(CMO) Tôi trở lại vùng đất than bùn thuộc Ấp 17, xã Khánh An, huyện U Minh, nơi nhiều người quen gọi là xóm rẫy với nhiều trăn trở. Năm 2016, ấp có 38 hộ nghèo, năm nay có thêm hàng chục hộ nghèo từ các nơi khác về sinh sống, biến nơi đây thành "túi" nghèo của xã Khánh An.
Than bùn là nguồn tài nguyên tự nhiên, không tái tạo, có giá trị kinh tế cao, đặc biệt quý hiếm và cần được bảo tồn. Do vậy, gần 200 hộ dân sống trên vùng đất than bùn ra sức phòng, chống cháy rừng, bảo vệ tài nguyên than bùn vào mùa khô và chống úng mùa mưa để bảo vệ hoa màu, dây thuốc cá. Cả năm họ cứ loay hoay bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mà đời sống vật chất, tinh thần vẫn chưa khá lên. Họ rất cần sự hỗ trợ nguồn vốn đầu tư hệ thống thuỷ lợi khép kín để chủ động nguồn nước phục vụ sản xuất và phòng, chống cháy.
Nhiều hộ dân khó khăn trong sản xuất, chăn nuôi do không có hệ thống thuỷ lợi tháo úng mùa mưa và trữ nước mùa khô. |
Cũng như nhiều bà con xóm rẫy, gia đình ông Lê Hoàng Minh thu hoạch dây thuốc cá sau 2 năm chăm sóc, trung bình 1 tấn/ha, thay vì 6 tấn/ha như các vùng khác. Nguyên nhân do bị ngập úng, thối rễ, bán cho thương lái với giá 10 triệu đồng/tấn. |
.
Nhiều bà con nông dân trồng khoai mì đạt sản lượng khá nhưng giá cả bấp bênh. |
.
Gia đình anh Phan Trường Sơn mặc dù còn khó khăn nhưng vẫn cố gắng đầu tư tấm lót cao su trữ nước mưa sử dụng vào mùa khô. |
Thanh Quang