ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 24-11-24 03:15:56
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tuyến đường “Nhà tôi an toàn”

Báo Cà Mau Chung sức xây dựng đô thị văn minh, phụ nữ thị trấn U Minh, huyện U Minh triển khai mô hình tuyến đường “Nhà tôi an toàn”, chị em tích cực giữ nhà sạch, ngõ đẹp, xây dựng gia đình văn minh, từ đó góp phần thay đổi diện mạo vùng quê.

Tuyến đường “Nhà tôi an toàn” được phụ nữ thị trấn U Minh triển khai từ năm 2023 ở Khóm 2, với chiều dài 2 km, có 52 hộ sinh sống. Các hộ trên tuyến phải thực hiện các quy định như: có thùng chứa rác và phân loại rác thải sinh hoạt trong gia đình; có nhà tiêu, nhà tắm hợp vệ sinh; chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh; tham gia trồng hàng rào cây xanh... giữ cho nhà sạch, ngõ đẹp, an toàn.

Tuyến đường “Nhà tôi an toàn” góp phần thay đổi diện mạo vùng quê.

Chị Ðoàn Oanh Muội, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ Khóm 2, cho biết: “Hơn một năm từ khi triển khai thực hiện tuyến đường “Nhà tôi an toàn”, đã góp phần thay đổi diện mạo vùng quê. Các hộ trồng hoa, hàng rào cây xanh nối liền nhau, mỗi nhà đều có thùng phân loại rác thải tại nguồn; hiện có 32/52 hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh và số lượng này tiếp tục được nhân rộng trong thời gian tới”.

Hộ chị Trần Thị Bé Hai (Khóm 2), một trong những hộ hội viên đi đầu trong xây dựng nhà sạch, ngõ đẹp. Chị tích cực trồng cây xanh, hoa để tạo cảnh quan. Trước cổng nhà được phủ kín bởi hàng rào bông trang đẹp mắt, lối vào nhà nổi bật với nhiều chậu hoa các loại đẹp mắt như: quỳnh anh, mào gà, cúc...

Chị Bé Hai chia sẻ: “Tôi trồng hàng rào cây xanh từ khi chi hội chưa phát động xây dựng tuyến đường "Nhà tôi an toàn". Tôi luôn ý thức việc giữ cảnh quan quanh nhà, đường làng ngõ xóm sạch đẹp. Theo tôi, đây là trách nhiệm của tất cả mọi người, cùng góp sức tô điểm quê hương”.

Ngoài ra, chị Bé Hai còn đi đầu trong việc phân loại, xử lý rác thải tại nguồn để bảo vệ môi trường. Chị cho biết: “Tôi trang bị 2 thùng rác để phân loại, rác hữu cơ như rau củ quả hay đồ ăn thừa sẽ chứa vào một thùng; rác vô cơ như phế liệu, ve chai sẽ đựng thùng riêng. Việc xử lý rác như vậy rất có ích, vừa bảo vệ môi trường, vừa tận dụng được rác có khả năng sử dụng lại”.

Trên tuyến đường "Nhà tôi an toàn" còn thành lập tổ hùn vốn xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh. Theo đó, mỗi tháng hội viên sẽ đóng góp 500 ngàn đồng và rút thăm, hộ trúng thăm sẽ dùng tiền hùn vốn này xây nhà vệ sinh ngay trong tháng. Với cách làm này, hiện tại có 32/52 hộ trên tuyến xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh.

Hội viên phụ nữ trên tuyến đường "nhà tôi an toàn" đi đầu trong xây dựng nhà sạch, ngõ đẹp tích cực trồng hàng rào cây xanh.

Chị Phạm Thị My, Khóm 2, chia sẻ: "Nhờ tham gia tổ hùn vốn, gia đình tôi có điều kiện xây nhà tiêu, nhà tắm hợp vệ sinh. Vì nhà tôi có trẻ nhỏ và người lớn tuổi nên nhà tiêu hợp vệ sinh tạo thuận lợi cho sinh hoạt hằng ngày. Qua đó còn góp phần bảo vệ môi trường”.

Ngoài ra, Chi hội Phụ nữ Khóm 2 còn hỗ trợ, giúp đỡ hội viên phát triển kinh tế, từ đó đời sống chị em ngày càng cải thiện. Riêng trên tuyến đường “Nhà tôi an toàn” không còn hội viên nghèo, cận nghèo.

Là hộ cuối cùng thoát nghèo trên tuyến, hộ chị Phạm Thị Tèo, Khóm 2, nay vươn lên ổn định cuộc sống. Vì không có đất sản xuất nên trước đây gia đình chị hết sức khó khăn, thu nhập bấp bênh. Chi hội Phụ nữ khóm đã tạo điều kiện cho chị tham gia hùn vốn xoay vòng, có vốn tăng gia lao động sản xuất.

Chị Phạm Thị Tèo nay có cuộc sống ổn định, giảm nghèo bền vững nhờ tham gia hùn vốn xoay vòng phát triển kinh tế.

Chị Tèo kể: “Tôi được chị em nhường phần nhận tiền hùn vốn xoay vòng lần đầu tiên, với 15 triệu đồng, tôi thuê đất trồng rau màu luân canh, nhờ đó có thu nhập quanh năm. Một năm từ khi thuê đất sản xuất, kinh tế gia đình tôi ổn định hơn rất nhiều. Thấy cuộc sống không còn khó khăn, vợ chồng tôi làm đơn xin thoát nghèo”.

Chị Nguyễn Hồng Tươi, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn U Minh, cho biết: “Tuyến đường “Nhà tôi an toàn” đã hình thành nếp sống văn minh cho nhiều hộ gia đình. Với những hiệu quả mang lại, Hội sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này trên địa bàn các khóm, góp phần cùng địa phương xây dựng đô thị văn minh”./.

 

Phương Thảo

 

Tạo thói quen tốt

Xác định việc phân loại rác tại nguồn là giải pháp quan trọng nhằm hạn chế lưu lượng rác thải phát sinh ra môi trường, từ đó có thể tái sinh nguồn tài nguyên từ rác đóng góp vào sự phát triển bền vững cho xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã thực hiện mô hình phân loại rác tại nguồn. Chính từ việc làm này, đã tạo được thói quen tốt trong việc bảo vệ môi trường cho người dân đến làm việc và công chức, viên chức, người lao động ngay tại đơn vị.

Về xã xoá trắng hộ nghèo

Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài, thời gian qua xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn đã tranh thủ mọi nguồn lực, huy động cả hệ thống chính trị ở địa phương, tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động Nhân dân, nhất là những hộ nghèo phấn đấu vươn lên. Qua nhiều năm nỗ lực, đến nay, xã không còn hộ nghèo, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên đáng kể.

Lộ bê tông về vùng khó

Người dân Ấp 14, xã Khánh Lâm, huyện U Minh, vui mừng khi con lộ mới vừa thi công hoàn thành trải bê tông thẳng tắp, phục vụ nhu cầu đi lại, học tập thuận tiện cho người dân và học sinh.

Hoà Thành nâng chất nông thôn mới

Sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), bộ mặt nông thôn xã Hoà Thành ngày một khởi sắc, đời sống người dân ngày một nâng lên. Duy trì, giữ vững và nâng chất các tiêu chí là nhiệm vụ quan trọng đối với chính quyền và Nhân dân trên địa bàn xã.

Trí Lực dồn sức xây dựng nông thôn mới nâng cao

Qua rà soát, đến nay xã Trí Lực, huyện Thới Bình đạt 16/19 tiêu chí xã nông thôn mới (NTM) nâng cao. Với 3 tiêu chí chưa đạt (Quy hoạch, Chất lượng môi trường sống, Quốc phòng và an ninh), địa phương sẽ dồn sức để thực hiện, phấn đấu về đích xã NTM nâng cao trong thời gian sớm nhất.

Ðồng lòng bảo vệ môi trường

Nhằm chung tay thực hiện tiêu chí số 17 về môi trường trong xây dựng NTM, thời gian qua, từ nguồn hùn vốn xoay vòng, hội viên Chi hội Phụ nữ Ấp 13, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh nhân rộng mô hình xây hố xử lý rác thải. Mô hình góp phần cải thiện môi trường sống nông thôn, đặc biệt trong việc xử lý rác thải nhựa.

Ða dạng sinh kế, phát huy nội lực

Huyện U Minh là địa bàn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức cao. Những năm qua, huyện luôn thực hiện phương châm phát huy nội lực, tận dụng, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài để giảm nghèo bền vững. Năm 2024, huyện phấn đấu giảm 1,5% hộ nghèo, tương đương 841 hộ.

Xã Trần Phán nỗ lực xây dựng gia đình văn hoá

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” thời gian qua được xã Trần Phán, huyện Ðầm Dơi triển khai sâu rộng. Nội dung xoay quanh xây dựng gia đình hạnh phúc gắn với chống bạo lực gia đình, xây dựng gia đình văn hoá gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM)... Qua đó, mỗi cá nhân nâng cao vai trò, trách nhiệm trong xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.

“Ấp không hộ nghèo” ở Biển Bạch

Giảm dần và giảm bền vững tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo, tiến đến không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các ấp là mục tiêu phấn đấu của Ðảng bộ và Nhân dân xã Biển Bạch (huyện Thới Bình). Xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thời gian qua, địa phương đã phát huy hiệu quả các chương trình, chính sách đầu tư của Nhà nước, huy động mọi nguồn lực chăm lo cho các đối tượng yếu thế, vừa tiếp sức, vừa khơi dậy nội lực để người dân chủ động vươn lên thoát nghèo.

Thay đổi lớn nhờ xây dựng nông thôn mới

Với mục tiêu xây dựng huyện Ngọc Hiển đạt chuẩn NTM giai đoạn 2020-2025, Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân trên địa bàn huyện đang chung sức, đồng lòng, nỗ lực thực hiện hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện NTM. Những kết quả đạt được đến nay đã mang đến thay đổi lớn từ diện mạo nông thôn đến đời sống vật chất, tinh thần cho người dân ở vùng đất cực Nam Tổ quốc.