ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 2-2-25 21:54:18
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Vì những mảnh đời bất hạnh

Báo Cà Mau Sau 7 năm điều trị khắp nơi không kết quả, biết bao ước mơ, dự tính của chàng thanh niên trẻ Lê Văn Tiền (28 tuổi, ở ấp Chánh, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau) đành gác lại trên chiếc xe lăn. Cú ngã xe đã khiến tuỷ sống Tiền đứt lìa, liệt hoàn toàn. Gia cảnh đã nghèo càng khó khăn hơn khi những tài sản có giá trị của gia đình đều bán để chữa bệnh cho Tiền. Căn nhà Đại đoàn kết sau 8 năm xây dựng trở nên trống hoác.

Sau 7 năm điều trị khắp nơi không kết quả, biết bao ước mơ, dự tính của chàng thanh niên trẻ Lê Văn Tiền (28 tuổi, ở ấp Chánh, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau) đành gác lại trên chiếc xe lăn. Cú ngã xe đã khiến tuỷ sống Tiền đứt lìa, liệt hoàn toàn. Gia cảnh đã nghèo càng khó khăn hơn khi những tài sản có giá trị của gia đình đều bán để chữa bệnh cho Tiền. Căn nhà Đại đoàn kết sau 8 năm xây dựng trở nên trống hoác.

Phía sau những tai nạn

Cơn mưa những ngày cuối năm khiến đoạn đường đất hơn 1 km vào nhà Tiền thêm lầy lội. Thế nhưng các thành viên Câu lạc bộ (CLB) Doanh nghiệp nữ tỉnh Cà Mau đều có mặt đông đủ để động viên và sẻ chia những khó khăn với gia đình Tiền. Chứng kiến gia cảnh của Tiền, mọi người không khỏi chạnh lòng. Ông Lê Văn Tân, 65 tuổi (cha Tiền) rớm nước mắt, nhớ lại: Tiền là đứa con duy nhất nên bao nhiêu niềm hy vọng vợ chồng tôi đều đặt hết vào nó. Nhà nghèo nên hết lớp 6 cháu đành nghỉ học. Năm 2008, tích góp vợ chồng tôi mua chiếc xe máy làm phương tiện để Tiền ra Cà Mau học hớt tóc. Trên đường đi học về Tiền té xe, và sau tai nạn giao thông đó cháu bị đứt tuỷ sống.

Chủ nhiệm CLB Doanh nghiệp nữ tỉnh Cà Mau Nguyễn Thị Mỹ Diệp, Giám đốc Công ty TNHH Vận tải Thương mại Giáp - Diệp (bìa phải) trao tiền hỗ trợ cho gia đình Lê Văn Tiền (ấp Chánh, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau).

Sau 7 năm chữa trị khắp nơi, từ Tây y sang Ðông y nhưng sức khoẻ của Tiền vẫn không khá hơn. Số tiền mượn nợ của những người xung quanh đã lên hơn 40 triệu đồng. Hết tiền, ông Tân đành đưa con đi châm cứu, uống thuốc nam để giảm đau. Gần 1 năm nay gia đình ông dắt díu ra TP Cà Mau mướn phòng trọ ở phường 1 để tiện việc trị bệnh cho Tiền. Hằng ngày ông giăng lưới trên kinh Thống Nhất kiếm cá bán mua gạo. “Có khi hơn 4-5 ngày chẳng giăng được con cá nào. Bà con xung quanh cho gạo nấu cháo ăn đắp đổi qua ngày”, bà Bùi Kim Anh, 63 tuổi (vợ ông Tân) phân trần.   

Cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự, gia cảnh của 5 mẹ con chị Ngô Thị Láo, 33 tuổi (ấp Trại Lưới B, xã Lâm Hải, huyện Năm Căn) lâm vào cảnh túng quẫn hơn sau cái chết thương tâm của chồng chị, anh Sơn Tình. Nhà 6 miệng ăn đều nhờ vào những đêm bắt ba khía, những ngày bắt ốc len của anh Tình, chị Láo. Năm 2011, sau đêm đi bắt ba khía về, anh Sơn Tình bị đụng xuồng và gần 3 ngày sau mới vớt được xác. Tai nạn ập đến, trụ cột gia đình mất, gánh nặng mưu sinh của gia đình đặt lên vai chị Láo với thân hình gầy gò. Căn nhà không còn lành lặn nên những ngày mưa lớn mẹ con chị không còn chỗ ngủ, chỗ nấu ăn.

Xoa dịu nỗi đau

Chủ nhiệm CLB Doanh nghiệp nữ tỉnh Cà Mau Nguyễn Thị Mỹ Diệp, Giám đốc Công ty TNHH Vận tải Thương mại Giáp - Diệp, chia sẻ: Hơn 1 năm đi vào hoạt động, các thành viên CLB không những làm tốt vai trò quản lý của mình tại công ty mà thông qua các hoạt động thiện nguyện còn hướng tới cộng đồng bằng cả cái tâm. Bên cạnh việc hỗ trợ vốn cho chị em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TP Cà Mau vay với lãi suất thấp để mua bán nhỏ, cuối năm 2014, CLB Doanh nghiệp nữ tỉnh Cà Mau còn đưa ra chương trình “Sống yêu thương”. Sau 2 tháng, “Sống yêu thương” đã đến và sẻ chia với những khó khăn, mất mát của gia đình chị Ngô Thị Láo và gia đình Lê Văn Tiền.

Số tiền 35 triệu đồng do các chị trích ra từ quỹ hoạt động, vận động, đóng góp cá nhân, các chị trong CLB Ðồng Tiến (Năm Căn) được trao cho mẹ con chị Ngô Thị Láo. Một phần được đại diện Ban An toàn giao thông tỉnh trích ra sửa lại nhà, số tiền còn lại UBND xã Lâm Hải, Hội LHPN xã đứng ra nhận và hướng dẫn gia đình chị Láo phát triển kinh tế, sớm ổn định cuộc sống. Còn gia đình Lê Văn Tiền đang chuẩn bị sửa lại căn nhà Ðại đoàn kết trống trước, dột sau bằng số tiền 20 triệu đồng được các nhà hảo tâm ở TP Hồ Chí Minh tài trợ. Phần 15 triệu còn lại được dành một phần trị bệnh cho Tiền và trang trải cuộc sống gia đình. Hơn 1 tháng nữa sẽ đến Tết Nguyên đán Ất Mùi, năm nay gia đình chị Ngô Thị Láo, gia đình Lê Văn Tiền sẽ đón cái Tết ấm áp hơn khi xung quanh họ còn có những tấm lòng nhân ái chung tay giúp đỡ.      

Chị Tiêu Việt Tiên, Trưởng Ban Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, chia sẻ, trong các hoạt động an sinh xã hội, các chị - những nữ doanh nhân đã có vai trò quan trọng và góp phần không nhỏ chung tay giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, những mảnh đời bất hạnh trong xã hội. Và các chị còn là những hạt nhân thu hút nhiều nữ doanh nhân thành đạt trên địa bàn tỉnh chung tay xoa dịu nỗi đau, nỗi mất mát của nhiều gia đình.

Với cái tâm của mình, các chị đã thắp lên ngọn lửa yêu thương, chia sẻ trong cộng đồng. “Sống yêu thương” sẽ tiếp tục đồng hành cùng những mảnh đời bất hạnh./.

Bài và ảnh: Thanh Phương

Tận tình phục vụ những ngày cận Tết

Năm 2024, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trên địa bàn huyện Năm Căn ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trước hạn và đúng hạn cho tổ chức, cá nhân đạt cao. Ðặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC được đẩy mạnh.

Tiếp tục tinh gọn bộ máy và nâng cao chỉ số hài lòng của người dân

Chiều 15/1, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình, Phó trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ chủ trì phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với 63 điểm cầu trên cả nước.

Dịch vụ công trực tuyến: Không làm thay người dân

Nhằm từng bước hình thành thói quen và nâng cao kỹ năng tự thực hiện dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của người dân, Chủ tịch UBND tỉnh vừa chỉ đạo thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo công chức, viên chức (CC,VC) làm việc tại bộ phận một cửa thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị tiếp tục tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện DVCTT, không trực tiếp làm thay, để người dân quen dần thao tác, các bước thực hiện trên môi trường điện tử.

Cà Mau tiếp tục dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp

Với 91,6 điểm, tăng 1,43 % so với năm 2023, tỉnh Cà Mau tiếp tục giữ vị trí đứng đầu các tỉnh thành cả nước về Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp năm 2024. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp Cà Mau dẫn đầu cả nước về bộ chỉ số này.

Khánh Hoà hoàn thành sớm kế hoạch CCHC năm 2024

Chú trọng đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ công tác cải cách hành chính (CCHC), xã Khánh Hoà (huyện U Minh) đã hoàn thành 17/17 nhiệm vụ theo kế hoạch năm 2024, đạt 100%.

Bước nhanh hơn để tạo đột phá

Xây dựng Chính quyền điện tử (CQÐT) hướng đến Chính quyền số (CQS) là mục tiêu quan trọng mà tỉnh Cà Mau nỗ lực hướng tới, nhằm tạo đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC), góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Sự hài lòng của người dân là thước đo chất lượng

Với phương châm “Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo chất lượng”, thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tạo chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), nhất là chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ngày một nâng lên, đem lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân, xây dựng chính quyền ngày càng thân thiện, vì Nhân dân phục vụ.

Nỗ lực tạo đột phá

Năm 2024, công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) được TP Cà Mau quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, thông suốt. Ðến nay, thành phố đã hoàn thành 23/23 nhiệm vụ CCHC. Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn được nâng cao. Mức độ hài lòng của người dân về giải quyết TTHC đạt 100%.

Quyết tâm cải cách tốt hơn

Với quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của cải cách hành chính; tất cả hướng đến mục tiêu là phục vụ người dân, doanh nghiệp”, huy động sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị... công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật, tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục, tạo sự thông suốt để phục vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Ðiểm nhấn thành tựu cải cách hành chính

Cà Mau là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành sớm việc kết nối Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh với Hệ thống Ðịnh danh và xác thực điện tử của Bộ Công an, để phục vụ chuyển đổi sang sử dụng VNeID làm tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử kể từ ngày 1/7/2024. Cùng với đó, Cà Mau là 1 trong 14 địa phương hoàn thành sớm việc số hoá dữ liệu sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NÐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ (giao trước ngày 31/12/2024).