ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 12:59:50
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ứng dụng truyền thông sáng tạo quảng bá hình ảnh Cà Mau

Báo Cà Mau Phát triển các kênh trên nền tảng mạng xã hội, công nghệ số hoá 3D, hay tổ chức các sự kiện tích hợp trực tiếp... là hình thức truyền thông mới đã được Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC) ứng dụng mang lại hiệu quả tích cực nhằm đẩy mạnh quảng bá môi trường đầu tư, điểm đến du lịch, sản phẩm thương mại... Phương thức truyền thông sáng tạo này đã nhận được đánh giá cao từ công chúng, phù hợp với xu hướng nền kinh tế số.

Ông Triệu Thanh Tuấn, Phó giám đốc iPEC, cho biết, iPEC luôn xác định việc quảng bá các hình ảnh của tỉnh đến với nhà đầu tư, các doanh nghiệp, khách du lịch rất quan trọng, do đó, việc đẩy mạnh các phương thức linh hoạt nhằm tiếp tục duy trì và củng cố các thị trường truyền thống, đồng thời mở rộng thị trường, đối tác mới phù hợp với quan điểm, định hướng thu hút đầu tư, phát triển thương mại và du lịch gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Chẳng hạn như trước đây, iPEC thực hiện các ấn phẩm về xúc tiến, tổng quan về tỉnh bằng bản in, những ấn phẩm này được xây dựng trên nền tảng các thứ tiếng: Việt, Anh..., một số chương trình xúc tiến đặc biệt cũng được dịch ra các thứ tiếng như: Trung, Hàn, Nhật... để đi xúc tiến các thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó, iPEC xây dựng ấn phẩm “Cảnh sắc Cà Mau” do các hoạ sĩ nổi tiếng trong và ngoài tỉnh vẽ; còn có quyển bản đồ Cà Mau, ấn phẩm “La cà khám phá ẩm thực Cà Mau”... Các ấn phẩm đã góp phần quảng bá hình ảnh Cà Mau đến bạn bè trong và ngoài nước.

Các ấn phẩm in được xây dựng trên nền tảng các thứ tiếng: Việt, Anh, Trung, Hàn, Nhật…, góp phần quảng bá hình ảnh Cà Mau đến bạn bè trong và ngoài nước.

“Nhận thấy việc xuất bản những ấn phẩm giấy khá tốn kém, chưa phát huy hết công dụng và in nhiều gây lãng phí, iPEC thực hiện ấn phẩm số, và đã xuất bản Online trên web của iPEC (https://ipec.com.vn/) có song ngữ Việt - Anh, rất thuận lợi để quảng bá”, ông Triệu Thanh Tuấn thông tin.

Ðánh giá đây là bước tiến mới, tiếp cận đến khách hàng mục tiêu, nhà đầu tư, doanh nghiệp và khách du lịch tốt hơn, iPEC đã số hoá 3D 21 điểm du lịch nổi bật của tỉnh trên trang web https://camau360.com/, trở thành kênh quảng bá về các điểm du lịch một cách trực quan sinh động. Khách du lịch có thể xem rõ ràng hình ảnh 3D về các điểm mong muốn và dự kiến tham quan thời gian tới.

Hiện nay, website camau360.com đã trở thành kênh quảng bá về các điểm du lịch một cách trực quan sinh động, hứa hẹn kiến tạo một Cà Mau Online bằng công nghệ 3D.

Ðể bắt kịp xu thế cũng như hướng đến tạo sức lan toả rộng khắp, iPEC phối hợp với các rapper trẻ xây dựng MV, video clip bài hát rap về Cà Mau. Trong đó, có bài “Cà Mau đâu xa” đến nay đã đạt gần 70 ngàn lượt xem. Ðặc biệt, bài hát này được hát chính thức trong sự kiện Festival Tôm Cà Mau năm 2023, rất được mọi người yêu thích.

Bài “Cà Mau đâu xa” do các rapper trẻ Cà Mau xây dựng đến nay đã đạt gần 70 ngàn lượt xem.

“Mỗi năm iPEC đều có các hoạt động như xây dựng MV, mời những Tiktoker, Youtuber nổi tiếng. Họ về Cà Mau trải nghiệm ẩm thực, các điểm du lịch, review đánh giá. Những video đó lượt view cũng rất cao. Với các chương trình khởi nghiệp, iPEC làm MV, video quảng bá về sản phẩm dịch vụ của các doanh nghiệp khởi nghiệp... Tôi cho rằng, những cách thức quảng bá mới đem lại hiệu quả rất cao”, ông Triệu Thanh Tuấn tâm đắc.

Ngoài ra, iPEC còn cung cấp ấn phẩm, thông tin, hình ảnh quảng bá về Cà Mau để các doanh nghiệp lữ hành, nhà hàng, khách sạn, các điểm đến đăng tải lên các trang thông tin, nền tảng mạng xã hội... nhằm tăng sức hút du khách đến tham quan trải nghiệm, đặc biệt là hỗ trợ các khoá đào tạo về truyền thông số, marketing qua mạng xã hội...

Anh Trần Hoàng Lâm, Giám đốc Nhà hàng - Khách sạn Hoàng Hổ Cà Mau, cho hay, tại Nhà hàng - Khách sạn Hoàng Hổ, iPEC có đặt chỗ để ấn phẩm, khi khách du lịch đến có thể xem, thông qua ấn phẩm để lựa chọn điểm tham quan Cà Mau. Song song đó, đơn vị còn nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ iPEC cũng như các khoá đào tạo... Từ đó, Nhà hàng - Khách sạn Hoàng Hổ khai thác hiệu quả các kênh: Facebook, TikTok, Google map...

Anh Trần Hoàng Lâm tự quay clip để quảng bá hình ảnh Nhà hàng - Khách sạn Hoàng Hổ trên các nền tảng mạng xã hội, nhận được nhiều sự tương tác, lượng người theo dõi cao.

“Hiện tại, 90% việc truyền thông của Hoa rừng U Minh là thông qua mạng xã hội và các nền tảng kỹ thuật số. Cơ sở chúng tôi mạnh nhất là Facebook, TikTok, YouTube và hầu hết là tự sáng tạo nội dung hoặc mời người nổi tiếng và KOL vào quay để quảng bá. Mong rằng sắp tới iPEC sẽ số hoá 3D Ðiểm du lịch Hoa rừng U Minh trên web https://camau360.com/ để tăng sức hút cho du khách”, ông Thái Doãn Ân, Chủ Farmstay Hoa Rừng U Minh, huyện U Minh, chia sẻ.

Ðể chuẩn hoá hình ảnh nhận diện thương hiệu, hệ thống nhận diện chung của Cà Mau, từ đó tạo thuận lợi trong nhận diện, tạo sự khác biệt so với các địa phương khác, từ năm 2021, UBND tỉnh đã phê duyệt Dự án “Xây dựng hình ảnh, thương hiệu tỉnh Cà Mau đến năm 2025”. Theo dự án này, đến năm 2025, Cà Mau hoàn thiện giải pháp xây dựng chiến lược hình ảnh, chiến lược thương hiệu chung và 5 nhóm ngành nghiên cứu khảo sát của tỉnh. Từ đó, triển khai các giải pháp, sản phẩm hình ảnh thương hiệu cụ thể để truyền thông, quảng bá.

Ðến nay, dự án đã trải qua các bước khảo sát đánh giá hiện trạng và hình ảnh thương hiệu. Trên cơ sở những nghiên cứu, phỏng vấn các chuyên gia, khách du lịch, cộng đồng dân cư, nghệ nhân, iPEC sẽ đề xuất xây dựng chiến lược thương hiệu cho tỉnh Cà Mau. 

Ông Triệu Thanh Tuấn thông tin thêm: “Khi có chiến lược thương hiệu, Cà Mau sẽ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho các nhóm ngành bao gồm biểu tượng, khẩu hiệu, linh vật... Từ đó, xây dựng chiến lược truyền thông để quảng bá thương hiệu. Hiện tại, dự án đang thực hiện đúng tiến độ. Hy vọng sẽ sớm thông qua bộ nhận diện để kịp thời truyền thông quảng bá trong sự kiện đặc biệt: chào mừng Ðại hội Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2025-2030”.

Có thể thấy, Cà Mau đã bắt kịp với xu thế, tận dụng những lợi thế từ cuộc cách mạng 4.0 để nâng cao hiệu quả truyền thông về hình ảnh của mình. Ðây là “chìa khoá vàng” giúp Cà Mau đón thêm những nguồn lực mới để thúc đẩy sự phát triển của tỉnh; tạo sức lan toả rộng lớn đến các cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước. Từ đó, đã có nhiều hợp đồng giao thương hàng hoá được ký kết; nhiều dự án lớn được triển khai, hoàn thành./.

 

Băng Thanh - Hữu Nghĩa

 

Hướng đến Kho bạc số

Cùng với toàn hệ thống, Kho bạc Nhà nước (KBNN) tỉnh Cà Mau đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm hình thành nền tảng Kho bạc số, góp phần xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Ðó là những kết quả đáng ghi nhận của KBNN tỉnh trong công tác cải cách hành chính (CCHC), hiện đại hoá đơn vị thời gian qua.

"Bác sĩ nông học” trong lòng bàn tay

Hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành công cụ đắc lực trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ AI vào chẩn đoán sâu bệnh và quản lý dinh dưỡng cây trồng không chỉ giúp giảm thiểu thiệt hại mà còn nâng cao hiệu quả canh tác cho nông dân. Trong bối cảnh đó, ứng dụng “2NÔNG” của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) nổi lên như một giải pháp tiên phong đầy hứa hẹn.

Chuyển biến từ ứng dụng công nghệ

Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) được Ban Giám hiệu, toàn thể giáo viên, nhân viên Trường THCS xã Hàng Vịnh (huyện Năm Căn) rất quan tâm, nhờ đó tạo sự chuyển biến, kết quả to lớn cả trong nhận thức, lề lối và kết quả làm việc.

Ðoàn, Hội phát triển trên nền tảng công nghệ số

Ðể hội viên, thanh niên (TN) có trách nhiệm trong thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) đề ra, các cấp hội trong tỉnh đã có nhiều đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, cũng như đề xuất các giải pháp hay để nâng cao chất lượng công tác Ðoàn, Hội. Theo đó, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số (CÐS) là giải pháp được quan tâm thực hiện.

Xây dựng thị trường tiêu dùng hiện đại

Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là hình thức sử dụng các ứng dụng công nghệ số như Internet Banking, VNPay, quét mã QR... thay vì dùng tiền mặt như cách truyền thống. Hiện nay, TTKDTM là xu hướng tất yếu thúc đẩy phát triển kinh tế, hướng đến xây dựng thị trường tiêu dùng văn minh, hiện đại.

Tăng tốc hoàn thiện bệnh án điện tử

Bắt đầu khởi động xây dựng thí điểm bệnh án điện tử (BAÐT) từ năm 2022 đối với 2 bệnh viện lớn của tỉnh là Bệnh viện Ða khoa tỉnh và Bệnh viện Sản - Nhi, đến nay, BAÐT đang bước vào giai đoạn hoàn thiện và dự kiến 2 bệnh viện này trình Bộ Y tế thống nhất triển khai thực hiện chính thức vào cuối năm 2024, đầu năm 2025, góp phần vào số hoá lĩnh vực y tế, thúc đẩy chuyển đổi số của địa phương.

Thanh toán không dùng tiền mặt - Lợi ích thiết thực cho ngành giáo dục

Ðược sự thống nhất của UBND tỉnh, Sở GD&ÐT đã triển khai chính thức Hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt trong toàn ngành từ đầu học kỳ 2 năm học 2023-2024.

Cần hỗ trợ thêm cho tổ công nghệ số

Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, được phê duyệt tại Quyết định số 749/QÐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, đã xác định quan điểm sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số (CÐS).

Ðồng hành cùng phụ nữ kinh doanh thời 4.0

Ứng dụng tối đa thành tựu chuyển đổi số vào quá trình khởi sự kinh doanh, đồng thời tạo ra một kênh sinh hoạt, mua bán chung cho phụ nữ trên môi trường mạng đang là một trong những cách làm hay được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP Cà Mau triển khai và nhân rộng.

Mang lợi ích cho người dân

Xác định chuyển đổi số (CÐS) là xu thế tất yếu, là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, thời gian qua, TP Cà Mau đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp đột phá thúc đẩy chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.