ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-4-25 22:23:31
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tự hào công trình tưởng nhớ Bác Sáu Dân

Báo Cà Mau (CMO) Về huyện U Minh, từ con lộ lớn thị trấn U Minh - Khánh Hội, rẽ về xã Khánh Hoà, đến Ấp 6 những ngày này đã thấy bừng lên không khí vui tươi, đầy tự hào khi công trình xây dựng Khu Di tích lịch sử “Nơi ở và nơi làm việc của đồng chí Võ Văn Kiệt” đang được tất bật thi công, quyết tâm hoàn thiện để khánh thành trước Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Thủ tướng Võ Văn Kiệt (23/11/1922-23/11/2022).

Bia tưởng niệm Thủ tướng Võ Văn Kiệt nằm trong khu di tích đang trong quá trình hoàn thiện. (Ảnh chụp ngày 11/11/2022).

Tuyến lộ về khu di tích hình thành cách đây không lâu, theo tiêu chuẩn nông thôn mới, kết nối với tuyến đường từ xã Khánh Hoà sang Khánh Tiến. Men theo con lộ là những căn nhà kiên cố, vườn tược xanh tươi với cây trái, hoa màu, càng tạo thêm sức sống mới rộn vui, tự hào nơi vùng căn cứ kháng chiến một thời mưa bom bão đạn; tạo sức sống mới cho xứ sở nơi rốn rừng U Minh vốn gắn liền với nghèo khó của thời khai phá.

Phần đất được ông Ðỗ Minh Thuần hiến xây dựng khu di tích (vốn trước đây là Ấp 9, xã Khánh Lâm, huyện Trần Văn Thời) là khu vườn của cha ông để lại (ông Ðỗ Văn Biện), được cách mạng sử dụng làm căn cứ kháng chiến từ năm 1972, khi đón đồng chí Võ Văn Kiệt, Bí thư Khu uỷ Khu Tây Nam Bộ về ở và làm việc, xây dựng vùng căn cứ cách mạng. Ðể đảm bảo bí mật, khi đó chỉ dựng lên một số lán trại, đưa thương binh, bệnh binh về đây an dưỡng, có cả xây dựng hầm tránh pháo khá kiên cố.

Tại đây, đồng chí Võ Văn Kiệt cùng tập thể lãnh đạo Khu uỷ Khu Tây Nam Bộ đề ra chủ trương mới chống địch bình định nông thôn với khẩu hiệu: “Tất cả cho cơ sở, tất cả để đánh địch, giành dân, giành quyền làm chủ ở xã, ấp”; “Tiến công địch bằng 3 mũi giáp công”… Một sự kiện lớn khẳng định chủ trương đúng đắn đó là, đồng chí Võ Văn Kiệt trong thời gian ở và làm việc tại đây khi cùng với Khu uỷ và Quân khu 9 (khi đó đồng chí Võ Văn Kiệt là Bí thư Khu uỷ, kiêm Chính uỷ Quân khu 9) quyết định tập trung đến 75 lượt tiểu đoàn đánh vào Chương Thiện (nay thuộc tỉnh Hậu Giang) và giành chiến thắng khi địch bình định lấn chiếm, vi phạm sau hiệp định Paris 1973, không thực hiện thoả thuận ngừng bắn. Chiến thắng làm sụp đổ ý đồ chiến lược của Mỹ - nguỵ muốn giành thế mạnh trong giải pháp chính trị, tạo ra bước ngoặt, đánh bại chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh của địch.

Suốt 2 năm ở xứ U Minh chỉ đạo cuộc kháng chiến tại vùng Tây Nam Bộ (đầu năm 1974, đồng chí Võ Văn Kiệt về Trung ương Cục miền Nam), đồng chí Võ Văn Kiệt để lại nhiều dấu ấn lịch sử cách mạng, đặc biệt là tình cảm thân thương, trìu mến trong lòng Nhân dân với cái tên gọi gần gũi: Bác Sáu Dân.

Khánh Hoà là xã nghèo của huyện nghèo U Minh và Ấp 6 là điểm nghèo nhất của xã (nơi đây là vùng có đông đồng bào dân tộc). Tuy nhiên, với truyền thống cách mạng, sự quan tâm của Ðảng, Nhà nước, cùng nỗ lực của chính quyền địa phương và Nhân dân, năm 2015 Khánh Hoà đạt chuẩn nông thôn mới (xã thứ 2 của huyện U Minh đạt chuẩn nông thôn mới) và đang tập trung xây dựng, phấn đấu đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2025. Trên nền tảng sức sống mới, thêm niềm tự hào về công trình di tích lịch sử xứng tầm gắn liền với tên tuổi cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, càng là động lực cho quê hương căn cứ địa cách mạng vươn lên.

Ðường bê-tông đạt chuẩn nông thôn mới kết nối tuyến lộ Khánh Hoà - Khánh Tiến về Khu di tích “Nơi ở và nơi làm việc của đồng chí Võ Văn Kiệt”.

 

Trần Nguyên

 

Trang sử Cà Mau thời kháng chiến năm 1973

Sau Hiệp định Paris năm 1973, về mặt đấu tranh công khai, Ban Liên hợp quân sự 4 bên khu vực 4 (Quân khu 9), do đồng chí Hoàng Hà làm Trưởng ban, đồng chí Phạm Văn Liêm làm Phó ban, Tổ liên hợp Cà Mau do đồng chí Tống Kỳ Hiệp và đồng chí Trịnh Thành Kế phụ trách đã đấu tranh chống lại sự vi phạm Hiệp định của địch trong khu vực. Ta buộc địch công nhận vùng tự do của ta ở Cà Mau và đã thực hiện việc trao trả tù binh ở Kinh Ba, xã Quách Phẩm, huyện Ngọc Hiển (Tư Kháng), Ðầm Dơi ngày nay.

Khai mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 10/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị. Chủ tịch nước Lương Cường điều hành Phiên khai mạc.

Phát huy trách nhiệm học tập suốt đời

Trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, mọi thứ thay đổi nhanh chóng, để kịp thời cập nhật và thích ứng với sự chuyển đổi nhanh của xã hội, đòi hỏi mọi cá nhân luôn trong trạng thái sẵn sàng học tập nâng cao năng lực, kỹ năng, hướng đến thực hiện tốt nhất sứ mệnh của mình. Ðối với cán bộ, đảng viên, để phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước, học tập suốt đời trở thành nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên.

Từ bưng biền ra chợ

…Tình hình chiến sự khắp nơi vọng về, càng làm cho nắng tháng Tư nóng thêm. Ngày 10/3/1975, ta đánh chiếm Buôn Mê Thuột; ngày 29/3/1975, Ðà Nẵng được giải phóng; 31/3 tới Bình Ðịnh, cơ quan Dân y với mật danh là Mười Dân đang đứng chân ở Vườn Tre, cách ngã ba Cái Ðuốc - kinh Ông Ðơn không xa, ai nấy đều náo nức, cảm thấy mình ở quá xa mặt trận.

VƯƠN MÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Báo Cà Mau trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.

Cuộc thi chính luận sẽ thành công rực rỡ hơn nữa

Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên. Năm nay, cuộc thi nhận được sự quan tâm chỉ đạo đặc biệt của Thường trực Tỉnh uỷ, khi tổ chức Hội nghị phát động cuộc thi bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến đến 101 điểm cầu trong toàn tỉnh. Ông Nguyễn Ðức Hiển, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ làm Trưởng ban Chỉ đạo cuộc thi.

“Giềng mối” cho công tác dân tộc, tôn giáo

Thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Cà Mau được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Ban Dân tộc tỉnh và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy tham mưu quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo từ Sở Nội vụ; chính thức đi vào hoạt động từ đầu tháng 3/2025. Lần đầu tiên, một “giềng mối” cấp sở đã chính thức, chính danh đảm nhận nhiệm vụ quản lý Nhà nước ở 2 lĩnh vực quan trọng là dân tộc và tôn giáo ở cấp địa phương.

Về “Đất thép thành đồng”

Thiết thực các hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2025), ngày 30/3, đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh uỷ, cùng đoàn cán bộ Tỉnh đoàn đã có chuyến hành trình giáo dục truyền thống, về nguồn tại "Ðất thép thành đồng": Củ Chi - TP Hồ Chí Minh.

Những ngày tháng Ba của mùa Xuân đại thắng

Nửa thế kỷ đã qua kể từ mùa Xuân đại thắng 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, Bắc - Nam sum họp một nhà, đất nước thống nhất, kết thúc thắng lợi vẻ vang cuộc kháng chiến của dân tộc chống lại đế quốc sừng sỏ và bè lũ tay sai. Tháng 3/1975 là “đêm trước” của ngưỡng cửa chiến thắng. Cục diện chiến trường chuyển biến mau lẹ; không khí cách mạng dâng cao sục sôi; cùng với đó là sự lãnh đạo, chỉ đạo bằng tất cả ý chí, niềm tin, sức mạnh của Đảng ta, để toàn dân tộc cùng nhau kề vai chung sức, chớp lấy thời cơ, làm nên một chiến thắng vang dội, hào hùng, bất tử.

“Chùa Cộng sản” ở làng Thạnh Phú - Dấu xưa một thời

Trong hành trình tìm về quá khứ, có những việc tuy ngoài sách sử, nhưng lại đậm sâu trong ký ức nhiều người. Ðó cũng là câu chuyện về “chùa Cộng sản” ở làng Thạnh Phú, nay thuộc ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước.