ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 03:05:59
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Trắng tay vì tin tưởng người thân, nay lại bệnh ngặt nghèo

Báo Cà Mau Đó là tình cảnh đáng thương của ông Lưu Tấn Phước sinh năm 1957, ngụ Ấp 9, xã Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình.

Ông Phước gặp bạo bệnh, bị liệt toàn thân khoảng một năm nay, mọi sinh hoạt, ăn uống đều phải có người chăm sóc.

Ông Lưu Tấn Phước vốn là một người hiền lành, chịu thương, chịu khó. Cách nay khoảng 10 năm, vì tin lời người thân, ông đứng ra mượn tiền dùm nhưng họ sau đó không trả tiền khiến ông trở thành người gánh nợ thay. Ông buộc phải bán hết ruộng đất để trả nợ, chấp nhận cuộc sống trắng tay.

Nhớ lại chuyện cũ, bà Bùi Kiên Giang (sinh năm 1959), vợ ông Phước, nghẹn ngào cho biết: “Hồi trước cuộc sống của vợ chồng tôi cũng không đến nỗi nào, nhà có mười mấy công đất làm cũng đủ ăn, mặc dù không dư giả nhưng cuộc sống vẫn đảm bảo. Rồi cách nay khoảng 10 năm, vì tin lời người thân mà chồng tôi đứng ra mượn tiền dùm, sau này người đó làm ăn thua lỗ bỏ xứ đi nên gia đình tôi phải bán hết đất đai trả nợ cho người ta”.

Vì tin người mà trắng tay, những lúc vui thì không sao, lúc buồn thì ông Phước lại nhớ đến mảnh vườn, thửa ruộng của mình, nhiều lúc ông cũng bị ức chế tinh thần.

Nghịch cảnh lại đổ dồn khi vào khoảng 1 năm trước đây, trong lúc đi vệ sinh, ông Phước bất ngờ ngã quỵ trước nhà, người nhà phát hiện đã nhanh chóng đưa ông đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau để điều trị. Tại đây, ông Phước được các bác sĩ thông báo là ông bị tai biến mạch máu não, ông bị liệt toàn thân.

Bà Giang kể: “Chồng tôi được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh gần 5 tháng, sau đó chuyển qua Bệnh viện Y học cổ truyền để tđều trị bằng vật lý trị liệu. Sau thời gian điều trị thì sức khoẻ của chồng tôi tiến triển tốt, nhưng ngặt nỗi gia đình không còn tiền để lo chi phí điều trị nữa”.

“Tôi có 3 người con, đứa lớn năm nay đã 38 tuổi chưa lập gia đình nhưng cũng rất yếu ớt, trước đây cũng lên Bình Dương làm công nhân nhưng từ khi chồng tôi bệnh thì nó về lo phụ tôi chăm sóc cho ổng, ở địa phương ai mướn gì làm nấy những cũng rất ít công việc nên thu nhập không có là bao. Còn đứa con gái thứ ba có gia đình riêng, cuộc sống cũng gặp nhiều khó khăn. Đứa con gái út hiện vẫn làm công nhân ở Bình Dương nhưng sau ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 thì việc làm không thuận lợi, hàng tháng chỉ gửi về được 1-2 triệu đồng để phụ giúp thuốc men, ăn uống của cả nhà”, bà Giang chia sẻ khó khăn hiện tại của gia đình.

Lá đơn của gia đình ông Phước và được chính quyền địa phương xác nhận hoàn cảnh khó khăn của gia đình.

Từ ngày ông Phước ngã bệnh, thấy được hoàn cảnh đáng thương của gia đình ông nên mọi người trong xóm cũng thường xuyên tới lui giúp đỡ, người cho gạo, người cho con cá, mớ rau, chứ đâu ai có tiền mà giúp ông trị bệnh.

Theo ông Nguyễn Thanh Hải, Trưởng ấp 9, xã Tân Lộc Bắc cho biết, hoàn cảnh gia đình ông Phước thật sự rất khó khăn, ông bệnh không đi lại được nên cần phải có người chăm sóc, đó là người con trai thứ hai chăm lo sinh hoạt cá nhân cho ông, chính vì thế mà gia đình phải mất đi một lao động chính. Vợ ông thì lớn tuổi không làm việc nặng nhọc được, con gái út thì công việc cũng bấp bênh.

“Bệnh của ông Phước tôi thấy tiến triển rất tốt, nếu được điều trị đàng hoàng thì khả năng phục hồi sẽ rất cao Thời gian qua, địa phương cũng quan tâm, giúp đỡ gia đình ông rất nhiều như vận động quà để hỗ trợ cho gia đình, còn việc hỗ trợ để điều trị bệnh cho ông thì vượt quá khả năng của chính quyền địa phương. Chính vì thế, chúng tôi kêu gọi mọi người hãy quan tâm giúp đỡ, chia sẻ, hỗ trợ cho gia đình có tiền điều trị bệnh cho ông Phước để ông có cơ hội phục hồi, trở lại cuộc sống bình thường”, ông Nguyễn Thanh Hải kêu gọi.

Mọi sự giúp đỡ, xin vui lòng liên hệ bà Bùi Kiên Giang (vợ ông Phước), số điện thoại: 0944853827

Số tài khoản của anh Lưu Minh Luân (con trai ông Phước): 109872754105 Viettinbank.

 

Trần Thể

 

Ðền ơn đáp nghĩa là nhiệm vụ chính trị

Hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều hoạt động được tổ chức trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. Các hoạt động này không chỉ nhằm ôn lại lịch sử mà còn phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, vững bước trên con đường phát triển.

Thầm lặng nghề công tác xã hội

Công việc nhiều hơn, đối tượng yếu thế tăng lên, nhưng nguồn lực làm công tác xã hội (CTXH) vẫn chưa đảm bảo, nhất là nhân lực kế thừa.

Trao tình thương, tiếp thêm nghị lực

Ðược triển khai từ năm 2024, mô hình “Tổ phụ nữ tiết kiệm mua thẻ bảo hiểm y tế tặng hội viên nghèo” của Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Phường 6, TP Cà Mau, không chỉ giúp chị em có điều kiện khám chữa bệnh, mà qua đó còn góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi của hội viên phụ nữ và người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của bảo hiểm y tế (BHYT).

Ðổi thay rõ nét diện mạo vùng đồng bào dân tộc

Bà Nguyễn Thu Tư, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo, cho biết: "Giai đoạn từ năm 2021 đến nay, hầu hết các nội dung chính sách dân tộc đều đã được tích hợp vào Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Với 10 dự án, 14 tiểu dự án và 36 nội dung thành phần, chương trình này được xem là chính sách tổng thể, tác động toàn diện đến mọi mặt đời sống, xã hội của đồng bào DTTS, trong đó có đồng bào dân tộc Khmer".

Hạnh phúc là sự sẻ chia

Phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách”, hoạt động an sinh xã hội, từ thiện được các tổ chức, cá nhân và mạnh thường quân trên địa bàn huyện Ðầm Dơi quan tâm thực hiện bằng nhiều hình thức.

Lan toả nghĩa cử đẹp

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tấm lòng nhân ái của mỗi người đối với cộng đồng khi một phần máu tốt của mình có thể cứu sống người bệnh. Thời gian qua, phong trào HMTN trên địa bàn TP Cà Mau luôn nhận được sự hưởng ứng tích cực không chỉ của lực lượng cán bộ, công chức, viên chức, các lực lượng vũ trang, đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên, mà còn nhận được sự tham gia của đông đảo người dân.

Ấm áp gian hàng 0 đồng của áo xanh tình nguyện

Với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, các đoàn viên, thanh niên đã và đang chung tay tạo nên những gian hàng 0 đồng hoạt động liên tục để trợ giúp cuộc sống của người lao động chân tay, người nghèo bớt nỗi nhọc nhằn.

Đoàn doanh nghiệp và đại diện Khu Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi hỗ trợ Cà Mau hơn 2 tỷ đồng xây nhà cho người nghèo

Chiều 2/4, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cà Mau tổ chức tiếp đoàn các doanh nghiệp và đại diện Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, TP Hồ Chí Minh đến thăm, thực hiện các hoạt động an sinh xã hội tại tỉnh.

Cộng đồng chung tay chăm lo cho gia đình 2 người mất do tai nạn giao thông

Liên quan đến vụ việc chồng chở vợ đi khám thai bị tai nạn giao thông dẫn đến tử vong cả 2 trên tuyến Quốc lộ 1, những ngày qua, cùng với sự quan tâm của chính quyền địa phương, thông qua vận động của xã hội đã giúp gia đình lo hậu sự, yên lòng người ra đi.

Chàng trai trẻ thích làm việc thiện

Với tâm niệm góp sức nhỏ xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, suốt 7 năm qua, chàng trai trẻ Võ Trọng Hữu, 29 tuổi, ở Ấp 7, xã Nguyễn Phích, tích cực thực hiện các hoạt động thiện nguyện, kêu gọi hỗ trợ giúp đỡ bà con nghèo, khó khăn, bệnh tật như: xây dựng nhà ở, hỗ trợ tiền, nhu yếu phẩm; chia sẻ với các gia đình khó khăn không may có người thân qua đời; hỗ trợ địa phương xây dựng cầu, lộ giao thông nông thôn.