ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-4-25 22:02:57
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Triển vọng từ Đề án Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

Báo Cà Mau (CMO) Người cao tuổi (NCT) là đối tượng dễ bị tổn thương và cần được chăm sóc đặc biệt do sức khoẻ giảm sút, thường mắc các bệnh mạn tính. Thời gian qua, tỉnh Cà Mau đã triển khai thực hiện Đề án Chăm sóc sức khoẻ NCT nhằm huy động, nâng cao trách nhiệm của gia đình, cộng đồng trong việc chăm sóc, phụng dưỡng, góp phần cải thiện sức khoẻ thể chất, tinh thần cho NCT cũng như phát huy vai trò và nâng cao chất lượng cuộc sống của họ.

Những kết quả tích cực

Toàn tỉnh có trên 152.000 NCT, chiếm 12,6% dân số, trong đó NCT từ 80 tuổi trở lên có trên 33.000 người, chiếm 21,9% NCT. Hiện nay, công tác chăm sóc sức khoẻ NCT ngày càng được quan tâm, nhất là các chế độ, chính sách đối với NCT luôn được thực hiện nghiêm túc.

Triển khai thực hiện Đề án Chăm sóc sức khoẻ NCT giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Cà Mau, UBND các huyện, TP Cà Mau đã triển khai Đề án đến các xã và ban, ngành, đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc, Hội NCT các cấp phối hợp cùng ngành y tế chăm sóc sức khoẻ, vật chất, tinh thần cho NCT, tổ chức thăm hỏi và thực hiện tốt trợ cấp xã hội, BHYT, chúc thọ, mừng thọ NCT... 

Người cao tuổi được thăm, khám bệnh, cấp phát thuốc tại Phòng khám Đa khoa Thành Lợi, Phường 8, TP Cà Mau.

Chi cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình tỉnh Cà Mau đã phối hợp cùng các đơn vị có liên quan, các địa phương triển khai sâu rộng Đề án. Các phong trào hoạt động của Hội NCT ngày càng có hiệu quả, phát huy được vai trò của NCT trong công tác phát triển kinh tế gia đình, tập luyện thể dục thể thao, xây dựng Đảng, chính quyền, kinh tế - xã hội và nhất là xây dựng nông thôn mới. Song song đó, các địa phương đã thành lập các CLB, tổ chức khám quản lý hồ sơ sức khoẻ, có cập nhật phần mềm quản lý sức khoẻ NCT, cập nhật danh sách NCT...

Toàn tỉnh hiện có 4 bệnh viện có khoa lão khoa, 11 bàn khám cho người cao tuổi. Số NCT được khám quản lý hồ sơ sức khoẻ trên 103.000 người, chiếm 67.76%/NCT; NCT được khám thường xuyên tại trạm y tế trên 108.000 người, chiếm 70,76%; trên 33.000 người NCT bị tàn tật được khám phục hồi chức năng tại cộng đồng chiếm 21,67%; hơn 3.100 NCT neo đơn bệnh nặng được cán bộ y tế đến khám tại nhà hoặc đưa đến cơ sở y tế khám điều trị...

Công tác khám bệnh, cấp thuốc và động viên tinh thần người cao tuổi luôn được đội ngũ y bác sĩ Khoa Lão khoa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau đặt lên hàng đầu.

Ông Nguyễn Văn Tuồng, 76 tuổi, ấp Tân Phong, xã Đông Hưng, huyện Cái Nước, nhập viện và điều trị tại Khoa Lão khoa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau. Ông Tuồng chia sẻ: "Có bệnh ho, cộng với đau xương khớp điều trị ở tuyến huyện không bớt nên các con đưa lên đây. Bác sĩ khám, cho thuốc uống nên giờ tôi cũng bớt ho rồi. Tôi cũng được chỉ định đi chụp hình xương khớp để điều trị tiếp tục. Được các y, bác sĩ của khoa đến tận giường thăm khám, động viên tinh thần nên tôi an tâm để điều trị, tinh thần lạc quan để mau hết bệnh về nhà”.

Chịu nhiều ảnh hưởng của bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, đau xương khớp nên bà Lê Thị Bạc 78 tuổi, Ấp 16, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh phải điều trị dài ngày tại Khoa Lão Khoa. Bà Bạc cho biết: "Bị bệnh tiểu đường nên mắt trái của tôi cũng đã không còn nhìn thấy ánh sáng, thường xuyên mất ngủ nên tôi chóng mặt không thể tự đi đứng mà phải nhờ con cháu dẫn dắt. Nhập viện điều trị hơn 5 ngày, tôi đã ăn được cháo. Tôi thấy sức khoẻ của mình cũng ổn hơn khi ở nhà rất nhiều".

Còn nhiều khó khăn

Hiện nay, việc triển khai thực hiện Đề án vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn.

Bác sĩ Nguyễn Cao Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Cà Mau, thông tin, Đề án triển khai nhiều năm nhưng nhân sự chủ yếu là nhân viên trạm y tế, lực lượng tình nguyện viên và cộng tác viên dân số. Trong khi đó, lực lượng tình nguyện viên và cộng tác viên dân số lại không nhận được thù lao; kinh phí hỗ trợ cho hoạt động của Đề án còn ít so với nội dung hoạt động và không có kinh phí đầu tư xây dựng mô hình điểm về chăm sóc sức khoẻ cho NCT.

Mục tiêu giai đoạn 2 của Đề án chăm sóc sức khoẻ NCT hướng tới: Củng cố, hoàn thiện hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám chữa bệnh cho NCT; nâng cao năng lực cho y tế cơ sở bao gồm cả trạm y tế xã/phường/thị trấn trong thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho NCT; nâng cao năng lực cho các Khoa lão khoa của bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và tuyến huyện (trừ Bệnh viện chuyên khoa và Bệnh viện Sản - Nhi) thực hiện khám, chữa bệnh cho NCT; nâng cao năng lực khám, chữa bệnh và hỗ trợ kỹ thuật của Khoa lão khoa Bệnh viện tỉnh; xây dựng và phổ biến mô hình chăm sóc sức khoẻ dài hạn cho NCT. Đồng thời, xây dựng và duy trì hoạt động của đội ngũ tình nguyện viên chăm sóc sức khỏe NCT tại gia đình.

Nhân viên y tế Trạm y tế xã Khánh Thuận, huyện U Minh khám bệnh, cấp thuốc và quản lý hồ sơ điện tử NCT.

“Để phát huy có hiệu quả mục tiêu của Đề án chăm sóc sức khoẻ NCT, cần tăng cường hơn nữa sự tham gia của các cấp uỷ Đảng, các ban ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội và cộng đồng trong công tác chăm sóc và phát huy vai trò của NCT trong bối cảnh già hóa dân số như hiện nay. Bên cạnh đó, Sở Y tế cần tham mưu UBND tỉnh xây dựng mô hình Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ NCT tuổi tập trung để NCT sống vui, sống khoẻ, sống có ích”, ông Nguyễn Cao Hùng khẳng định./. 

 

Thanh Phương - Trầm Nghĩ

Phun xăm môi an toàn, hiện đạiTham khảo Đầu tư sinh lời Tham khảo Cơ hội kiếm tiền Tham khảo Đầu tư sinh lời Tham khảo Đầu tư thông minh cách bổ sung kẽm cho trẻ

Tập huấn phát hiện sớm bệnh mắt sụp mi, lé ở trẻ em

Ngày 11 và 12/4, tại Bệnh viện Mắt – Da liễu Cà Mau, 40 bác sĩ chuyên khoa Mắt và kỹ thuật viên khúc xạ từ các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện và thành phố tham gia khóa tập huấn chuyên sâu về khám sàng lọc, phát hiện sớm các bệnh lý mắt thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là sụp mi và lé.

Nâng chất hoạt động y tế dự phòng

Hiện nay, Trung tâm Y tế huyện Năm Căn được cấp trên đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động tại trụ sở mới; cơ sở vật chất 8/8 trạm y tế xã, thị trấn khang trang, với tổng số 38 giường bệnh; duy trì 100% trạm y tế có bác sĩ, hộ sinh hoặc y sĩ sản - nhi; 100% ấp, khóm có nhân viên y tế hoạt động; 100% xã, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế; trạm y tế từng bước hoạt động theo nguyên lý y học gia đình.

Bệnh viện Đa khoa Cà Mau đạt yêu cầu thẩm định bệnh án điện tử

Chiều 30/3, đoàn công tác Hội Tin học y tế Việt Nam thẩm định do ông Trần Quý Tường, Chủ tịch Hội, dẫn đầu đến thẩm định điều kiện đảm bảo triển khai Bệnh án điện tử (EMR) tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau.

Nâng cao hiệu quả công tác dự phòng

Suốt nhiều năm qua, Trung tâm Y tế TP Cà Mau luôn thực hiện phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, “phòng dịch hơn chống dịch” và đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần tích cực chăm sóc sức khoẻ cho Nhân dân. Ðiển hình như năm 2024, trên địa bàn TP Cà Mau chỉ xảy ra 181 ca bệnh sốt xuất huyết (năm 2023 là 241 ca); 540 ca bệnh tay chân miệng (năm 2023 là 871 ca); không có ca Covid-19 (năm 2023 có 52 ca)...

Mít tinh hưởng ứng Tháng Hành động phòng, chống bệnh sởi năm 2025

Sáng 26/3/2025, tại thị trấn Sông Đốc, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức mít tinh hưởng ứng Tháng Hành động truyền thông phòng, chống bệnh sởi và tiêm vắc xin phòng, chống bệnh sởi năm 2025.

Không bỏ sót đối tượng tiêm chủng sởi

Hiện nay, tình hình dịch bệnh sởi đang diễn biến phức tạp, một số địa phương ghi nhận số ca mắc cao. Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận rải rác 38.807 trường hợp nghi sởi tại 63 tỉnh, thành phố. Trong đó, có 3.447 trường hợp dương tính với sởi tại 61 tỉnh, thành phố; 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Theo đó, tỉnh Cà Mau đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa dịch sởi.

Hành động để chấm dứt bệnh lao

Việt Nam đã triển khai Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, với mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030. Các hoạt động bao gồm tăng cường phát hiện, điều trị dự phòng cho người có nguy cơ cao, cải thiện khả năng tiếp cận chẩn đoán nhanh, đảm bảo phác đồ điều trị hiệu quả cho cả lao thường và lao kháng thuốc.

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chính phủ vừa có Nghị quyết số 51/NQ-CP ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế" (Chương trình).

Hiệu quả từ ứng dụng AI trong y tế

Trong bối cảnh công nghệ số phát triển mạnh mẽ, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào đời sống nói chung và ngành y tế nói riêng mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Trong đó, một số ứng dụng AI đã và đang được triển khai trong ngành y tế đã góp phần đáng kể nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ Nhân dân.

Mang đến sự tin tưởng cho người dân

Hiện nay, Bệnh viện Ða khoa (BVÐK) Năm Căn có tổng số 187 viên chức và người lao động, trong đó có 48 bác sĩ (14 bác sĩ chuyên khoa I, 3 bác sĩ chuyên khoa II), 14 dược sĩ (1 thạc sĩ dược, 6 dược sĩ đại học, 7 cao đẳng dược), còn lại là trình độ cử nhân, cao đẳng, đại học khác. Ðặc biệt, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế khá đầy đủ và hiện đại.