ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 26-4-25 08:57:02
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tục thờ cá Ông của cư dân miền biển Cà Mau

Báo Cà Mau Người dân thực hành nghi lễ thờ cúng cá Ông.

Cà Mau có đường bờ biển dài khoảng 254 km, chiếm gần 1/3 chiều dài bờ biển của khu vực ÐBSCL, với 3 mặt giáp với biển, trong đó bờ biển Ðông dài 107 km và bờ biển Tây dài 147 km tiếp giáp với Vịnh Thái Lan. Biển Cà Mau tiếp giáp với vùng biển các nước: Thái Lan, Indonesia, Malaysia, đồng thời nằm ở vị trí trung tâm của vùng biển quốc tế ở Ðông Nam Á. Cà Mau là địa phương chịu nhiều tác động của các yếu tố biển trên tất cả các mặt lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội…

Nhìn lên bản đồ, tỉnh Cà Mau có hình dạng như một cái bánh lái ghe mà địa điểm chót cùng chính là Ðất Mũi. Là tỉnh có bờ biển dài nhất so với các tỉnh, thành phố trong cả nước, với đông đảo cư dân sinh sống ven biển, từ hàng trăm năm qua đã hình thành những phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hoá đặc thù miền biển, trong đó có nhiều phong tục đặc sắc như: tục thờ thuỷ thần, thuỷ quái, thờ Bà Cậu, thờ Quan Âm Nam Hải, thờ cô hồn biển, chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn, oan hồn uổng tử… Trong đó có tục thờ cá Ông.

Người dân thực hành nghi lễ thờ cúng cá Ông.

Thờ cúng cá Ông (cá voi) là hình thức tín ngưỡng dân gian phổ biến ở nhiều địa phương ven biển của nước ta, xuất hiện đậm đặc nhất là các địa phương ven biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Nhà nghiên cứu Toan Ánh, trong cuốn “Nếp cũ - Hội hè - Ðình đám” (Nxb TP Hồ Chí Minh, 1993) cho rằng: “Tục truyền rằng cá voi là tiền thân của Ðức Quan Thế Âm Bồ Tát đã có lần hoá thân để cứu độ chúng sinh. Ngài đã hoá thân thành ông Nam Hải đi tuần du biển Nam Hải”. Thời Gia Long, cá Ông đã được triều Nguyễn sắc phong là “Nam Hải Ðại tướng quân”, có nhiều giai thoại lưu truyền trong dân gian kể về thần tích cá Ông đã cứu sống Nguyễn Ánh trên bước đường bôn tẩu ở vùng đất phương Nam.

Tại Cà Mau, nhiều ngư dân sinh sống ven biển cũng kể nhiều thần tích về cá Ông cứu người. Năm 1966, ông Nguyễn Văn Ngàn (tự Tư Ngàn) ở cửa biển Sông Ðốc, có con trai làm thuê cho tàu cá của ông Út Bí. Một hôm khi đang phụ phơi lưới thì biển động dữ dội, dông rất lớn, con trai ông bị gió giật té xuống biển, mọi người đổ xô đi tìm nhưng đều không thấy, ai cũng cho rằng cậu ta đã chết. Trong khi đó cậu ta trôi tới Hòn Ðá Bạc, cách vị trí cũ hơn 10 km thì được ghe lưới Kiên Giang vớt lên. Thời gian từ khi rớt xuống biển cho đến khi được vớt lên là một ngày một đêm. Kể về thời gian này, cậu ta cho biết khi đã gần kiệt sức, cậu đã khấn vái xin cá Ông cứu mạng và nguyện sẽ cạo đầu và ăn chay trường thờ cá Ông. Sau đó cậu ta cảm thấy như có vật gì đỡ lưng mình lên như đang nằm trên tấm phản gỗ, trôi nổi một ngày một đêm cho đến khi được cứu.

Hiện nay, bên trong Lăng Ông Nam Hải, thuộc Khu Du lịch Hòn Ðá Bạc vẫn còn tờ tường thuật của ông Nguyễn Văn Hùng (37 tuổi) cư ngụ tại Kiên Giang, là chủ ghe cào đã được cá Ông cứu sống.

Trong dân gian, việc thờ cúng cá Ông thường được thực hiện với hình thức các miếu thờ, lăng thờ dưới nhiều tên gọi như: Lăng Ông Nam Hải, Vạn Lăng Ông, Miếu thờ cá Ông, Miếu thờ Nam Hải Ðại tướng quân… và thường xuất hiện ở các khu vực cửa sông giáp biển, vì đây là những địa điểm cá Ông hay luỵ (chết), trong thực tế khi phát hiện cá Ông luỵ ở đâu thì người địa phương thường tổ chức thờ cúng ở đó. Ngư dân miền biển cũng cho rằng, người nào phát hiện cá Ông luỵ đầu tiên thì phải để tang Ông, vì người đó chính con Ông, sau thi thực hiện các thủ tục chôn cất một thời gian người ta sẽ mang xương cốt của Ông về thờ cúng.

Trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã có nhiều địa điểm thờ cúng cá Ông, tiêu biểu là một số nơi: Lăng thờ cá Ông tại thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời) được xây dựng năm 1927, lúc đầu nằm ở phía Ðông vàm Rạch Ruộng, đến năm 1930 được dời về cửa sông Ông Ðốc, hiện nay là lăng thờ lớn nhất trong tỉnh; Lăng thờ cá Ông tại vàm Rạch Chèo (huyện Phú Tân) được xây dựng khoảng năm 1923, được tổ chức thờ cúng một thời gian dài, bị chiến tranh phá huỷ, nay không còn; Miếu thờ cá Ông ở cửa biển Khánh Hội (huyện U Minh) do người dân địa phương lập để thờ cúng, đến khoảng năm 1999 thì bị sạt lở không còn; Lăng thờ cá Ông tại Hòn Ðá Bạc (huyện Trần Văn Thời) được lập khoảng năm 1995, trước là một miếu nhỏ, sau được xây dựng lại trong quần thể danh thắng của Hòn Ðá Bạc, nơi đây thờ bộ xương cá Ông dài khoảng 13 m… nhiều địa điểm miếu thờ, lăng thờ cá Ông được ngư dân xây cất tạm bợ để thờ cúng đã bị chiến tranh và thời gian tàn phá.

Theo phong tục truyền thống, lễ cúng cá Ông ngày trước thường được tổ chức vào ngày cá Ông luỵ, nên mỗi địa phương có ngày cúng khác nhau, về sau này thời gian tổ chức cúng đã có thay đổi cho phù hợp với điều kiện từng địa phương. Tại Lăng Ông Nam Hải thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời, lễ cúng được tổ chức vào ngày 14, 15, 16 tháng 2 âm lịch hằng năm, trở thành Lễ hội Nghinh Ông lớn nhất ở địa phương hiện nay. Nghi thức cúng thường có đội lân, trống, chiêng, nhạc lễ, cờ, long đình, binh khí… và có tổ chức lễ rước. Vật phẩm dâng cúng có heo quay, heo trắng (heo sống) và hương, đăng, trà, quả cùng sản vật của địa phương.

Trong Lễ hội Nghinh Ông hằng năm cũng diễn ra nhiều sinh hoạt văn hoá dân gian như hát bả trạo, đờn ca tài tử và nhiều trò chơi dân gian: kéo co, đẩy gậy, nhảy bao bố… thu hút sự tham gia của đông đảo người dân địa phương và cả khách du lịch đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước. Thờ cúng cá Ông đã trở thành nét đẹp văn hoá tâm linh của cư dân miền biển Cà Mau./.

Bài và ảnh: Huỳnh Thăng

Phim lịch sử trỗi dậy

Từ năm 2023 đến nay, các bộ phim về đề tài lịch sử nhận được sự quan tâm của công chúng. Các nhà làm phim cũng chỉn chu, đầu tư hơn hẳn cho thể loại phim đặc biệt này.

Khám phá bản thân cùng nhảy múa

Ngày nay, bên cạnh các môn thể thao, nhiều bạn trẻ lựa chọn học thêm kỹ năng nhảy múa. Ðặc biệt là dân văn phòng tìm đến các lớp nhảy múa như cách rèn luyện cơ thể dẻo dai, giảm căng thẳng.

“Những người bạn” hội ngộ

Những chàng sinh viên trường Mỹ thuật năm nào nay tìm về bên nhau trong cuộc hội ngộ nghệ thuật mang tên “Art friends”. Các tác phẩm được dệt nên từ những kỷ niệm đẹp mà họ cùng trải qua trong suốt những năm lao động nghệ thuật.

Người giữ hồn văn hoá dân tộc

Bằng niềm đam mê, tâm huyết của mình, nhiều nghệ nhân trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói chung, nghệ nhân người Khmer nói riêng đã và đang miệt mài tham gia gìn giữ, truyền dạy, phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc mình từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong đó phải kể đến Nghệ nhân Hữu Văn Kel, ở ấp Cây Khô, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình.

Ðồng bào Khmer đón Tết no ấm

Những ngày qua, đồng bào dân tộc tại xóm Khmer Lớn, Ấp 6, xã Khánh Hoà tất bật trang hoàng nhà cửa, làm cỏ hai bên đường, tập trung tại salatel dọn dẹp vệ sinh, tạo không gian xanh - sạch - đẹp để đón Tết cổ truyền của dân tộc.

Phim trường phục dựng bối cảnh xưa cũ: Nỗ lực lớn của nhà làm phim Việt

Cùng với nội dung và dàn diễn viên chuyên nghiệp, việc tìm đúng bối cảnh để phục dựng tạo nên phim trường chân thực, sát với thời gian, không gian mà phim miêu tả, là nỗ lực lớn của các nhà làm phim, góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm.

Tâm huyết bảo tồn chữ viết dân tộc

Với tâm niệm không để ngôn ngữ và chữ viết dân tộc mình bị mai một, nhiều thầy giáo, các vị sư dân tộc Khmer đã âm thầm cống hiến công sức, trí tuệ, truyền dạy ngôn ngữ, chữ viết Khmer cho lớp trẻ. Qua đây, ngày càng có nhiều con em đồng bào Khmer thông thạo ngôn ngữ, chữ viết, cùng nhau giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Tài sản vô giá cho hậu thế

Trở lại năm 2012, khi UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, niềm vui ấy, sự tự hào lớn lao ấy lan toả khắp cả đất nước Việt Nam. Bởi một lẽ đơn giản, đâu đâu trên mảnh đất hình chữ S này, Vua Hùng cũng được Nhân dân thành kính khói hương.

Thăng hoa cùng nhiếp ảnh

Chàng trai trẻ Cà Mau toả sáng trong giới thời trang

Sinh ra và lớn lên ở huyện U Minh, trong một gia đình khá khó khăn, Huỳnh Ngọc Huấn từ nhỏ đã quyết tâm học tập để mang đến cuộc sống tốt hơn cho cha mẹ. Ðam mê ngành học thời trang, nhưng hiểu điều kiện gia đình không đủ lực để hỗ trợ mình, bởi quá trình học ngành này rất tốn kém, Huấn chuyển sang thi ngành thiết kế nội thất của Ðại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh (Cơ sở Cần Thơ). Huấn kể: “Tôi thi đậu vào trường. Cha mẹ nghe tin con trai đậu đại học thì mừng hơn bắt được vàng, khoe khắp nơi. Nhưng niềm đam mê lại thúc giục tôi rẽ sang lối đi khác”.