ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 4-12-23 23:32:29

Vì sự an toàn của người dân

Báo Cà Mau (CMO) Ngày 7/7/2023, HÐND tỉnh Cà Mau khoá X, kỳ họp thứ 10 đã thông qua Nghị quyết số 08/2023/NQ-HÐND, quy định mức hỗ trợ một số nội dung thực hiện chương trình bố trí dân cư đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 17/7/2023.

Ông Phùng Sơn Kiệt, Phó chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, thông tin, thực hiện Quyết định 590/QÐ-TTg, ngày 18/5/2022, của Chính phủ, phê duyệt chương trình bố trí dân cư các vùng: thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu vực rừng đặc dụng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Công văn số 5668/BNN-KTHT, ngày 29/8/2022, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện chương trình bố trí dân cư theo Quyết định 590/QÐ/TTg; đặc biệt là Nghị quyết số 08/2023/NQ-HÐND, ngày 7/7/2023, của HÐND tỉnh quy định mức hỗ trợ một số nội dung thực hiện chương trình bố trí dân cư đến năm 2025, theo đó, ngày 16/8/2023, UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu vực rừng đặc dụng, rừng phòng hộ năm 2023.

Theo kế hoạch này, năm 2023, dự kiến bố trí 1.029 hộ, trong đó có 81 hộ bị mất nhà ở, đất ở do sạt lở, sụt lún; 398 hộ ở vùng có nguy cơ sạt lở; 400 hộ bị ngập lụt; 83 hộ bị thiếu đất, thiếu nước để sản xuất; 20 hộ thiếu nước sinh hoạt; 47 hộ tái định cư xen ghép. Trong đó, hỗ trợ kinh phí di chuyển, bố trí tái định cư cho các hộ đủ điều kiện theo Nghị quyết số 08/2023/NQ- HÐND tỉnh cho 338 hộ; các hộ bố trí tái định cư không hỗ trợ chi phí di chuyển 398 hộ; còn lại 293 hộ tạm thời không chi hỗ trợ kinh phí di chuyển.

Năm 2023, dự kiến bố trí di dời 1.029 hộ dân ở ngoài đê, vùng không an toàn vào các khu tái định cư. (Trong ảnh: Một hộ dân cất nhà ngoài đê biển, không đảm bảo an toàn, ảnh chụp tháng 4/2023, ấp Ðá Bạc, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời).

Ông Phùng Sơn Kiệt thông tin thêm, theo Nghị quyết số 08/2023/NQ-HÐND, hộ gia đình, cá nhân được bố trí ổn định theo hình thức tái định cư tập trung, xen ghép hoặc ổn định tại chỗ trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Ðối tượng thụ hưởng gồm: gia đình, cá nhân bị mất nhà ở, đất ở do sạt lở đất, sụt lún đất, lốc, lũ; hộ gia đình, cá nhân sinh sống vùng có nguy cơ bị sạt lở đất, sụt lún đất, lốc, lũ, ngập lụt, nước dâng; hộ gia đình, cá nhân sống ở vùng đặc biệt khó khăn, thiếu đất, nước để sản xuất, thiếu nước sinh hoạt, thiếu cơ sở hạ tầng thiết yếu, du cư trên đầm phá, các làng chài trên sông nước, ô nhiễm môi trường; hộ gia đình, cá nhân đã di cư tự do đến địa bàn của tỉnh không theo quy hoạch, kế hoạch, đời sống còn khó khăn; hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; hộ gia đình, cá nhân tự nguyện đến vùng hải đảo theo các chương trình dự án cần phải bố trí, ổn định lâu dài.

Mức hỗ trợ di chuyển 20 triệu đồng đối với hộ gia đình, cá nhân để di chuyển nội vùng dự án; 23 triệu đồng đối với hộ gia đình, cá nhân để di chuyển trong tỉnh nhưng ngoài vùng dự án; 25 triệu đồng đối với hộ gia đình, cá nhân để di chuyển ngoài tỉnh; 10 triệu đồng đối với hộ gia đình, cá nhân di cư tự do được bố trí vào vùng quy hoạch khu tái định cư.

 Đa phần cuộc sống mưu sinh của một số hộ dân thuộc diện tái định cư phụ thuộc vào khai thác thuỷ sản ven biển, họ cần được chuyển nghề.

Hỗ trợ lương thực đối với hộ gia đình, cá nhân bị mất nhà ở, đất ở, đất sản xuất do thiên tai, mức hỗ trợ 450 ngàn đồng/người/tháng, nhưng không quá 12 tháng. Hỗ trợ để nâng cấp nhà ở (một lần) đối với hộ gia đình, cá nhân ở vùng có nguy cơ ảnh hưởng do thiên tai, nhưng không còn quỹ đất xây dựng khu tái định cư để di chuyển, phải bố trí ổn định tại chỗ, mức hỗ trợ 15 triệu đồng.

Hỗ trợ về nước sinh hoạt đối với hộ gia đình, cá nhân được sắp xếp tái định cư nhưng chưa có hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung, được hỗ trợ tiền nước sinh hoạt mỗi người 4 m3/tháng, nhưng không quá 12 tháng, theo mức giá quy định của địa phương tại thời điểm hỗ trợ.

Thời gian qua, UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch bố trí dân cư với 35 cụm, tuyến dân cư mới thuộc địa bàn 8 huyện, với số lượng bố trí, sắp xếp lại là 13.873 hộ, tổng diện tích quy hoạch 2.728,79 ha. Trong đó, có 11 dự án, cụm dân cư đã có chủ trương đầu tư xây dựng, với tổng diện tích 155,48 ha, dự kiến bố trí cho 2.665 hộ dân đang sinh sống ở các khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thiên tai và khu vực rừng phòng hộ biển Tây, với tổng kinh phí được duyệt 572 tỷ  đồng. Ðến nay, nguồn kinh phí được cấp để đầu tư xây dựng là trên 301 tỷ đồng (từ nguồn ngân sách Trung ương).

"Hiện tại, các khu tái định cư trên địa bàn tỉnh đang dần phát huy hiệu quả, các tuyến lộ giao thông, trục chính được đầu tư xây dựng đấu nối với các khu tái định cư (tuyến đê biển Tây...) đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trao đổi, giao thương hàng hoá, phát triển kinh tế. Ngoài ra, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi làm ở các khu công nghiệp đang đóng trên địa bàn tăng thu nhập, giảm nghèo và ổn định cuộc sống", ông Kiệt phấn khởi.

Ông Châu Minh Ðảm, Chủ tịch UBND xã Khánh Hội, huyện U Minh, chia sẻ: "Nghị quyết số 08/2023/NQ-HÐND quy định mức hỗ trợ một số nội dung thực hiện chương trình bố trí dân cư đến năm 2025 trên địa bàn đã tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương sắp xếp, bố trí, di dời dân cư ở các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, di cư tự do, khu vực rừng đặc dụng, rừng phòng hộ vào các khu tái định cư, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân trong mùa mưa bão".

Theo ông Ðảm, thời gian qua, địa phương đặc biệt quan tâm đến công tác bố trí dân cư. Số người dân đến nơi ở mới thuận lợi hơn, được đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu như: đường giao thông, thuỷ lợi, nước sinh hoạt... Qua đó, góp phần ổn định đời sống, từng bước xoá đói giảm nghèo, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn. Công tác tuyên truyền, vận động được các cấp chính quyền, đoàn thể phối hợp triển khai chặt chẽ, kịp thời. Các chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước được công khai đến các hộ dân, giúp người dân nhận thức đúng đắn về chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước./.

 

Trung Ðỉnh

 

Lắng nghe, giải quyết kịp thời từ cơ sở

Việc đối thoại với những người hoạt động không chuyên trách ở ấp, khóm được Huyện uỷ, HÐND, UBND, Uỷ ban MTTQ huyện U Minh tổ chức, duy trì từ năm 2017 đến nay. Ðây là dịp để lãnh đạo huyện lắng nghe ý kiến đóng góp của các đối tượng này, góp phần tích cực cho công tác chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng Ðảng và hệ thống chính trị huyện nhà ngày càng vững mạnh.

Chuyển biến từ dân vận khéo

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, 3 năm qua (2020-2023), phong trào thi đua dân vận khéo (DVK) trên địa bàn huyện Trần Văn Thời đã góp phần tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân, chung sức thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Cầu nối mang lại niềm tin

Bên cạnh việc tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp trong tỉnh còn thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, tạo điều kiện để hộ nghèo vươn lên. Những nỗ lực của MTTQ đã góp phần giúp tỉnh thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội và giảm tỷ lệ hộ nghèo.

Tăng giám sát để nâng hiệu quả hoạt động

Những năm qua, vai trò của HÐND huyện U Minh ngày càng được khẳng định; hoạt động có nhiều đổi mới. Từ đó, hiệu quả được nâng lên, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo luật định. Trong đó, giám sát là một trong hai chức năng chính, giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của HÐND.

Lan toả dân vận khéo

Dân vận khéo (DVK) đã trở thành phong trào thi đua của cả hệ thống chính trị tỉnh Cà Mau và có sức lan toả tích cực trong đời sống xã hội. Qua đó, khơi dậy và huy động được sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM, đô thị văn minh, công tác giảm nghèo ở các địa phương.

Kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh Cà Mau: Thông qua 20 dự thảo nghị quyết

Chiều 10/10, trên tinh thần tập trung cao độ, làm việc khoa học, Kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh Cà Mau khoá X đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình, yêu cầu đề ra.

Nâng cao hiệu quả công tác thẩm tra văn bản

Một trong những công việc quan trọng của HÐND tỉnh là quyết định các vấn đề của địa phương thông qua các nghị quyết được ban hành theo luật định. Ông Dương Huỳnh Khải, Phó chủ tịch HÐND tỉnh, khẳng định: "Công tác thẩm tra văn bản được các ban của HÐND tỉnh chủ trì chính là công việc rất quan trọng, góp phần quyết định chất lượng các kỳ họp HÐND, tác động trực tiếp, toàn diện đến mọi mặt đời sống Nhân dân của địa phương”.

Ban Pháp chế, HĐND tỉnh Cà Mau thẩm tra các tờ trình tại Kỳ họp thứ 11

Chiều 28/9, Ban Pháp chế, HĐND tỉnh tổ chức Hội nghị thẩm tra các dự thảo nghị quyết trình tại Kỳ họp thứ 11 (chuyên đề) HĐND tỉnh khoá X. Dự Hội nghị, có bà Lê Thị Nhung, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch HĐND tỉnh; ông Dương Huỳnh Khải, Phó chủ tịch HĐND tỉnh; ông Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch UBND tỉnh.

Thẩm tra các dự thảo nghị quyết thuộc lĩnh vực văn hoá - xã hội

Sáng 28/9, Ban Văn hoá – Xã hội, HĐND tỉnh tổ chức hội nghị thẩm tra dự thảo Nghị quyết trình tại Kỳ họp thứ 11 (chuyên đề) HĐND tỉnh khoá X. Dự hội nghị có bà Lê Thị Nhung, Uỷ viên Ban thường vụ Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch HĐND tỉnh, ông Dương Huỳnh Khải, Tỉnh uỷ viên, Phó chủ tịch HĐND tỉnh.

Gỡ các “nút thắt” để thực hiện nghị quyết

Chặng đường nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Ðại hội đại biểu Ðảng bộ tỉnh Cà Mau khoá XVI, nhiệm kỳ 2020-2025, đã đạt được những thành tựu quan trọng, toàn diện, đầy khích lệ, tuy nhiên cũng đương đầu với không ít khó khăn, thách thức. Nhìn trúng và đúng, phân tích những hạn chế, vướng mắc, đề ra giải pháp hữu hiệu để tháo gỡ các “điểm nghẽn”, “nút thắt” chính là chìa khoá để mở ra thế và lực mới của tỉnh Cà Mau với nỗ lực thực hiện thắng lợi nghị quyết trong chặng đường còn lại của nhiệm kỳ.