ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 14:21:54
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ứng phó bệnh đậu mùa khỉ

Báo Cà Mau (CMO) Mặc dù đến thời điểm này chưa ghi nhận ca mắc bệnh đậu mùa khỉ nào ở nước ta, tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, bệnh đậu mùa khỉ hiện chưa có thuốc đặc trị, vắc-xin phòng ngừa chưa phổ biến. Căn cứ vào tình hình và đặc điểm dịch tễ của bệnh, đánh giá nguy cơ cho thấy bệnh đậu mùa khỉ có khả năng lây lan thành dịch tại cộng đồng. Ðồng thời, bệnh có thể xâm nhập vào nước ta nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng, thông qua khách du lịch, người lao động về từ vùng dịch.

Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Sở Y tế, cho biết: “Dựa theo những phân tích y khoa từ Bộ Y tế cho thấy, bệnh đậu mùa khỉ có 3 đường lây nhiễm chính cần lưu ý: lây truyền từ động vật sang người; lây truyền từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp gần; lây qua vết thương hở, dịch cơ thể, giọt bắn lớn của đường hô hấp và qua tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Sự lây truyền có thể xảy ra qua nhau thai từ mẹ sang con hoặc khi tiếp xúc gần trong và sau khi sinh”.

Theo đó, bệnh có 4 giai đoạn: Giai đoạn ủ bệnh, từ 6-13 ngày (dao động từ 5 đến 21 ngày), ở giai đoạn này người nhiễm thường không có triệu chứng và không có khả năng lây nhiễm. Giai đoạn khởi phát, từ 1-5 ngày, với các triệu chứng chính là sốt và nổi hạch ngoại vi toàn thân, kèm theo đó người bệnh có thể có biểu hiện đau đầu, mệt mỏi, ớn lạnh, đau họng, đau cơ. Vi-rút có thể lây sang người khác từ giai đoạn này.

Ở giai đoạn toàn phát, đặc trưng bởi sự xuất hiện của các ban trên da, thường gặp sau sốt từ 1-3 ngày, như phát ban có xu hướng ly tâm, gặp nhiều trên mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Ban cũng có thể gặp ở miệng, mắt, cơ quan sinh dục; sau đó, tổn thương có nền phẳng đến sẩn (tổn thương cứng hơi nhô cao), mụn nước, mụn mủ, đóng vảy khô, bong tróc và có thể để lại sẹo.

Trong giai đoạn hồi phục, các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ có thể kéo dài từ 2-4 tuần rồi tự khỏi. Người bệnh hết các triệu chứng lâm sàng, các sẹo trên da có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và không còn nguy cơ lây nhiễm cho người khác.

Ông Nguyễn Văn Dũng cho biết thêm, bệnh đậu mùa khỉ có các thể lâm sàng như: thể không triệu chứng (người nhiễm vi-rút đậu mùa khỉ không có bất kể triệu chứng lâm sàng nào); thể nhẹ (các triệu chứng thường hết sau 2-4 tuần mà không cần bất kỳ biện pháp điều trị đặc hiệu nào).

Riêng thể nặng, thường gặp trên nhóm đối tượng nguy cơ cao (phụ nữ mang thai, người cao tuổi, trẻ em, người mắc bệnh lý nền, suy giảm miễn dịch...), có thể dẫn tới tử vong, thường từ tuần thứ 2 của bệnh. Ở thể này, có thể gặp nhiễm khuẩn da: người bệnh có sốt kéo dài, dịch nốt phỏng đục hoặc nốt phỏng bị vỡ chảy dịch đục; viêm phổi: người bệnh có các triệu chứng như ho, tức ngực, khó thở; viêm não: ý thức suy giảm, co giật, lú lẫn, hôn mê và nhiễm khuẩn huyết: sốt kéo dài, tổn thương các cơ quan phủ tạng.

Ngành y tế sẽ chuẩn bị các cơ sở vật chất, khu vực cách ly, trang thiết bị, nhân lực, thuốc, vật tư, hoá chất, phương tiện,... trong tình huống dịch bệnh đậu mùa khỉ bùng phát. (Ảnh minh hoạ)

Trước những nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ, Sở Y tế đã xây dựng 4 tình huống xử lý can thiệp và các biện pháp ứng phó theo từng tình huống. Ông Nguyễn Văn Dũng cho biết, tình huống đầu tiên là khi chưa có trường hợp xâm nhập vào Việt Nam. Với tình huống này, sẽ kiện toàn ban chỉ đạo tại các địa phương và các cơ sở y tế, đồng thời xây dựng kế hoạch phòng, chống theo các giai đoạn của dịch. Ðồng thời, tăng cường các hoạt động tuyên truyền để người dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh và phát hiện sớm các triệu chứng nghi ngờ, chủ động tự cách ly và báo với cơ sở y tế trên địa bàn.

Ðối với các cơ sở y tế, chuẩn bị các cơ sở vật chất, khu vực cách ly, trang thiết bị, nhân lực, thuốc, vật tư, hoá chất, phương tiện..., sẵn sàng cho phòng, chống dịch; xây dựng quy trình tiếp đón, cách ly điều trị người bệnh. Theo đó, thành lập Ðội chống dịch cơ động để hỗ trợ tuyến dưới.

Trong tình huống 2, bệnh xâm nhập vào Việt Nam nhưng chưa có trường hợp trên địa bàn tỉnh: Bên cạnh các hoạt động như tình huống 1, triển khai thêm các hoạt động khai báo y tế (khi có chủ trương), chuẩn bị các cơ sở cách ly và tăng cường hoạt động truyền thông để người dân tích cực tham gia phòng bệnh.

Ðối với tình huống 3, khi có trường hợp xảy ra trên địa bàn tỉnh: Sẽ tăng cường các hoạt động tình huống 1. Tổ chức khu điều trị riêng cho trường hợp bệnh đậu mùa khỉ tại các cơ sở y tế và các cơ sở cách ly.

Theo đó, tiến hành điều trị tại bệnh viện tuyến huyện, thành phố ca bệnh không có triệu chứng, ca bệnh nhẹ có các triệu chứng thông thường của bệnh; tuyến tỉnh điều trị ca bệnh nặng hoặc có nguy cơ trở bệnh nặng (trẻ sơ sinh, người bị suy giảm miễn dịch, người cao tuổi, bệnh nền, phụ nữ mang thai, ca có biến chứng nặng) và tổ chức thường trực chống dịch 24/24 giờ.

“Còn trong tình huống không mong muốn, dịch lây lan ra cộng đồng, ngoài các biện pháp trên, sẽ mở rộng khu vực cách ly điều trị, huy động các nguồn lực hỗ trợ tại chỗ, các nơi khác đến vùng dịch. Phân loại người bệnh theo mức độ nặng, nhẹ để phân tuyến điều trị phù hợp, hạn chế chuyển người bệnh”, ông Nguyễn Văn Dũng nhấn mạnh./.

 

Hồng Nhung

 

Cập nhật các vấn đề thiết yếu trong bệnh lý tim mạch và siêu âm

Chiều 14/9, Phòng khám Đa khoa Thành Lợi phối hợp với Viện Tim mạch TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo cập nhật các vấn đề thiết yếu trong bệnh lý tim mạch và siêu âm.

Dinh dưỡng hợp lý để phát triển bền vững

Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ của mỗi con người, đặc biệt là trẻ em.

Ðiểm sáng công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình

Với sự quan tâm của các cấp uỷ, chính quyền, thời gian qua, Phòng khám Ða khoa khu vực xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGÐ), tạo chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng dân số ở địa phương.

Kiểm tra các cơ sở kinh doanh, sản xuất bánh trung thu tại TP Cà Mau

Sáng nay (5/9), theo kế hoạch đã đề ra, Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024 có buổi kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh trung thu trên toàn địa bàn TP Cà Mau.

Nhóm đối tượng dễ mắc bệnh tim mạch

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, số người tử vong do tim mạch hơn cả tử vong do ung thư, COPD và đái tháo đường cộng lại. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong và xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Chọn lựa và bảo quản thực phẩm đúng cách

Thực phẩm luôn được xem là một trong những thứ thiết yếu đối với đời sống hằng ngày của mọi gia đình. Khi mức sống người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về thực phẩm sạch, nhất là đối với những loại thực phẩm tươi sống càng cấp thiết hơn. Tuy nhiên, cách chọn lựa và bảo quản thực phẩm như thế nào vừa để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, vừa an toàn vệ sinh trong quá trình chế biến và sử dụng, đòi hỏi người tiêu dùng cần có những kỹ năng cơ bản.   

Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm dịp Tết trung thu 2024

Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ cho mọi người, Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Cà Mau đã xây dựng kế hoạch triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết trung thu 2024. Nội dung chính của kế hoạch gồm công tác tuyên truyền và công tác kiểm tra.

Bệnh ung thư và gánh nặng tài chính

Ung thư không những là nỗi ám ảnh từ sự đau đớn về thể xác, tinh thần, tuổi thọ của người bệnh mà còn là gánh nặng chi phí điều trị cho gia đình bệnh nhân. Bởi thực tế cho thấy, có rất nhiều loại thuốc đặc trị ung thư không nằm trong danh mục được thanh toán theo chế độ của bảo hiểm y tế hiện nay.

Không để lây lan dịch bệnh trong trường học

Hiện nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là các bệnh lây qua đường hô hấp, đường tiêu hoá và các bệnh dù có vắc xin phòng bệnh ở trẻ nhưng có thể quay trở lại. Ðể chủ động kiểm soát các loại dịch bệnh truyền nhiễm có thể lây lan trong trường học và bảo vệ sức khoẻ học sinh, trước khi bước vào năm học mới, Sở Y tế phối hợp với Sở Giáo dục và Ðào tạo tỉnh Cà Mau triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch.

Nơi ánh đèn không bao giờ tắt

Đó là Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Ða khoa tỉnh, nơi các y, bác sĩ, thiết bị y tế luôn trong trạng thái sẵn sàng, tất cả vì cuộc đua giành lấy sự sống cho bệnh nhân từ tay tử thần.