinh hoạt các câu lạc bộ”

Tối 24/3, Bảo tàng tỉnh Cà Mau phối hợp cùng Trung tâm Văn hoá tỉnh và Công ty TNHH MTV Mười Ngọt tổ chức buổi ra mắt “Không gian nghệ thuật - Điểm sinh hoạt các câu lạc bộ”.

Giải nhất thuộc về tác giả Lại Lâm Tùng với tác phẩm "Nhìn ra Hòn Khoai"

Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật truyền thống tỉnh Cà Mau lần thứ X năm 2025 khuyến khích các tác giả thể hiện những thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh; chương trình xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; những nét văn hoá, lịch sử truyền thống của vùng đất và con người Cà Mau…