ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 13-6-25 08:44:09
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Trường Sa - Hải trình thiêng liêng - Bài 2: Song Tử Tây tươi đẹp

Báo Cà Mau Huyện đảo Trường Sa có 3 đơn vị hành chính gồm thị trấn Trường Sa, 2 xã Song Tử Tây và Sinh Tồn gồm các đảo chính và đảo phụ cận. Ðảo Song Tử Tây được giải phóng vào ngày 14/4/1975, trong suốt chặng đường đã qua, quân và dân xã đảo Song Tử Tây đã nỗ lực khắc phục khó khăn đặc thù của đảo tiền tiêu, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo đất nước.

Cùng với Chương trình “Xanh hoá Trường Sa” của Vùng 4 Hải quân, Song Tử Tây hiện lên xanh tươi, bình yên, căng tràn sức sống.

Mạch sống sinh sôi

Khác với những mường tượng lâu nay, Song Tử Tây mang đến cho chúng tôi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Thì ra Trường Sa không chỉ có nắng, gió, mưa bão với cây bàng vuông, cây phong ba, cây tra, cây mù u mà còn có đầy đủ tất cả các loại cây cối thân thuộc như ở đất liền. Trung tá Ðào Xuân Nam, Chỉ huy trưởng, Chủ tịch UBND xã Song Tử Tây, thông tin: “Song Tử Tây có giếng nước lợ phục vụ đầy đủ cho sinh hoạt, tăng gia sản xuất. Bằng nhiều giải pháp, quân và dân Song Tử Tây luôn chăm chút cho diện mạo của đảo ngày càng xanh đẹp hơn, trù phú hơn”.

Chiến sĩ đảo Song Tử Tây chăm sóc vườn ươm cây giống. Ảnh: QUỐC RIN

Nhà báo Nguyễn Thế Hảo, Phó tổng biên tập Tạp chí An toàn thông tin, Ban Cơ yếu Chính phủ, trong lần trở lại Song Tử Tây, bồi hồi: “So với trước, đảo Song Tử Tây giờ đẹp lên nhiều thật nhiều. Nếu không tận mắt chứng kiến thì thật khó có thể tin giữa muôn trùng sóng gió này, đảo Song Tử Tây lại xanh mướt cây cối, hoa kiểng đua nở trong gió Tết. Có được thành quả này là cả một quá trình kỳ công, quyết tâm cao độ của quân và dân trên đảo. Các bạn cũng đồng ý với tôi thôi, ở đây cũng giống như cuộc sống ở đất liền rồi, không còn bất kỳ khác biệt nào cả”.

Vợ chồng anh Nguyễn Tấn Luận và chị Trần Thị Châu Úc đón khách tới nhà bằng tất cả tấm lòng, mừng vui như đón chào những người ruột thịt. Anh Luận chia sẻ: “Trên đảo giờ có rất nhiều cây cối, bộ đội và bà con trồng trọt, tăng gia sản xuất đảm bảo tự túc rau, củ, quả cho sinh hoạt”. Tình cảm quân dân thắm thiết, thuỷ chung, cùng vun đắp, tô thắm thêm diện mạo tươi đẹp của Song Tử Tây.

Nói như chị Úc: “Bộ đội ở đảo luôn quan tâm, hỗ trợ người dân mọi mặt đời sống. Hễ bà con cần gì là bộ đội có mặt giúp đỡ ngay. Các điều kiện sinh hoạt như điện, nước, thông tin liên lạc, việc học hành của con em cũng không khác gì so với đất liền”.

Trẻ em Song Tử Tây được chăm lo mọi điều kiện tốt nhất từ học hành, chăm sóc sức khoẻ, vui chơi giải trí. Ảnh: QUỐC RIN

Trung tá Ðặng Văn Tài, Chính trị viên phó đảo Song Tử Tây, tiết lộ với chúng tôi rằng: “Cây cối ở đảo trong một trận bão lớn cách đây vài năm bị thiệt hại lớn. Quân và dân trên đảo phải chăm sóc từng gốc cây, bụi hoa kiểng để có được màu xanh như bây giờ. Song Tử Tây không chỉ trồng được cây mà còn có vườn ươm cây giống cung cấp cho các đảo khác. Còn chuyện trồng rau, củ, quả trên đảo bây giờ rất thuận lợi, kết quả tốt”.

Trong cảm nhận của riêng mình, chúng tôi thấy những dáng cây nghiêng nghiêng vì gió bão của Song Tử Tây hoá ra lại có vẻ đẹp riêng mà khó bàn tay nghệ nhân nào có thể tạo tác được. Bởi mỗi gốc cây, luống hoa, bụi cỏ ở đây đều được kết tinh từ nắng gió Trường Sa, bằng tình yêu chung thuỷ, công sức lớn lao của biết bao thế hệ con người.

Ấn tượng khó phai

Thượng tá Nguyễn Văn Khương, Chính trị viên Ðảo Song Tử Tây, khẳng định: “Các lực lượng làm nhiệm vụ trên đảo luôn nỗ lực cao nhất, hoàn thành nhiệm vụ tốt nhất để giữ gìn chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Việc chăm sóc, nâng cao toàn diện đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội được đặc biệt chú trọng. Bộ đội trên đảo thông qua các hoạt động sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao để đảm bảo sức khoẻ, xây dựng đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh. Từ đó tạo ra không khí phấn khởi, yên tâm công tác, thi đua lập thành tích”.

Phút thư giãn của chiến sĩ đảo Song Tử Tây. Ảnh: QUỐC RIN

Chiến sĩ Nguyễn Anh Kiệt tâm tình rằng: “Ðược làm nhiệm vụ ở đảo Song Tử Tây là vinh dự lớn của bản thân tôi. Dù ban đầu có đôi chút nhớ nhà, nhưng tình cảm đồng chí, đồng đội, của bà con trên đảo khiến tôi hoà nhập cuộc sống mới rất nhanh. Thời điểm này, Song Tử Tây đang rộn ràng các hoạt động vui xuân, đón Tết, tôi càng thấy thêm gắn bó, yêu thương và quyết tâm cao nhất để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Phải nói là mỗi ngày trên đảo là một ngày vui, một ngày ý nghĩa của tuổi trẻ chiến sĩ ở Trường Sa yêu thương”.

Với chiến sĩ Mai Ngọc Hoàn, những buổi sinh hoạt đọc sách trong thư viện hàng trăm đầu sách, báo, tạp chí của đơn vị là trải nghiệm đầy thú vị, bổ ích: “Từ thư viện của đơn vị, chúng tôi, những chiến sĩ trẻ được bồi đắp thêm tình yêu quê hương, Tổ quốc, càng quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng, trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng mà Bác Hồ và Ðảng đã lựa chọn cho dân tộc”.

Đảo Song Tử Tây có thư viện lớn với hàng trăm đầu sách, báo, tạp chí phục vụ đời sống tinh thần cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân.

Dù không được tham gia trọn vẹn các hoạt động vui xuân, đón Tết với quân và dân Song Tử Tây vì điều kiện thời tiết, nhưng từng khoảnh khắc của chúng tôi trên đảo Song Tử Tây đã trọn vẹn lắm những yêu thương. Chúng tôi được mời đĩa rau câu, ly cà phê, tách trà, chùm trái tra chín (còn được bà con và bộ đội Trường Sa gọi là nho biển) được người dân trên đảo chăm chút, hào sảng mời khách; được đắm mình trong nụ cười, cái bắt tay thật chặt và những câu chuyện gần gũi, thân thương, đẹp lộng lẫy tình người giữa biển đảo quê hương. Cùng sắc mai, nhành đào, chậu quất là đoá bàng vuông nở giữa đêm khuya thơm ngát. Ngoài kia là tiếng sóng biển Ðông rì rầm, bình yên như bản hùng ca bất diệt muôn đời của dân tộc.

Nhớ mãi giọt nước mắt của bà con tiễn đoàn công tác trên cầu cảng, cái vẫy tay lưu luyến bịn rịn nhưng trọn vẹn, ngời sáng niềm tin. Song Tử Tây đã ở lại trong tim chúng tôi với miền thương nhớ khôn nguôi./.

 

Ghi chép của Phạm Quốc Rin

Bài 3: Bản hùng ca Trường Sa

 

Số hoá để phát triển nông nghiệp bền vững - Bài cuối: Nhìn về tương lai đầy triển vọng

Những giải pháp và phương hướng từ ngành nông nghiệp liên tục được đề xuất, triển khai để thúc đẩy chuyển đổi số một cách nhanh chóng, mạnh mẽ, hướng tới mục tiêu phát triển nền nông nghiệp xanh, phát triển bền vững.

Số hoá để phát triển nông nghiệp bền vững - Bài 2: Bài toán cân não

Câu chuyện chuyển đổi số trong nông nghiệp Cà Mau không chỉ là hành trình số hoá những ao tôm, thửa ruộng, mà là quá trình “số hoá tư duy”, điều này không dễ dàng, khi thói quen canh tác thủ công, truyền thống đã ăn sâu vào máu thịt của người nông dân bao đời.

Số hoá để phát triển nông nghiệp bền vững

Theo “Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) đã chỉ đạo các tỉnh, thành phố tích cực phát huy thế mạnh, khắc phục hạn chế trong số hoá nông nghiệp và môi trường. Mục tiêu là xây dựng nền nông nghiệp thông minh, an toàn, hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu và nâng cao giá trị gia tăng.

"Chiếc nôi chung" thương nhớ, tự hào - Bài cuối: “Quê chúng ta Cà Mau”

Những ngày này, tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu đang tập trung khẩn trương cho công tác chuẩn bị hợp nhất thành tỉnh Cà Mau mới - một phiên bản được nâng cấp toàn diện, đầy kỳ vọng của Minh Hải xưa. Cà Mau - Bạc Liêu lại chung một mái nhà, một chiếc nôi với trọn vẹn những nghĩa tình, những khát vọng phát triển lớn lao, với sức vóc mạnh mẽ, thế và lực vững vàng ở địa đầu cực Nam Tổ quốc.

"Chiếc nôi chung" thương nhớ, tự hào

Khi chủ trương hợp nhất tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu thành tỉnh Cà Mau được công bố và thông tin rộng rãi, có một điều kỳ lạ đã diễn ra. Không có sự nuối tiếc, không hề âu lo, mà trái lại, đó là sự hào hứng, phấn chấn và đồng thuận cao độ của Nhân dân 2 tỉnh. Vậy là Cà Mau - Bạc Liêu lại về chung một mái nhà, chung một khát vọng, cộng hưởng và nhân lên sức mạnh, niềm tin để cùng nhau xây dựng vùng đất phía địa đầu cực Nam Tổ quốc bừng sáng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

"Chiếc nôi chung" thương nhớ, tự hào - Bài 2: Chặng đường 20 năm lịch sử

Tỉnh Minh Hải tồn tại trong 20 năm, từ 1976 đến hết năm 1996, vượt qua nhiều thách thức, trở ngại, kể cả những thời khắc hết sức gian khó để hoàn thành trọn vẹn sứ mệnh lịch sử với những thành tựu hết sức to lớn, đặt nền tảng vững chắc cho đà ổn định, phát triển của 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu, về sau này.

Cà Mau - Ðịa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài cuối: Bừng sáng vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc

Cà Mau hôm nay đổi mới, phát triển từng ngày. Những cán bộ lão thành cách mạng, những bậc cao niên ở Cà Mau mà chúng tôi có dịp gặp, đã trải qua bom đạn chiến tranh, trải qua những ngày tháng Cà Mau còn đầy khó khăn, tất cả đều nói rằng, Cà Mau mình bây giờ đã phát triển nhiều lắm, đời sống Nhân dân đã sung túc hơn trước bội phần. Từ vùng đất hoang vu, nê địa; từ những đau thương, mất mát lớn lao trong kháng chiến; đến nay, Cà Mau đã vươn mình đi lên bằng sức vóc mới, thế và lực mới, để chặng đường phát triển tương lai sẽ làm bừng sáng vùng đất địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 4: Vùng đất của những sản vật vang danh

Dù lên rừng hay xuống biển, Cà Mau đều sẵn có những đặc sản trứ danh. Nếu chỉ nhắc đến đại khái, nhiều người sẽ chưa thoả dạ hoặc lòng còn hoài nghi, thắc mắc. Sự trù phú của thiên nhiên hoà quyện với quá trình lao động siêng năng, bền bĩ, đúc kết kinh nghiệm và sự sáng tạo tài hoa của lớp lớp con người Cà Mau đã kết tụ nên giá trị và sức sống lâu bền của những sản vật đặc trưng ở vùng đất mới.

Lưu Hữu Phước – Nhạc sĩ tài danh đất Tây Đô

Hai ba thế hệ người Việt Nam hát những ca khúc của nhạc sĩ tài danh Lưu Hữu Phước. Không có cuộc đời nào, tâm hồn nào trên đất nước Việt Nam thân yêu thế kỷ vệ quốc anh hùng mà không được Lưu Hữu Phước giục giã.

Ngày giải phóng Cà Mau