ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 10-7-25 20:57:06
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Kiên quyết không để lọt vào cấp uỷ khóa mới những cán bộ suy thoái, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Báo Cà Mau Đó là nhấn mạnh của đồng chí Phan Đình Trạc, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 ngành Nội chính Đảng và quán triệt, triển khai thực hiện kết luận chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư về công tác nội chính; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp, vào sáng 10/7.

Đồng chí Phan Đình Trạc, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, phát biểu tại hội nghị. (Ảnh chụp màn hình)

Tại điểm cầu tỉnh Cà Mau, chủ trì có Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải và Trưởng Ban Nội chính Tỉnh uỷ Nguyễn Bình Tân.

Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải và Trưởng Ban Nội chính Tỉnh uỷ Nguyễn Bình Tân, chủ trì tại điểm cầu tỉnh Cà Mau.

Kết luận chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đã nêu rõ 3 định hướng lớn và 6 nhiệm vụ trọng tâm.

Trong đó, Tổng Bí thư yêu cầu tập trung xử lý dứt điểm các vụ án, vụ việc tham nhũng, lãng phí, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, phấn đấu không để kéo dài những vụ, việc cũ sang nhiệm kỳ mới, nhất là các vụ án, vụ việc liên quan đến nhân sự đại hội, kiên quyết không để lọt vào cấp ủy khóa mới những cán bộ suy thoái, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Cũng trong Kết luận chỉ đạo, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: “Mỗi cán bộ, đảng viên cần thấy rõ nhiệm vụ phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay là rất quan trọng, khẩn trương, cấp bách; bất kỳ ai có hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, cản trở đổi mới, cản trở sự phát triển của đất nước, không chỉ có tội mà còn có lỗi với Đảng, Nhà nước và Nhân dân”.

Theo báo cáo tại hội nghị, 6 tháng đầu năm, ngành Nội chính đã tích cực, chủ động phối hợp nắm tình hình, tăng cường theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát; kịp thời tham mưu chỉ đạo xử lý những vấn đề phức tạp, nổi lên, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự xã hội.

Các cơ quan chức năng địa phương đã xử lý kỷ luật 43 người đứng đầu do tham nhũng, tiêu cực. Trong đó, có 21 trường hợp bị xử lý hình sự. Bên cạnh đó, Ban Nội chính Trung ương đã phối hợp tham mưu đưa 11 vụ án, vụ việc tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vào diện Ban Chỉ đạo Trung ương theo dõi, chỉ đạo, trong đó có 4 vụ án, vụ việc gây lãng phí.

Đại biểu dự hội nghị còn được nghe tham luận của các Ban Nội chính Tỉnh uỷ: Quảng Ninh, Khánh Hoà, TP Hồ Chí Minh, TP Hà Nội, Đà Nẵng… chia sẻ về kinh nghiệm, quyết tâm cao cũng như kiến nghị, đề xuất trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp.

Đại biểu tại điểm cầu tỉnh Cà Mau lắng nghe các tham luận, ý kiến tại hội nghị.

Đồng chí Phan Đình Trạc, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, nhấn mạnh: “Phải triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp. Qua đó tạo chuyển biến mạnh mẽ về hành động, nhận thức trong toàn ngành Nội chính, khẳng định cuộc đấu tranh này sẽ tiếp tục được triển khai quyết liệt, không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.

Trưởng Ban Nội chính Trung ương đồng thời yêu cầu tăng cường kiểm soát, kiểm tra, giám sát, thanh tra việc thực thi quyền lực ở địa phương sau hợp nhất. Đặc biệt là ở cấp xã, kiên quyết không để xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; phải khắc phục triệt để tư tưởng trông chờ, ỷ lại, đùn đẩy, né tránh trong thực thi công vụ. Tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra việc quản lý, sử dụng trụ sở làm việc và các tài sản công sau sắp xếp tỉnh, xã và triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp, có phương án xử lý đối với các trụ sở công dôi dư, đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả, tránh để lãng phí.

Bên cạnh đó, cần chuyển trọng tâm sang phòng ngừa, chủ động nhận diện, dự báo, cảnh báo vi phạm từ sớm, từ xa, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn.

Mộng Thường-Chí Diện

Tiện ích của mô hình chính quyền mới

Tại tỉnh Cà Mau, ghi nhận trong ngày thứ hai vận hành chính quyền 2 cấp (ngày 2/7), dù khởi đầu bộn bề công việc nhưng tất cả cán bộ, công chức các đơn vị hành chính cấp cơ sở đều làm việc với tinh thần nỗ lực hết mình để đảm bảo không gián đoạn trong phục vụ Nhân dân.

Tin tưởng vào sự đột phá

Với người dân Cà Mau - Bạc Liêu, việc hợp nhất 2 tỉnh lần này chỉ như sự trở về, bởi sự gắn kết vốn có trong quá trình lịch sử thời chung tỉnh Minh Hải ngày trước. Vì vậy, các tầng lớp Nhân dân đồng thuận rất cao chủ trương và hân hoan mừng thời khắc tỉnh Cà Mau (mới) chính thức đi vào hoạt động.

Vững vàng tâm thế cho khởi đầu mới

Từ ngày 1 tháng 7 năm 2025, cả nước bắt đầu vận hành bộ máy mới của chính quyền sau sắp xếp, hợp nhất. Tỉnh Cà Mau (mới) được hợp nhất từ tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau, 64 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp đã sẵn sàng với mô hình chính quyền hai cấp.

Sẵn sàng cho bước chuyển lịch sử

Với quyết tâm chính trị, sự đoàn kết, thống nhất cao độ, tinh thần trách nhiệm và chủ động, cùng sự đồng thuận, ủng hộ của Nhân dân, tỉnh Cà Mau đã khẩn trương triển khai, thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đạt yêu cầu, đúng tiến độ, đảm bảo bộ máy mới hoạt động thông suốt, hiệu quả ngay khi đi vào vận hành chính thức từ hôm nay - 1/7/2025.

Niềm tin đổi mới kỳ vọng vươn xa

Ngày 1/7/2025 đánh dấu sự kiện lịch sử khi 34 tỉnh, thành phố trên cả nước chính thức vận hành và thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Hoà chung không khí hân hoan, phấn khởi, người dân 2 tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu bày tỏ niềm tin, kỳ vọng quyết sách quan trọng này sẽ mở ra không gian phát triển mới, bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả và mang lại cuộc sống hạnh phúc, ấm no cho Nhân dân.

Chính quyền cơ sở phải hoạt động hiệu quả

Hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu trong tâm thế sẵn sàng, hân hoan cùng cả nước thực hiện chủ trương lớn, mang ý nghĩa lịch sử của Ðảng ta: thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh và cấp xã) và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp tỉnh, để mở rộng không gian, tạo bước ngoặt phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Công tác chuẩn bị vận hành hệ thống chính trị các đơn vị hành chính mới đã hoàn tất. Tư tưởng cán bộ vững vàng, phấn khởi, sẵn sàng nhận và quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, với niềm tin tương lai quê hương Cà Mau (mới) giàu đẹp, thịnh vượng.

Dự kiến giảm 13 cơ quan chuyên môn cấp tỉnh sau hợp nhất

Sáng 28/6, Ban Pháp chế HĐND tỉnh Cà Mau thẩm tra Tờ trình số 134/TTr-UBND ngày 24/6/2025 của UBND tỉnh về việc thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh sau hợp nhất, để trình tại Kỳ họp thứ nhất, HĐND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026.

Về Cà Mau, vững tin hành trình mới

Thực hiện chủ trương hợp nhất tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu thành tỉnh Cà Mau (mới), hiện các ngành, các cấp của hai địa phương đang khẩn trương triển khai nhiều giải pháp nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC) từ Bạc Liêu về công tác tại Cà Mau. Trong đó, việc bố trí nơi lưu trú, nhà ở công vụ được đặc biệt chú trọng.

Dấu mốc cho giai đoạn phát triển mới

Ngày 27/6, Đảng bộ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Cà Mau tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030.

Thông điệp về một Việt Nam 'nghĩ lớn, hành động lớn, cải cách lớn'

Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính dự "diễn đàn của các nhà tiên phong" WEF Thiên Tân 2025 và làm việc tại Trung Quốc đã khẳng định mạnh mẽ thông điệp về một Việt Nam "nghĩ lớn, hành động lớn, cải cách lớn" và góp phần thu hút tối đa các nguồn lực quốc tế phục vụ phát triển đất nước cho một kỷ nguyên mới.