ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 12-5-25 16:53:14
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bảo tồn, phát triển nghề truyền thống

Báo Cà Mau Ông Lê Hồng Thịnh, Phó chủ tịch UBND huyện U Minh, cho biết: “UBND huyện vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình bảo tồn nghề truyền thống phát triển thành làng nghề năm 2024 trên địa bàn. Mục tiêu nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc, sử dụng nguồn lao động tại chỗ, đồng thời tận dụng được nguồn nguyên vật liệu sẵn có của địa phương để phục vụ sản xuất, tạo ra sản phẩm giá trị, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn”.

Mục tiêu cụ thể, huyện phấn đấu bảo tồn ít nhất 1 nghề truyền thống (NTT); có 30% NTT hoạt động hiệu quả; 100% người lao động NTT được đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề, kỹ năng vệ sinh an toàn lao động; tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân các làng nghề đạt khoảng 10%/năm; thu nhập bình quân của lao động tăng ít nhất 1,2 lần so với năm 2023; 100% cơ sở, hộ gia đình sản xuất NTT đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường.

Chính quyền địa phương xã Nguyễn Phích vận động người dân trồng trúc, khôi phục lại nghề đan đát truyền thống.

Ðể hoàn thành kế hoạch đề ra, UBND huyện chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) chủ động phối hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát triển NTT trong phát triển kinh tế - xã hội và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Khuyến khích liên kết, thu hút các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư cho các hoạt động bảo tồn và phát triển NTT; vận động người dân sử dụng, trưng bày các sản phẩm tại địa phương; đồng thời tổ chức các hoạt động nhằm tôn vinh nghệ nhân, thợ giỏi của nghề, tổ chức hội thi về các sản phẩm của NTT.

Bên cạnh đó, huyện sẽ hỗ trợ thực hiện 3 dự án bảo tồn, phát triển NTT thành làng nghề, gồm: nuôi cá lóc bống, trồng trúc nguyên liệu, xây dựng nguồn nguyên liệu mật ong kết hợp tour du lịch sinh thái. Tổng kinh phí 2,4 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương 1,2 tỷ đồng, đối ứng của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình 1,2 tỷ đồng.

Ðối với những NTT có khó khăn, huyện sẽ hỗ trợ và tạo điều kiện cho các nghệ nhân, thợ tay nghề cao và các cơ sở duy trì sản xuất các sản phẩm độc đáo phục vụ sinh hoạt, các lễ hội của cộng đồng và hướng tới sản xuất một số loại sản phẩm cao cấp, giá trị kinh tế cao, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Bà Trần Hồng Ửng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện, cho biết: "Cá đồng là 1 trong 4 ngành hàng chủ lực của huyện, trong đó cá lóc là một trong những loại cá đồng đặc trưng của U Minh. Hiện nay, các địa phương vùng ngọt hoá duy trì và phát triển mô hình nuôi cá lóc theo hình thức lúa - cá, rừng - cá tự nhiên. HTX Ðồng Thuận (xã Khánh Thuận) đang phát triển mô hình nuôi cá lóc và hướng đến sản xuất khô cá lóc bống, phát triển sản phẩm OCOP".

Ðối với nghề đan đát truyền thống, việc duy trì và phát triển gặp khó khăn do người dân chuyển sang sử dụng các sản phẩm làm từ nhựa, từ đó nguồn nguyên liệu từ cây trúc giảm. Mặt khác, do nông dân đã cải tạo vườn chuyển sang nuôi tôm, nuôi cá đồng kết hợp trồng cây ăn trái nên nguồn nguyên liệu cũng giảm dần. Ðể bảo tồn và phát triển NTT đan đát, Phòng NN&PTNT phối hợp với địa phương xây dựng phương án phát triển nguồn nguyên liệu cây trúc tại các ấp: 3, 4, 5, 6, xã Nguyễn Phích, để duy trì và phát truyền nghề đan đát truyền thống trên địa bàn xã.

Huyện tiếp tục duy trì bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Mật ong U Minh Hạ” do Hội Nông dân huyện quản lý; phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ chuyển giao xây dựng dự án cách bảo quản nguồn nguyên liệu mật ong và tiến tới xây dựng nhãn hiệu OCOP. Phối hợp với Hợp tác xã 19/5 duy trì và phát triển nghề gác kèo ong để đảm bảo nguồn nguyên liệu, đồng thời hướng đến kết hợp NTT với phát triển du lịch./.

 

Trọng Nguyễn

 

Sôi nổi Hội chợ ẩm thực chay

Khoảng hơn 50 món ăn, nước uống, bánh và trái cây miễn phí được trưng bày, phục vụ Phật tử, khách tham quan với hàng ngàn suất ăn tại Hội chợ ẩm thực chay được tổ chức tại chùa Monivongsa Bopharam, Phường 1, TP Cà Mau, vào chiều 11/5.

Trang nghiêm lễ rước “Kim Thân Phật”

Chiều 11/5, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Cà Mau tổ chức lễ rước “Kim Thân Phật” từ chùa Phật tổ (Phường 2, TP Cà Mau) đến lễ đài tổ chức đại lễ chính thức Đại lễ Phật đản năm 2025 - Phật lịch 2569, tại chùa Monivongsa Bopharam (Phường 1, TP Cà Mau).

Vui tươi Hội trại Lâm Tỳ Ni

Nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Đại lễ Phật Đản (Phật lịch 2569), Hội trại Lâm Tỳ Ni  do Ban Hướng dẫn Phật tử Giáo hội Phật giáo tỉnh Cà Mau, Ban Gia đình Phật tử tổ chức dành cho thanh thiếu niên diễn ra từ ngày 10-11/5 (nhằm 14-15/4 âm lịch) tại chùa Monivongsa Bopharam (Phường 1, TP Cà Mau).

Tôn vinh và kính trọng!

Đối với mỗi người chúng ta, mẹ chính là người mang nặng đẻ đau, sinh ra và chăm sóc, dạy dỗ chúng ta khôn lớn trưởng thành. Không những thế, trong xã hội hiện nay còn có rất nhiều người mẹ như: Mẹ Việt Nam anh hùng; người mẹ nuôi trẻ khuyết tật, trẻ mồ côi; mẹ đỡ đầu trẻ bất hạnh… đều rất đáng được tôn kính.

Sôi nổi Hành trình Khăn hồng vì đàn em

Trong 1 ngày (ngày 10/5), Hành trình Khăn hồng vì đàn em lần thứ 4, năm 2025 được Hội đồng Đội tỉnh tổ chức tại Khu du lịch sinh thái Cà Mau Eco (xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời), với nhiều hoạt động sôi nổi, bổ ích.

“Chung một tấm lòng – Việt Nam quê hương tôi” lần thứ 38

Ngày 10/5, huyện U Minh phối hợp với Đoàn thiện nguyện “Chung một tấm lòng” TP Hồ Chí Minh” cùng đội ngũ y bác sĩ và văn nghệ sĩ thiện nguyện Việt Nam, Câu lạc bộ Du lịch doanh nhân trẻ Việt Nam; Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Cà Mau, các doanh nghiệp, cá nhân, nhà hảo tâm tổ chức Chương trình “Chung một tấm lòng - Việt Nam quê hương tôi” lần thứ 38.

Xoá nhà tạm cần gỡ bất cập cho hộ dân được khoán đất

Hiện nay nhiều hộ dân sinh sống trên phần đất nông nghiệp và đất được khoán trong khu vực rừng phòng hộ chưa thể có được nhà kiên cố và cũng không xây dựng được dù đã được chủ trương hỗ trợ nhà theo chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát của tỉnh.

Tô thắm thêm tình đoàn kết dân tộc

Có lẽ vì những giai điệu mộc mạc, dễ đi vào lòng người nên từ bao đời nay, đờn ca tài tử (ÐCTT) trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong sinh hoạt văn hoá cộng đồng của người dân Nam Bộ. Vượt qua năm tháng, ÐCTT tạo nên sự giao thoa văn hoá độc đáo giữa 3 dân tộc anh em ở vùng đất phương Nam.

Xử lý nghiêm hành vi sản xuất, buôn bán thuốc, sữa và thực phẩm sức khoẻ giả

Thời gian qua, các ngành chức năng cả nước đã phát hiện nhiều cơ sở, các loại thực phẩm giả, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người tiêu dùng.

Nụ cười Hoàng Giáp

Trong vòng thi toàn quốc của cuộc thi Trạng nguyên Tiếng Việt năm học 2024-2025 vừa diễn ra tại Hà Nội, em Bùi Nguyễn Bảo Tiên, học sinh Lớp 4C, Trường Tiểu học Quang Trung (TP Cà Mau) đã xuất sắc ghi tên vào bảng vàng với danh hiệu Hoàng Giáp, một trong những giải thưởng danh giá nhất của kỳ thi.