ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 06:59:59
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ứng dụng công nghệ, tăng hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng

Báo Cà Mau Thời gian qua, Vườn Quốc gia U Minh Hạ quan tâm ứng dụng khoa học - công nghệ để giảm sức người, nâng cao hiệu quả trong quản lý, bảo vệ rừng. Trong đó, hệ thống Poacher Cam (camera chuyên dụng quản lý đối tượng ra vào rừng) là một trong số giải pháp đang phát huy hiệu quả.

Vườn Quốc gia U Minh Hạ có diện tích khoảng 8.530 ha, thuộc Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau. Ðây là nơi bảo tồn, tái tạo các giá trị về cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái, đa dạng sinh học của hệ sinh thái đất ngập nước đặc thù ở đồng bằng sông Cửu Long.

Vườn có tài nguyên phong phú, nhất là nguồn lợi cá đồng, mật ong và hệ động thực vật khác, lại nằm giáp ranh với 5 xã của 2 huyện, U Minh và Trần Văn Thời. Từ đó, việc quản lý, bảo vệ rừng, nhất là ngăn chặn tình trạng người dân vào rừng trái phép rất khó khăn và phức tạp.

Nhằm giảm phần nào sức người, nâng cao hiệu quả trong quản lý, bảo vệ rừng, vừa qua, Vườn Quốc gia U Minh Hạ đã kết hợp với Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam triển khai lắp đặt hệ thống Poacher Cam bước đầu mang lại hiệu quả.

Thiết bị Poacher Cam được lắp đặt sẽ sớm thu thập hình ảnh và gửi về cho các lực lượng quản lý, bảo vệ rừng trực tiếp trên điện thoại thông minh.

Cụ thể, trong những ngày đầu tháng 3 vừa qua, thông qua cảnh báo của hệ thống camera chuyên dụng này, Ðội Quản lý bảo vệ rừng T21-90, thuộc Vườn Quốc gia U Minh Hạ đã bố trí lực lượng, bắt quả tang đối tượng vào rừng trái phép.

Ông Trần Tấn Giang, Ðội trưởng Ðội Quản lý bảo vệ rừng T21-90, cho biết: "Thông qua việc tuần tra, anh em xác định có đối tượng vào rừng trái phép, từ đó tiến hành triển khai lắp đặt hệ thống Poacher Cam. Ðúng như nhận định, ngay sau đó, hệ thống Poacher Cam đã chụp và gửi hình ảnh đối tượng vào rừng trái phép. Từ thông tin nhận được, đội đã tổ chức mai phục và bắt giữ được đối tượng, lập biên bản hiện trường và bàn giao đối tượng cùng toàn bộ tang vật cho Hạt Kiểm lâm huyện Trần Văn Thời xử lý theo quy định”.

Đội Quản lý, bảo vệ rừng T21-90 kiểm tra thiết bị Poacher Cam trước khi đem đi đặt.

Theo thông tin ban đầu, đối tượng vi phạm là ông N.V.B (SN 1982, ngụ xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời). Tại hiện trường, lực lượng chức năng thu giữ nhiều tang vật, gồm: 1 đuốc ăn ong, quẹt gas, 1 con dao, mật ong và nhiều vật dụng khác có liên quan. Trong biên bản làm việc với lực lượng quản lý, bảo vệ rừng, ông B đã thừa nhận hành vi vào rừng dùng lửa lấy mật ong trái phép.

Ông Lê Thanh Dũng, Phó giám đốc Vườn Quốc gia U Minh Hạ, cho biết, hệ thống Poacher Cam do Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam hỗ trợ, lắp đặt trên lâm phần Vườn Quốc gia U Minh Hạ mang lại hiệu quả rất cao trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Hệ thống có khả năng phát hiện, thu thập hình ảnh và cảnh báo sớm các đối tượng ra vào rừng trái phép.

Vườn Quốc gia U Minh Hạ là nơi bảo tồn đa dạng sinh học nên việc phát hiện sớm, ngăn chặn kịp thời các hành vi vào rừng khai thác nguồn lợi tài nguyên như mật ong, cá và nhiều loại động vật hoang dã khác là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, nhất là trong thời điểm mùa khô như hiện nay. Ðược biết, ngoài hệ thống Poacher Cam, còn có dự án của Cục Kiểm lâm về điều tra đất than bùn, cũng như động vật, thực vật rừng.

Các lực lượng của Vườn Quốc gia U Minh Hạ thường xuyên tuần tra, bảo vệ rừng.

Ngoài ra, trong quá trình phối hợp hơn 2 năm qua, Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam còn hỗ trợ Vườn Quốc gia U Minh Hạ triển khai nhiều thiết bị công nghệ để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, như đặt bẫy ảnh điều tra các loại động, thực vật trong rừng, Smartphone và các dụng cụ tuần tra bảo vệ rừng.

Với chức năng, nhiệm vụ của Vườn Quốc gia U Minh Hạ, là nơi bảo tồn đa dạng sinh học, do đó đơn vị xác định, trước tiên là phải làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng. Theo ông Dũng, để nhiệm vụ này đạt hiệu quả cao nhất, cần có công cụ, thiết bị hỗ trợ, nhất là công nghệ. Thời gian tới, cần tiến hành điều tra lại tổng thể các loại động, thực vật trên lâm phần Vườn Quốc gia U Minh Hạ để đưa vào quản lý tốt hơn. 

Hiện nay, trên lâm phần rừng U Minh Hạ nói chung và Vườn Quốc gia U Minh Hạ nói riêng đang bước vào cao điểm mùa khô, do đó công tác quản lý, phòng cháy chữa cháy rừng là vô cùng quan trọng và phức tạp. Việc tuần tra, quản lý để ngăn chặn kịp thời các đối tượng vào rừng trái phép, nhất là vào rừng để ăn ong là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, nhằm chủ động phòng từ sớm, từ xa sự cố cháy rừng./.

 

Nguyễn Phú - Chí Diện

 

Liên kết hữu ích

4 tại chỗ, sát thực tế

Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết, những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình hình thời tiết diễn biến bất thường, không tuân theo quy luật; áp thấp nhiệt đới, bão và các hiện tượng dông, lốc xoáy, sét, mưa lớn kéo dài, triều cường, sạt lở đất ven sông... xảy ra nhiều hơn và phạm vi ảnh hưởng ngày càng lớn hơn, nguy hiểm hơn. Ðể chủ động ứng phó với bão mạnh, siêu bão, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh vừa xây dựng phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Toàn xã hội cùng phòng chống thiên tai

Bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển; bão mạnh, siêu bão; mưa lớn, lốc, sét, ngập lụt, nước dâng; sạt lở, sụt lún đất; hạn hán; xâm nhập mặn vùng ngọt... những loại hình thiên tai này không còn quá xa lạ với người dân trên địa bàn tỉnh. Theo đó, nhiều chương trình, đề án, dự án liên quan đến phòng, chống thiên đã được triển khai nhằm phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

Nơm nớp mùa sạt lở

Khi những cơn mưa nặng hạt bắt đầu trút xuống thì các hộ dân sinh sống ven biển, cửa biển huyện Ngọc Hiển lại nơm nớp lo sợ tình trạng sạt lở đất xảy ra.

Chủ động trước sạt lở

Hiện nay, tình hình sạt lở đất trên địa bàn huyện Năm Căn diễn biến hết sức phức tạp. Ðiều đáng lo là hầu hết các vụ sạt lở thường xảy ra vào ban đêm và không phát hiện hiện tượng rạn nứt đất trước đó, nếu không có ý thức cảnh giác và phát hiện kịp thời thì hậu quả sẽ khó lường.

Tập trung nguồn lực, tái thiết sau thiên tai

Trong bối cảnh thiên tai xảy ra với tần suất cao, cường độ mạnh và diễn biến khó lường thì việc tổn thất tài sản, thậm chí tính mạng con người là điều gần như khó tránh khỏi. Theo đó, vấn đề đặt ra là việc tập trung nguồn lực để khắc phục hậu quả, phục hồi, tái thiết sau thiên tai nhằm giúp người dân sớm có cuộc sống ổn định.

Chủ động trước mùa mưa bão

Những năm gần đây, hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai xuất hiện dị thường, không theo quy luật, gây thiệt hại về người và tài sản. Trước tình hình đó, huyện Thới Bình tăng cường và chủ động trước mọi tình huống, vận động người dân phòng chống, ngăn ngừa, nhằm giảm thiệt hại do thiên tai gây ra.

Xây dựng cộng đồng an toàn trước thiên tai

Cùng chủ động, trách nhiệm tham gia phòng, chống thiên tai được xem là biện pháp tốt nhất để giảm nhẹ mức độ thiệt hại khi có thiên tai xảy ra, nhất là trong xu thế biến đổi khí hậu đang tác động nhanh, mạnh, khiến các hiện tượng thời tiết, thiên tai ngày càng khốc liệt, dị thường. Chính vì vậy, việc xây dựng cộng đồng an toàn trước thiên tai càng trở nên cấp bách.

Ðề phòng thiên tai mùa mưa bão

Theo số liệu thống kê của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Cái Nước, mùa mưa bão năm 2023, trên địa bàn huyện có 109 căn nhà bị thiệt hại do mưa dông, lốc xoáy; trong đó có 14 căn nhà bị sập hoàn toàn, ước tổng thiệt hại tài sản gần 800 triệu đồng. Phần lớn số nhà bị sập và tốc mái chủ yếu xảy ra ở thời điểm những tháng đầu mùa mưa.

Còn nhiều đoạn sạt lở chưa được khắc phục

Thời gian qua, do ảnh hưởng của hạn hán nên nhiều tuyến đường trên địa bàn huyện U Minh bị sụt lún, sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau khi sự cố xảy ra, chính quyền địa phương đã ra sức khắc phục, tuy nhiên, đến nay, nhiều đoạn vẫn chưa khắc phục được, do chưa có kinh phí. Hiện nay, các địa phương trên địa bàn huyện đang ra sức huy động nguồn lực để triển khai khắc phục, nhằm giải quyết tốt nhu cầu đi lại của người dân.

Hoàn thiện hạ tầng, an toàn hơn trước thiên tai

Dưới tác động của biến đổi khí hậu (BÐKH), tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh những năm gần đây ngày càng phức tạp, khó lường. Bão, mưa lớn, triều cường, ngập lụt... đang gia tăng về cường độ, tần suất; xuất hiện ngày một nhiều hơn các đợt thiên tai cực đoan không theo quy luật. Thực tế này đòi hỏi hạ tầng phòng, chống thiên tai (PCTT) cần được đầu tư hoàn thiện và đồng bộ hơn.