ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 25-9-24 03:28:32
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ứng xử với “khủng hoảng” bạo lực học đường

Báo Cà Mau (CMO) Thời gian gần đây, mạng xã hội liên tục đăng tải những clip học sinh đánh nhau, cho thấy vấn nạn bạo lực học đường vẫn chực chờ bùng phát.

Bạo lực học đường chưa bao giờ là vấn đề mới, song khi đối diện với “khủng hoảng” này, tất cả các bên liên quan đều hết sức lúng túng. Xin dẫn ra đây một câu chuyện và cách ứng xử của những bên liên quan để thấy rằng, bạo lực học đường và cái cách người ta đối diện, ứng xử, giải quyết, tìm ra biện pháp ngăn chặn hữu hiệu vẫn là một bài toán nan giải.

Vụ việc vừa xảy ra tại một trường THCS trên địa bàn TP Cà Mau, học sinh tên Lê Trần A bị đánh ngay trước cổng trường. Theo thông tin từ ông Lê Khánh D, cha của em A thì A và em Nguyễn Thái Th là bạn học chung ở lớp 8A. Do cự cãi, xích mích trước đó nên khoảng 12 giờ 30 phút A và Th hẹn nhau ở cổng trường để “bắt tay giải hoà”. Khi này, Th có dẫn theo 2 người bạn nữa, trong đó có 1 học sinh khối 9 cùng trường tên là Nguyễn Thanh S. A và Th sau khi bắt tay giải hoà, Th bỏ đi vào trong trường. Lúc này Nguyễn Thanh S và một đối tượng nữa (cũng là cựu học sinh của trường này) dùng nón bảo hiểm và chân tay đánh A.

Phát hiện sự việc, nhà trường can thiệp, mời A và Th lên để làm tờ tường trình. Điều ông D bức xúc là tại sao nhà trường đã biết, phát hiện vụ việc nhưng không thông báo cho gia đình. Đến khoảng 18 giờ 30 phút cùng ngày, giáo viên chủ nhiệm lớp 8A gọi điện thoại báo cho phụ huynh biết là chiều ngày hôm sau đến trường để làm công tác hoà giải giữa các em học sinh và đại diện gia đình. Khi về nhà, ông D kêu con ra hỏi sự việc, tìm đến các bạn học sinh có chứng kiến vụ việc và sau đó thông báo cho phòng giáo dục, nhờ các cơ quan báo chí thông tin vụ việc.

Ông D bức xúc: “Tại sao khi xảy ra vụ việc nhà trường không thông báo ngay đến gia đình, nếu lỡ cháu có bị vấn đề gì thì ai là người chịu trách nhiệm. Tôi không bằng lòng với cách ứng xử của nhà trường”. Sau đó ông D dẫn cháu A đến trụ sở Công an Phường 5 trình báo vụ việc và đưa cháu A đến điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau. Theo hồ sơ bệnh án, cháu A bị chấn thương đầu, chụp X-quang cho thấy không có dấu hiệu bất thường và giải quyết xuất viện.

Em Lê Trần A (bên trái) nhập viện điều trị sau khi bị đánh trước cổng trường.

Khi phóng viên tìm đến bệnh viện thăm A, cô giáo chủ nhiệm là cô Dương Thuý L cùng các bạn lớp 8A cũng đến thăm A. Cô giáo này cho rằng vụ việc đang trong quá trình giải quyết và không thể trao đổi, thông tin với báo chí.

Ngay sau đó, phóng viên tiếp cận, trao đổi với A. Em A cho biết: “Do trước đó đã có xảy ra mâu thuẫn trên mạng xã hội. Sau đó, tại trường học cũng có va chạm với Th”. Khi được hỏi về quá trình bị đánh, A kể: “Các bạn dùng nón bảo hiểm đập và đấm, đá em. Bạn Th không tham gia, các bạn đi theo Th mới là người đánh, trong đó có một anh ở khối 9 cùng trường”. A cho biết, sau khi bị đánh hơi choáng, bị nhức đầu, nhưng khi vào viện thì đã ổn định sức khoẻ.

Tại trường THCS nơi xảy ra vụ việc, ông H, Hiệu trưởng nhà trường, thông tin: “Đầu tiên, việc giáo viên chủ nhiệm không thông báo kịp thời vụ việc đến gia đình là thiếu sót. Tuy nhiên, vụ việc được phát hiện và ngăn chặn ngay nên có thể cô giáo chủ quan, cho rằng không cần thiết phải thông tin với phụ huynh”. Cũng theo ông H, phụ huynh của em A chưa hợp tác trong suốt quá trình xảy ra vụ việc. Nhà trường tổ chức buổi làm việc, hoà giải thì ông D không đồng ý, có thái độ tức giận. Theo thông tin mới nhất từ ông H, ông D yêu cầu xử lý hình sự vụ việc và hồ sơ vụ việc đã được chuyển đến Công an TP Cà Mau thụ lý, giải quyết.

Về phía nhà trường, sau khi cân nhắc và nắm thông tin buộc thôi học đối với học sinh Nguyễn Thanh S, khối 9 vì đã trực tiếp đánh em A. Còn với em Th, do không tham gia đánh bạn A, chưa có kết luận về vụ việc nên trường chưa thể đưa ra hình thức xử lý.

Qua vụ việc có thể thấy rằng, cách ứng xử của các bên đều có vấn đề. Về phần phụ huynh, do nôn nóng, lo lắng cho con mà thể hiện thái độ bất hợp tác. Phía nhà trường, chưa thông tin kịp thời các vấn đề của học sinh để gia đình nắm được. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh bậc THCS có những biến động lớn, dễ bột phát, hành xử theo cảm tính, nông nổi. Chính vì vậy, lứa tuổi này cần sự quan tâm, chăm sóc của cả gia đình và nhà trường. Bạo lực học đường trong lứa tuổi này vì thế luôn có thể xảy ra mỗi khi có điều kiện. Cần nhất là mối quan hệ bền chặt, hợp tác, chia sẻ giữa nhà trường và gia đình. Đáng tiếc là trong vụ việc này, mối quan hệ ấy lại đối chọi nhau, gây nên tình trạng căng thẳng. Thiếu niềm tin, thiếu sự kết nối, đồng hành, có phải học sinh đang cô đơn trong hành trình hoàn thiện về nhân cách và tri thức?

Ứng xử với bạo lực học đường trong một vụ việc cụ thể, hay rộng ra hơn, chính là cách ứng xử của chúng ta với thế hệ tương lai./.

Tám Củi

Xã Lý Văn Lâm trên đường về đích nông thôn mới kiểu mẫu

Theo kế hoạch, những tháng cuối năm 2024 xã Lý Văn Lâm sẽ hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu (NTMKM). Ðây là một trong những công trình chào mừng Ðại hội Ðảng bộ TP Cà Mau nhiệm kỳ 2025-2030.

Tình thương tiếp sức đường học vấn

Sự tâm huyết và yêu thương của các thầy cô Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau được hiện thực hoá bằng những suất học bổng, phần quà như gạo, quần áo... dành tặng sinh viên nghèo vượt khó, giúp nhiều bạn trẻ viết tiếp ước mơ học vấn.

50 học sinh, sinh viên tại Cà Mau nhận học bổng The Corea Peace3000

Sáng 22/9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp với đại diện Tổ chức The Corea Peace3000 tại Cà Mau tổ chức triển khai “Chương trình học bổng - The Corea Peace3000”.

Đổi thay nhờ Dự án 8

Xã Tân Phú là 1 trong 6 xã của huyện Thới Bình triển khai thực hiện Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi”, với mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và tập trung giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và tự tạo việc làm của học sinh, sinh viên; chủ động tìm việc làm sau khi tốt nghiệp là mục đích được đề ra trong Kế hoạch triển khai công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2024, vừa được UBND tỉnh ban hành.

Xây dựng lối sống lành mạnh, phù hợp, phòng bệnh tim mạch

Do áp lực từ cuộc sống, rất nhiều người đã lơ là, chủ quan trong bảo vệ sức khoẻ. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro các bệnh lý có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ bản thân, trong đó có các bệnh lý về tim mạch. Đáng nói hơn, bệnh lý này không loại trừ bất cứ ai và có xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Bệnh ung thư đang tăng cao

Theo số liệu thống kê ghi nhận được tại Khoa Ngoại ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, hiện nay đơn vị đã tiếp nhận chăm sóc, khám và chữa trị thường xuyên cho gần 3.200 bệnh nhân mắc ung thư, tăng hơn 200 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (không kể số bệnh nhân tự đi thăm khám, phát hiện và được điều trị ở tuyến trên).

Mang niềm vui đến trẻ kém may mắn

Luôn quan tâm đến những hoàn cảnh kém may mắn, trong đó có trẻ em, thời gian qua, Ban Từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh Cà Mau tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, không chỉ giúp đỡ về vật chất cho trẻ mà còn mang lại ý nghĩa to lớn về mặt tinh thần.

Cẩn trọng với nguồn thực phẩm từ gia cầm chưa qua kiểm dịch

Thịt gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) là loại thực phẩm thiết yếu trong hầu hết các bữa ăn của nhiều hộ gia đình hiện nay. Bởi đây là loại thực phẩm có nguồn protein khá cao và rất tốt cho sức khoẻ, do có ít calo và chất béo bão hoà so với các loại thịt đỏ như: heo, cừu, trâu, bò… từ đó cũng sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh về tim mạch hơn.

Tái diễn lấn chiếm lòng đường trước cổng bệnh viện

Theo ghi nhận và xác minh thực tế của phóng viên Báo Cà Mau, khu vực trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau gần đây thường xuyên xuất hiện tình trạng mua bán thức ăn lấn chiếm lòng đường.