ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 14:41:57
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Truyền thông phòng chống HIV/AIDS trong giới trẻ

Báo Cà Mau Những năm gần đây, số người nhiễm HIV/AIDS tại Cà Mau có xu hướng trẻ hoá, trong đó dưới 30 tuổi chiếm đa số; không chỉ trong nhóm đối tượng trưởng thành mà ngay cả học sinh, sinh viên cũng là mối quan tâm, vì thói quen sinh hoạt không lành mạnh, do đó, cần tăng cường truyền thông mạnh và rộng khắp.

Theo báo cáo của Khoa Phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau, từ năm 1994 đến nay, tỉnh phát hiện 4.475 trường hợp nhiễm HIV. Cà Mau đang hướng đến mục tiêu 95% người nhiễm HIV biết tình trạng của mình; 95% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV; 95% người điều trị bằng thuốc ARV có tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện, góp phần thực hiện chiến lược quốc gia chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030.

Ghi nhận số ca mắc mới HIV gần đây cho thấy tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt là đường lây và nhóm cộng đồng nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) tăng cao từ 15-25 tuổi. Những tháng đầu năm 2024, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh giám sát 518 mẫu trong đối tượng đồng giới nam, đã phát hiện 26 trường hợp nhiễm HIV.

Hiện nay, biện pháp dự phòng trước phơi nhiễm PrEP an toàn nhất là sử dụng thuốc AVR cho người chưa nhiễm (HIV âm tính) và nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao. Theo đó, PrEP có hiệu quả giảm nguy cơ nhiễm HIV qua đường tình dục lên tới 97% và qua tiêm chích đến 74% nếu tuân thủ điều trị tốt. Hiện nay, Cà Mau có hơn 270 người đang sử dụng PrEP.

Theo liệu trình điều trị PrEP, khách hàng sẽ được xét nghiệm tải lượng vi rút định kỳ.

Ðể đạt chỉ tiêu sử dụng PrEP trong năm 2024 và đảm bảo tỷ lệ duy trì điều trị PrEP đạt ngưỡng chỉ tiêu quốc gia 75%, ngành y tế tỉnh tiếp tục triển khai cung cấp dịch vụ kết nối chặt chẽ với cộng đồng, đôn đốc tiến độ triển khai điều trị PrEP.

Cụ thể, truyền thông rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng thông qua các sự kiện; truyền thông qua nhóm nhỏ, mạng xã hội và các ứng dụng trên điện thoại, tiếp cận trực tiếp các nhóm khách hàng. Huy động vai trò của các nhóm cộng đồng, các đồng đẳng viên kết nối và hỗ trợ khách hàng có nhu cầu với cơ sở điều trị PrEP. Quản lý, theo dõi chặt chẽ việc cung cấp thuốc PrEP tại cơ sở điều trị.

Em Lư Huỳnh Anh, sinh viên năm 2 ngành Dược, Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau, cho biết: “Trong những sự kiện gần đây tham gia, tôi đặc biệt ấn tượng với SV69, trong đó phối hợp tuyên truyền về phòng tránh HIV/AIDS. Ðây cũng là lần đầu tiên bản thân tiếp xúc với những thông tin trực diện về HIV/AIDS. Các kiến thức tuyên truyền không chỉ có ích cho người nghe mà còn mở rộng thêm nhiều thông tin chính thống, giúp tôi có cái nhìn đa chiều về việc phòng tránh tốt nhất cho bản thân, gia đình và xã hội. Hy vọng sắp tới sẽ có những buổi truyền thông, sự kiện tương tự để giới trẻ được lắng nghe và tương tác, kịp thời nắm bắt thông tin cũng như giải đáp thắc mắc để bảo vệ chính mình trước HIV”.

Truyền thông về HIV/AIDS được lồng ghép trong Chương trình SV69, mang đến nhiều kiến thức về việc phòng tránh HIV/AIDS cho giới trẻ, đặc biệt là nhóm đối tượng học sinh, sinh viên.Truyền thông về HIV/AIDS được lồng ghép trong Chương trình SV69, mang đến nhiều kiến thức về việc phòng tránh HIV/AIDS cho giới trẻ, đặc biệt là nhóm đối tượng học sinh, sinh viên.

Ông Nguyễn Thanh Tặng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau, cho biết: “Ðối tượng nhiễm và có nguy cơ nhiễm cao ngày càng trẻ hoá, trong đó nam chiếm nhiều hơn. Ðây là vấn đề nhạy cảm nên khi tư vấn tiếp xúc với khách hàng, cần thăm hỏi ân cần, tư vấn hướng dẫn các xét nghiệm cần thiết và cung cấp thuốc uống theo chỉ định. Ðặc biệt, hồ sơ thông tin được bảo mật tuyệt đối, mỗi người đều có mã số riêng và khi họ di chuyển nơi cư trú, chỉ cần có mã số sẽ được liên tục hỗ trợ cấp phát thuốc, do đó tỷ lệ duy trì sẽ cao hơn”.

Riêng Trung tâm Y tế TP Cà Mau, 1 trong 2 cơ sở điều trị PrEP tại tỉnh, tỷ lệ người có nguy cơ duy trì các biện pháp dự phòng phơi nhiễm PrEP từ 3 tháng trở lên đạt 90%, cao hơn tiêu chuẩn chung của Cục Phòng chống HIV/AIDS đặt ra ở mức 75%.

Theo đó, để đạt kết quả trên, ngoài làm tốt công tác tuyên truyền, còn có sự góp sức của mạng lưới CBO (nhóm hỗ trợ cộng đồng phòng chống HIV) kết nối các nhóm đối tượng có nguy cơ nhiễm, khách hàng...

Ông Trần Quốc Toàn, Trưởng khoa Khám bệnh, Trung tâm Y tế TP Cà Mau, chia sẻ: “Thuốc sẽ được cấp hoàn toàn miễn phí cho khách hàng, các đối tượng đặc biệt, trong 3 tháng đầu, mỗi tháng sẽ đến lãnh thuốc một lần kèm các xét nghiệm cần thiết; kế đó, chu kỳ 3 tháng nhận thuốc/lần theo hình thức PrEP. Bên cạnh đó, tư vấn cho khách hàng hiểu việc uống thuốc và tiếp nhận đúng liều, đúng thời gian sẽ giúp tỷ lệ phòng tránh lây nhiễm gần như 100%. Thực tế theo dõi khách hàng xét nghiệm định kỳ duy trì từ năm 2020 đến nay, không có ca lây nhiễm, đó là tín hiệu khởi sắc cho việc phòng tránh lây nhiễm HIV tại cơ sở”./.

 

Ngô Nhi

 

Kiên quyết đấu tranh, đẩy lùi tệ nạn ma tuý

Tệ nạn ma tuý đã và đang là vấn nạn nhức nhối của xã hội, gây ra nhiều hệ luỵ nghiêm trọng về an ninh trật tự, sức khoẻ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân. Thời gian qua, Công an tỉnh Cà Mau quyết liệt đấu tranh, truy quét, đẩy lùi tệ nạn ma tuý ra khỏi cộng đồng bằng nhiều cách làm hiệu quả. Ðiều đó thể hiện rõ qua số vụ việc được triệt phá năm sau đều cao hơn năm trước.

Chủ động giải pháp giữ vững an ninh trật tự

TP Cà Mau là địa bàn trung tâm của tỉnh, có nhiều cơ quan, đơn vị quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá, quốc phòng, an ninh đóng trên địa bàn. Trong 3 quý năm 2024, tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn cơ bản ổn định.

Cần bỏ thói quen hút thuốc lá

Hiện nay, số lượng người hút thuốc lá còn khá đông, chủ yếu ở lứa tuổi từ 25-45 (chiếm gần 50%). Nhiều người, dù biết tác hại của thuốc lá ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ của bản thân cũng như những người xung quanh nhưng vẫn khó bỏ hút thuốc lá. Việc từ bỏ thuốc lá đòi hỏi phải có động lực mạnh mẽ, sự hỗ trợ lâu dài, và sự thay đổi này không phải ai cũng làm được, khi mà việc hút thuốc đã trở thành xu hướng, thói quen.

Trường học không khói thuốc

Ðể duy trì và xây dựng trường học không khói thuốc lá, thời gian qua, các trường học cũng như các đơn vị, sở, ngành đã có nhiều hoạt động thiết thực tuyên truyền phòng chống tác hại của thuốc lá, thuốc lá điện tử trong trường học, đặc biệt là lứa tuổi học sinh, thanh - thiếu niên.

Phần mềm quản lý người nhiễm HIV/AIDS - Chặt chẽ, bảo mật tuyệt đối

Phần mềm quản lý người nhiễm HIV/AIDS INFO được bắt đầu sử dụng vào năm 2012. Ðây là hệ thống kết nối, hỗ trợ trong việc quản lý người nhiễm HIV/AIDS từ tuyến xã, huyện đến tuyến tỉnh, Trung ương. Ban đầu, phần mềm này chỉ ở bản 2.0, sau đó được nâng cấp lên 3.1 và hiện tại là bản hoàn chỉnh 4.0. Phiên bản mới nhất đã cải thiện chức năng hệ thống, đem lại hiệu quả hơn trong việc quản lý, giám sát người nhiễm HIV/AIDS. Nó đã được triển khai đến các đơn vị xét nghiệm HIV, các đơn vị giám sát dịch HIV/AIDS ở các xã, huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Chính sách nhân văn với người tái hoà nhập cộng đồng

Tư vấn giới thiệu việc làm, tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù... là những chính sách nhân văn của Ðảng và Nhà nước, nhằm giúp người sau khi chấp hành xong án tù về địa phương có điều kiện làm lại cuộc đời.

Nói không với ma tuý trong học đường

Ma tuý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các mặt của đời sống, người nghiện có thể dẫn đến các hành vi phạm tội nguy hiểm cho mọi người và xã hội. Hiện nay, tình trạng sử dụng trái phép chất ma tuý có xu hướng gia tăng và đối tượng sử dụng ma tuý ngày càng trẻ hoá, đặt ra nhiều thách thức trong công tác phòng, chống ma tuý, nhất là trong học đường.

Tuyên truyền “Nói không với ma tuý” trong học đường

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phòng chống ma tuý, thuốc lá điện tử trong học đường, sáng nay (21/10), Tỉnh đoàn phối hợp với Công an tỉnh tổ chức các hoạt động tuyên truyền “Nói không với ma tuý” cho tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh Trường THPT Nguyễn Việt Khái (Phường 8, TP Cà Mau).

Hỗ trợ hoà nhập cho người mãn án

Với mong muốn tạo điều kiện giúp đỡ người mãn án trở thành người có ích cho xã hội, Công an huyện U Minh đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể thường xuyên tổ chức các hoạt động trợ giúp tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý, đào tạo nghề và tư vấn việc làm cho những đối tượng này.

Truyền thông phòng chống HIV/AIDS trong giới trẻ

Những năm gần đây, số người nhiễm HIV/AIDS tại Cà Mau có xu hướng trẻ hoá, trong đó dưới 30 tuổi chiếm đa số; không chỉ trong nhóm đối tượng trưởng thành mà ngay cả học sinh, sinh viên cũng là mối quan tâm, vì thói quen sinh hoạt không lành mạnh, do đó, cần tăng cường truyền thông mạnh và rộng khắp.