ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-7-25 16:24:04
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phát huy sức trẻ sau tinh gọn bộ máy - Bài 1: Xung kích, đi đầu

Báo Cà Mau LTS: Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, đi đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;Tuy nhiên, ột câu hỏi lớn đang đặt ra là: Làm thế nào để tiếp tục xây dựng thế hệ thanh niên ưu tú, thực sự là nguồn nhân lực tương lai chất lượng trong bối cảnh tinh gọn tổ chức bộ máy;hệ thống chính trị, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, góp phần thực hiện tốt công cuộc phát triển kinh tế - xã hội đất nước, phát triển quê hương Cà Mau.

Hăng hái, quyết liệt, tiên phong... là những cụm từ mà tuổi trẻ Cà Mau luôn lấy làm kim chỉ nam trong các phong trào, hoạt động. Điều này thể hiện cụ thể bằng hiệu quả to lớn, thiết thực từ các công trình, phần việc thanh niên, góp sức kiến thiết quê hương và được sự ghi nhận, trân trọng của lãnh đạo tỉnh cũng như cộng đồng xã hội.

Sống đẹp, dám nghĩ, dám làm

Nổi bật nhất là việc thực hiện phong trào “Chung tay xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước” do Thủ tướng Chính phủ phát động. Dưới sự dẫn dắt của tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Thanh niên, ĐVTN cả nước nói chung, Cà Mau nói riêng đã phát huy cao độ vai trò nòng cốt và tinh thần xung kích, tình nguyện.

Trong hàng ngàn căn nhà mới được bàn giao cho hộ nghèo, tuổi trẻ đã chung tay xây dựng hơn 1.000 căn với gần 3.000 ngày công, trị giá hơn 820 triệu đồng, đồng nghĩa với việc tiếp sức hiện thực hoá ước mơ an cư, niềm tin và động lực vươn lên cho hơn 1.000 hộ nghèo. 

ĐVTN đóng góp ngày công lao động, vừa góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà vừa tiết kiệm chi phí cho gia đình.

Với 97 đội hình tình nguyện, các ĐVTN đã không ngần ngại lấm lem bùn đất, góp sức góp công tháo dỡ, đắp nền, dựng nhà, vận chuyển vật tư... và cả những buổi tối chong đèn hướng dẫn người dân xây dựng đúng kỹ thuật, an toàn, bền vững. Trong nụ cười của người dân ngày nhận nhà mới, trong bàn tay chai sạn của những đoàn viên là câu chuyện rất thật, rất đẹp về một thế hệ thanh niên hành động vì cộng đồng.

“Khi tham gia hỗ trợ xây nhà ở cho hộ nghèo, tôi và các bạn đoàn viên đều cảm thấy rất tự hào. Nhìn thấy nụ cười, ánh mắt xúc động của người dân khi căn nhà dần hình thành, chúng tôi càng thêm thấm thía ý nghĩa của hai chữ “tình nguyện”", anh Lê Nhật Anh, Bí thư Chi đoàn ấp Đông Mỹ, xã Cái Nước, chia sẻ.

Không chỉ có trái tim nhân ái, tuổi trẻ Cà Mau còn thể hiện sự năng động trong phát triển kinh tế bằng những dự án khởi nghiệp bám đất bám quê. Tiêu biểu trong hành trình vươn lên từ gian khó là anh Nguyễn Trường Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Xã đoàn Tam Giang, người đã gầy dựng Công ty TNHH Nuôi trồng, Thu mua và Chế biến thuỷ sản Trường Hải với doanh thu hằng năm đạt hơn 2,5 tỷ đồng và tạo việc làm cho hơn 15 lao động.

Tuổi trẻ Cà Mau thể hiện sự năng động trong phát triển kinh tế bằng những mô hình khởi nghiệp thành công.

Năm 2024, sản phẩm tôm khô của công ty được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh. Không dừng lại ở đó, hiện anh Hải đang nghiên cứu chế biến sản phẩm nước mắm từ tôm. Sự nỗ lực không ngừng của anh không chỉ là minh chứng sống động cho tinh thần vượt khó, dám nghĩ, dám làm của ĐVTN Cà Mau, mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ cho các bạn trẻ.

Chung tay kiến thiết quê hương

Nhiều năm qua, chị Trần Thị Muội, Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam xã, Bí thư Xã đoàn Cái Nước bền bỉ thắp sáng tinh thần khởi nghiệp, hỗ trợ thoát nghèo cho thanh niên địa phương. Mỗi phong trào khởi xướng, mỗi bạn trẻ được động viên, mỗi gia đình thoát nghèo... trên địa bàn đều mang dấu ấn của nữ cán bộ Đoàn “lời nói đi đôi với việc làm” và không chùn bước, nản lòng trước thử thách. Trong đó, xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường... là những phong trào được chị Muội dồn nhiều tâm sức. Những con đường nông thôn sạch đẹp, rợp bóng cây xanh, những hàng cờ Tổ quốc đỏ rực... do chị vận động thực hiện đã góp phần làm đẹp miền quê, đánh thức niềm tự hào trong mỗi người trẻ.

Đặc biệt, công trình số hoá địa điểm Khu căn cứ Huyện uỷ Cái Nước - một địa chỉ đỏ ở địa phương, là ví dụ điển hình cho cách làm đầy sáng tạo của chị để đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống ở địa phương. Nhờ sự đầu tư tâm huyết của chị Muội và Đoàn xã, nơi đây đã trở thành không gian giáo dục trực quan, sinh động, góp phần bồi đắp lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ.

Chị Muội còn kết nối vận động gần 400 triệu đồng hỗ trợ thanh niên và trực tiếp hướng dẫn mô hình khởi nghiệp phù hợp. Từ đó, đã có 87 mô hình kinh tế của thanh niên ra đời (nuôi sò huyết, ươm dèo cua giống, nuôi chồn hương, mở tiệm bánh kem...).

Nhiều công trình, phần việc mà  các bạn ĐVTN chung tay thực hiện.

“Nhìn quê hương ngày càng tươi đẹp qua từng công trình, phần việc mà bản thân cùng các bạn ĐVTN chung tay thực hiện, tôi thấy tuổi trẻ của mình không hoang phí. Tham gia công tác Ðoàn đã cho tôi nhiều cơ hội rèn luyện, trải nghiệm và tích luỹ những bài học quý giá, để ngày càng hoàn thiện bản thân”, chị Muội bày tỏ.

Trong hàng ngũ Đoàn còn có rất nhiều bạn trẻ khác cũng đang viết tiếp câu chuyện kiến thiết quê hương bằng những cách riêng đầy nhiệt tình và tinh thần đổi mới sáng tạo giống như chị Trần Thị Muội. Điển hình là tại 2 xã Tân Hưng và Hưng Mỹ, một nhóm bạn trẻ đã sử dụng Fanpage địa phương kêu gọi được gần 120 triệu đồng, từ nguồn này kết hợp với ngày công của thanh niên đã sửa chữa 3 căn nhà cho hộ nghèo. Tại xã Trần Văn Thời, Đoàn xã tổ chức lớp “xoá mù công nghệ”, giúp người cao tuổi tiếp cận các dịch vụ số như: thanh toán trực tuyến, đăng ký khám bệnh Online.

Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải tặng quà và bày tỏ nhiều kỳ vọng đối với lực lượng đoàn viên, thanh niên và Đoàn bộ tỉnh nhà.

Có thể nói, với những gì đã và đang thể hiện trên mọi mặt trận, tuổi trẻ Cà Mau hôm nay minh chứng cho một thế hệ có ý thức trách nhiệm, khát khao cống hiến, tinh thần đổi mới sáng tạo không ngừng, tự lực vượt khó vươn lên để làm giàu chính đáng cho bản thân, gia đình và góp sức cho phát triển quê hương; sống đẹp, sống có ích vì cộng đồng. 

 Lam Khánh - Đại Dương

Dân vận khéo, vun đắp niềm tin - Bài 1: Vì lợi ích Nhân dân

Thời gian qua, ở tỉnh Cà Mau đã có hàng ngàn mô hình dân vận khéo (DVK) hiệu quả, thiết thực vì cuộc sống người dân, hướng đến xây dựng “gia đình hạnh phúc”, “cộng đồng hạnh phúc” và dần tiến tới “xã hội hạnh phúc”. Và công tác dân vận khéo chính là cầu nối giữa ý Đảng với lòng dân; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường, tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh nhà.

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau - Bài cuối: Ðất lành - Trăm năm tươi tốt

Sau 50 năm thống nhất đất nước, hệ thống trường học trên địa tỉnh Cà Mau được quy hoạch, đầu tư kiên cố, khang trang (trường xanh, sạch, đẹp) theo Ðề án kiên cố hoá trường lớp, trang thiết bị được đầu tư hiện đại, phục vụ tốt Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, đáp ứng tốt nhu cầu dạy và học. Các trường được đầu tư theo hướng tiến tới đủ điều kiện công nhận trường đạt chuẩn quốc gia, hiện nay ngành giáo dục đang tiếp tục triển khai thực hiện sắp xếp mạng lưới trường lớp theo Ðề án “Sắp xếp, phát triển mạng lưới trường học trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030”.

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau - Bài 2: Nhà giáo hai quê

Trong những năm tháng sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đội ngũ giáo viên vừa thiếu về số lượng, vừa hạn chế về chuyên môn. Tuy vậy, với tinh thần “tất cả vì sự nghiệp trồng người”, nhiều giáo viên tình nguyện từ miền Bắc vào Nam theo tiếng gọi “Nam tiến”, đã không ngại gian khổ bám trụ để dạy học giữa rừng đước, rừng tràm, bưng biền, để tạo nên lớp thế hệ tương lai cho quê hương.

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau

Từ "vùng trũng” giáo dục khi giải phóng (30/4/1975), sau nửa thế kỷ, Cà Mau - vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đã có thể tự tin, tự hào để nói về một vùng đất hiếu học, vùng đất học. Một nhà giáo về hưu, được tăng cường từ miền Bắc vào để giảng dạy những năm đầu sau giải phóng, đã nói đại ý về giáo dục Cà Mau: "Bác Hồ dạy “mười năm trồng cây, trăm năm trồng người”. Cà Mau là đất lành, thế nên rừng ở Cà Mau mênh mông đước tràm, chim kéo về làm tổ. Con người Cà Mau thì có bản sắc, cá tính riêng, chúng tôi, những người làm nghề giáo chỉ có mặt và góp thêm những điều mình có, nhỏ bé thôi, để khơi mở nội lực lớn lao của tài nguyên con người nơi đây”.

Báo chí đồng hành, đưa tín dụng chính sách đến dân - Bài cuối: Đồng hành trong chuyển đổi số

Chuyển đổi số trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đang ngày càng đi vào chiều sâu, từ khâu quản lý đến phục vụ người dân. Trong hành trình đó, báo chí đã và đang đóng vai trò không thể thay thế, không chỉ là “kênh truyền dẫn” thông tin, mà còn là người bạn đồng hành tin cậy, giúp đưa tín dụng chính sách đến với người dân một cách hiệu quả, nhất là trong bối cảnh số hóa đang chuyển mình mạnh mẽ.

Báo chí đồng hành, đưa tín dụng chính sách đến dân

Giữa dòng chảy không ngừng của chính sách, báo chí như ống kính soi chiếu hiệu quả từ thực tiễn, là kênh chuyển tải tâm tư, nguyện vọng và nhu cầu chính đáng của người dân, đặc biệt là nhóm người yếu thế, từ đó góp phần xây dựng chính sách hoàn thiện, hiệu quả, thực sự đi vào đời sống Nhân dân. Ðiều này đặc biệt thấy rõ ở vai trò của báo chí đối với công tác truyền thông tín dụng chính sách thời gian qua.

Kỷ niệm với Trường Trung học Tiền Phong

Nhớ giữa năm 1953 đầu năm 1954, tôi đang học Trường Trung học Tiền Phong do Xứ đoàn Thanh niên cứu quốc Nam Bộ tổ chức thì có quyết định rút tôi về cơ quan Xứ đoàn để bảo vệ Ban Biên tập Báo Nhân Dân miền Nam, do anh Kỉnh (Nguyễn Phượng Vũ) và anh Hưởng Triều (Trần Bạch Ðằng) phụ trách.

Công tác cán bộ: Ai chọn, chọn ai? - Bài cuối: Thành bại tại… cán bộ

Tổng Bí thư Tô Lâm, người đứng đầu Đảng ta khẳng định: “Công tác cán bộ là mấu chốt quyết định sự thành bại của chính quyền địa phương 2 cấp”. Gắn với cuộc cách mạng về bộ máy tổ chức là cuộc cách mạng về công tác cán bộ. Năng lực thực tiễn, đạo đức công vụ, uy tín Nhân dân là những tiêu chí cao nhất cho việc lựa chọn cán bộ. Đây cũng là những vấn đề mà tỉnh Cà Mau đặc biệt lưu tâm trong việc “chọn người” xứng tầm, đảm đương được yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh mới.

Công tác cán bộ: Ai chọn, chọn ai?

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi công tác cán bộ là vấn đề hết sức hệ trọng đối với sự nghiệp cách mạng: “Cán bộ là cái gốc của mọi việc, muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Công tác cán bộ là công việc khó, nhiều biến số, do đó cần có quy trình, cơ chế, tiêu chí lựa chọn chặt chẽ, thận trọng nhưng đồng thời cũng phải có sự mạnh dạn, đột phá. Việc “chọn người” cần phải làm rõ những vấn đề mấu chốt nhất, đó là “ai chọn?”, “chọn ai?” và chọn như thế nào? Gắn với cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức, thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hiện nay, công tác cán bộ là vấn đề hết sức thời sự, quyết định đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy mới.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc - Bài cuối: Dệt nghĩa tình nơi vùng biên

Thắt chặt tình quân - dân, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau tích cực tham gia xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở các địa bàn biên giới biển, đảo, thường xuyên thực hiện các hoạt động nghĩa tình, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bà con. Ðiều này góp phần củng cố sức mạnh đại đoàn kết, tạo nên thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc, phát huy sức mạnh tổng hợp để bảo vệ chủ quyền biển, đảo.