ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 15-4-25 10:44:34
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Trường Sa xanh

Báo Cà Mau Những ngày đến với Trường Sa dịp cận tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, chúng tôi hết sức ngỡ ngàng với diện mạo, sức sống và ý chí kiên cường của quân và dân giữa biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Trường Sa bây giờ không chỉ sung túc hơn, mà thật sự đã đẹp hơn với màu xanh căng tràn nhựa sống. Phong ba bão táp, nắng cháy, biển mặn, san hô khô cằn nay đã nhường lại cho những vườn rau, luống hoa kiểng, khu ươm giống và cây cối đủ loại chen nhau vươn lên khoẻ khoắn.

Thượng tá Nguyễn Văn Thọ, Phó lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, cho biết: “Nghị quyết “Xanh hoá” Trường Sa của Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, Quân chủng Hải quân Việt Nam ban hành thực sự trở thành quyết tâm, ý chí cao độ được quân và dân Trường Sa ủng hộ, triển khai. Không chỉ cơ bản đáp ứng nhu cầu tự túc về rau xanh, thực phẩm, quân và dân Trường Sa giờ có những vườn ươm giống để tạo nguồn giống bổ sung, phát triển cho hệ sinh thái tự nhiên trên các đảo. Bên cạnh đó là nỗ lực chỉnh trang diện mạo, cảnh quan môi trường để các đảo ngày càng đẹp hơn. Tất cả vì một Trường Sa xanh, đẹp, mạnh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc”.

Xã đảo Song Tử Tây xanh mát giữa trùng khơi.

 

Những con đường rợp bóng cây xanh trên đảo Song Tử Tây.

 

Tình cảm đồng chí, đồng đội được che mát bởi bóng cây xanh giữa Trường Sa.

 

Biến san hô thành vườn rau, khu trồng rau của đảo Sinh Tồn hiện nay có quy mô như một trang trại nông nghiệp hiện đại.

 

Lực lượng phóng viên đoàn công tác thăm và chúc Tết tại Trường Sa có những giây phút thư giãn dưới tán cây bàng vuông xanh mát trên đảo Song Tử Tây.

 

Ðu đủ oằn sai trái ở Trường Sa.

 

Hải Nguyên thực hiện

 

Dấu ấn Trường Sa với Nhà Tưởng niệm Bác Hồ

Được đi công tác đến các điểm đảo, nhà giàn ở Trường Sa là vinh dự của nhiều người làm báo trong cả nước, bởi không mấy khi được đến nơi đầu sóng ngọn gió ấy, để ghi nhận những thay đổi của Trường Sa.

Trường Sa của Tổ quốc hiên ngang phía biển Ðông

Trước trận quyết chiến cuối cùng ở hang ổ của Mỹ - nguỵ tại Sài Gòn, có một sự kiện đặc biệt đã diễn ra, mà theo hồi ký của cố Ðại tướng Võ Nguyên Giáp là “ngoài kế hoạch chiến lược ban đầu”, đó là giải phóng quần đảo Trường Sa. Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương và Bộ Tư lệnh giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa có nguỵ quân chiếm đóng đã chỉ đạo nhất quán phương châm “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng” để giải phóng một vùng lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc có vị trí chiến lược về kinh tế, quân sự, góp phần làm nên mùa xuân đại thắng của dân tộc.

Tiến tới khép kín đê, kè bờ biển Tây

Xây dựng đê biển Tây từ Cái Ðôi Vàm đến Kinh Năm và kè phòng, chống sạt lở bờ biển các đoạn xung yếu từ cửa biển Sông Ðốc đến cửa biển Bảy Háp, tỉnh Cà Mau, là rất cần thiết, nhằm kiểm soát triều cường, phòng chống xói lở bờ biển, tạo điều kiện khôi phục đai rừng phòng hộ, giảm nhẹ thiên tai, ổn định sinh kế, đời sống cho cộng đồng dân cư, góp phần phát triển bền vững khu vực ven biển Tây tỉnh Cà Mau trong điều kiện biến đổi khí hậu, dựa trên việc phát huy lợi thế tổng hợp của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Ra Trường Sa xem “Sơn Ca ba nhất”

Trong 21 đảo, điểm đảo trên tổng 33 điểm đóng quân trên Quần đảo Trường Sa, Sơn Ca là hòn đảo nhỏ thân thương có biệt danh “ba nhất”, đó là “xanh nhất, sạch nhất, trắng nhất”.

Công binh trên đảo Hòn Chuối vượt khó, sáng tạo

Binh chủng Công binh là lực lượng đầu ngành toàn quân về xây dựng, nâng cấp, bảo quản, quản lý hệ thống công trình quốc phòng trên khắp mọi miền Tổ quốc, nhất là các công trình nơi biên giới, hải đảo... Tại đảo tiền tiêu Hòn Chuối, chiến sĩ Ðại đội 1 (Tiểu đoàn 885, Lữ đoàn Công binh 83, Quân chủng Hải quân) đang ngày đêm làm nhiệm vụ xây dựng các công trình tăng cường phòng thủ trên đảo. Ðây không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ mà còn là tình cảm đối với vùng hải đảo xa xôi nơi cực Nam Tổ quốc.

Ðảm bảo an toàn rừng trên đảo Hòn Chuối

Không chỉ ở đất liền, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) trên các đảo, trong đó có đảo Hòn Chuối được chủ động triển khai ngay từ đầu mùa khô.

Vượt sóng cả, vì bình yên Tổ quốc

Nơi biên giới biển xa, lực lượng làm nhiệm vụ trên biển kiên cường trước mọi khó khăn, bất chấp thời tiết, để nơi đất liền thêm vững lòng tin khi Tổ quốc luôn được bảo vệ một cách chủ động, cảnh giác trong mọi tình huống từ xa, từ sớm…

Ðến với Trường Sa thân yêu

Cho đến bây giờ, khi gió bấc trở ngọn, đất trời vào xuân, lại gợi lên trong chúng tôi bao nỗi nhớ miên man về Trường Sa thân yêu của Tổ quốc. Vào những ngày đầu tháng 5 (từ ngày 6-12/5/2024) chúng tôi có dịp tháp tùng cùng Ðoàn công tác tỉnh Cà Mau với gần 100 thành viên là cán bộ lãnh đạo ở các sở, ban, ngành, đoàn thể và các huyện, thành phố cùng phóng viên và văn nghệ sĩ, do đồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh dẫn đầu, cùng với Ðoàn công tác của Quân chủng Hải quân đã tổ chức chuyến đến thăm, tặng quà động viên cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1.

Chuyến hải trình đặc biệt

Trước thềm tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chuyến hải trình đặc biệt từ đất liền đến các điểm đảo tiền tiêu phía Tây Nam của Tổ quốc dường như mang mùa xuân đến sớm với cán bộ, chiến sĩ và người dân nơi đảo xa.

Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ thời kỳ mới

Phát huy truyền thống anh hùng và hình ảnh cao đẹp của người lính quân hàm xanh, với tinh thần và trách nhiệm, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau luôn gắn bó, đồng hành cùng người dân vùng biên giới biển, đảo phát triển kinh tế - xã hội, ổn định cuộc sống, xây dựng vùng biên cương nơi cực Nam Tổ quốc ngày càng vững mạnh.