ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 22-11-24 12:28:05
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Việc nghĩa của Sáu Te

Báo Cà Mau (CMO) Cuộc gặp anh Sáu Te thật bất ngờ, ngay lúc gia đình anh đang bận rộn hấp những mẻ bánh bao gửi tặng các khu cách ly, phong toả trên địa bàn huyện U Minh. Ðây là lời hứa của anh Sáu sau những ngày điều trị Covid-19 tại khu cách ly. Anh mong muốn mọi người có thêm bữa ăn ngon miệng, mau chóng phục hồi sức khoẻ, góp một phần sức cùng chính quyền chăm lo cho người bệnh.

Anh Sáu Te tên thật là Lê Văn Huấn, sinh năm 1976, quê gốc ở huyện Cái Nước. Trước đây anh làm đủ thứ nghề để mưu sinh, từ bán bánh bao cho đến bán nước mía, sinh tố, yaourt... Làm mãi không khá giả, 8 năm nay, anh gom hết vốn liếng về thị trấn U Minh mở dịch vụ mai táng. Duyên nợ trong nghề nghiệp mở ra cơ hội mới, đủ để anh Sáu vun vén cho gia đình và làm việc thiện.

Làm nhiều việc giúp người không so đo được mất, đơn giản anh Sáu nghĩ đó là phần việc mình nên làm, phải làm, chỉ vậy thôi. Bởi vậy, khi được hỏi đến nay đã giúp đỡ được bao nhiêu hoàn cảnh, anh Sáu cũng không nhớ nổi.

Gạo lúc nào cũng có trong nhà để anh Sáu tặng người cần.

Bà Ngô Lệ Thu (huyện U Minh), người từng nhờ anh Sáu Te hỗ trợ giúp đỡ nhiều hoàn cảnh khó khăn, bộc bạch: “Không chỉ làm việc giúp người, mà ở Sáu Te, tôi thấy đây là con người đạo đức trong cả ngành nghề đang làm. Chẳng hạn như có những hoàn cảnh đi biển Khánh Hội chẳng may qua đời, cơ thể đã biến dạng, gia đình thân nhân không có, khi chính quyền liên hệ, anh Sáu sẵn sàng tổ chức ma chay ngay trên phần đất của mình. Rồi dựng rạp, nấu ăn, đãi khách như một đám tang thực thụ. Ðặc biệt, khi cử hành là lựa ngày giờ lành để mai táng, cử người trực đêm chứ không làm qua loa, nói chung vừa bỏ công, bỏ sức, tiền bạc, ít người được như vậy”.

Việc tặng quan tài, kiêm mai táng miễn phí là việc nghĩa thường thấy của nhiều dịch vụ mai táng để giúp đỡ người nghèo, người vô gia cư khi nhắm mắt. Với anh Sáu, không chỉ thế, anh còn dành riêng một phần đất hơn 3 công làm khu chôn cất những người bất hạnh qua đời mà chưa có nơi yên nghỉ.

Dẫn ra khu đất, nơi 13 hoàn cảnh đang nằm đó, anh trầm giọng: “Từng mai táng nhiều hoàn cảnh, nhưng tôi xót thương hơn hết là hoàn cảnh đầu tiên tôi mời về nằm trên phần đất này. Em ấy là người dân tộc, sinh năm 1995, thuộc diện hộ nghèo, mất 1 năm sau thì chồng cũng mất, bỏ lại con thơ cho ông ngoại chăm sóc, cả 2 vợ chồng đều nghèo và tôi sắp đặt cho nằm cạnh nhau, như niềm an ủi. Hiện họ còn khó khăn thì tạm nằm đây, nếu gia đình sau này có khá giả hoặc có nhu cầu lấy cốt về thì tôi vẫn sẵn lòng”.

Không chỉ chăm lo cho người mất mà đối với người sống, anh Sáu cũng đối đãi tử tế, nhất là người nghèo, bệnh tật, người già neo đơn, chưa bao giờ anh Sáu lắc đầu hay từ chối giúp đỡ. Năm 2020, anh Sáu quyết định bỏ ra 700 triệu đồng để mua một xe cấp cứu chuyên chở miễn phí cho người nghèo.

Nói về duyên cớ này, anh Sáu bùi ngùi: “Từng chứng kiến cảnh người nghèo phải chật vật trong cơn hấp hối mà xe cứu thương ở bệnh viện thì có hạn, nên tôi bàn với vợ mua một chiếc xe để cứu người lúc khẩn cấp”.

Ðó là những trường hợp khẩn cấp, còn thường xuyên, nhà anh Sáu lúc nào cũng có gạo để gửi tặng người nghèo. 6 năm trở lại đây, đều đặn mỗi rằm tháng Bảy âm lịch, gia đình mở đợt cấp phát gạo cho bà con. Năm đầu tiên thì phát 100 suất, năm 2 tăng lên 150 suất, từ năm 3 duy trì từ 300-500 suất, các hoàn cảnh đều do anh rà soát, về ghi chú lại.

Giữa tâm dịch, từ khu điều trị trở về nhà, anh Sáu có thêm ý nghĩ mới, sẽ nấu thêm khẩu phần ăn cho bà con và lực lượng làm nhiệm vụ tại khu cách ly vào cử tối lúc 19 giờ. Ðể chuẩn bị cho kịp trên dưới 200 suất ăn, từ 10 giờ gia đình đã bắt tay vào bếp, có khi là bánh bao, nui, cháo, bánh lọt…, thực đơn luân phiên thay đổi. Tuy bận rộn vừa việc nhà, vừa việc bên ngoài, nhưng cả anh chị Sáu Te rất phấn khởi vì đây là việc hữu ích nên làm. Giai đoạn dịch bệnh thì ngoài gạo, gia đình anh còn gửi tặng bà con tiền mặt, từ 100.000-200.000 đồng cùng 20 kg gạo/người.

Suất ăn tối được gia đình chuẩn bị tươm tất gửi đến các khu điều trị, cách ly tập trung trong mùa dịch.

Tất bật đi chợ về nấu nướng, mỗi ngày một món, số suất ăn dù tăng hay giảm, chị Nguyễn Ngọc Pha (sinh năm 1980), vợ anh Sáu đều làm rất chu đáo.

Là hậu phương vững chắc để anh Sáu yên tâm hơn khi đi làm nhiều việc thiện bên ngoài, chị Pha chia sẻ: “Cũng như mình nấu thêm bữa ăn cho gia đình, nhưng số suất nhiều hơn thôi. Không mong gì hết, chỉ cần người ăn thấy ngon là tôi vui rồi. Riêng anh Sáu có làm việc gì tôi cũng ủng hộ hết mình”.

Hiện tại, cơ sở đã mở rộng thêm nhiều chi nhánh ở huyện U Minh, bao gồm các xã: Nguyễn Phích, Khánh Tiến, Khánh Hội và xã Ðông Hưng, Tân Hưng thuộc huyện Cái Nước. Ðặc biệt, tại mỗi nơi đều có hỗ trợ quan tài miễn phí cho người nghèo, khó khăn, đó là tâm ý, cũng là sự tôn trọng nghề nghiệp. Sau nhiều năm bôn ba, anh Sáu hài lòng với cuộc sống hiện tại, mong muốn có sức khoẻ để làm nhiều việc nghĩa giúp đời, giúp người. Bởi với anh, cho đi là còn mãi./.

 

Ngô Nhi

 

Đồng hành cùng bà con Cà Mau

Ngày 18/11, Hội Nhà báo Việt Nam, Văn phòng phía Nam; Tạp chí Người Làm Báo; Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Cà Mau đã về nguồn và đồng hành, chia sẻ cùng bà con Cà Mau.

Tiếp thêm niềm tin cho trẻ khuyết tật

Nhân kỷ niệm 15 năm thành lập Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật - mồ côi Nhân Ái (phường Tân Xuyên, TP Cà Mau), không khí tại đây trở nên rộn ràng hơn bởi các em chu đáo chuẩn bị quà tặng là sản phẩm nước rửa chén, thành quả từ lớp dạy nghề được tổ chức hồi tháng 8 vừa qua.

Niềm vui trong căn nhà mới

Từ những ngôi nhà chưa lành lặn, được sự kết nối của Hội Chữ thập đỏ (CTÐ) huyện Phú Tân, cùng sự giúp sức của các mạnh thường quân, những mái ấm trong mơ đã thành hiện thực, dệt nên những câu chuyện đẹp về sự sẻ chia và tình người.

BIDV trao 5 tỷ đồng xây nhà đại đoàn kết trên địa bàn huyện Ngọc Hiển

Chiều 14/11, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau tổ chức lễ tiếp nhận 5 tỷ đồng do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tài trợ, xây dựng 100 căn nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết cho các hộ gia đình khó khăn trên địa bàn huyện Ngọc Hiển. Đây là hành động thiết thực hưởng ứng phong trào xoá nhà tạm, nhà dột nát và chương trình "Vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau" do Đoàn chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam phát động.

Công trình tuổi trẻ hiệu quả, bền lâu

Nhằm phát huy vai trò của tổ chức Ðoàn, Hội trong việc chăm lo gia đình cán bộ, đoàn viên, hội viên và thanh niên trên địa bàn tỉnh có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở, Tỉnh đoàn đã triển khai thực hiện công trình nhà Nhân ái. Qua đó, kịp thời động viên, khích lệ đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, góp phần cùng địa phương thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.

Phụ nữ hiện đại - Nhẹ gánh, trao quyền

Dự án "Nước là sự sống" do Chính phủ Nhật Bản tài trợ, Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) triển khai thực hiện, hỗ trợ 7.200 người dân, đặc biệt là phụ nữ dễ bị tổn thương tại 2 tỉnh Cà Mau và Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán và xâm nhập mặn.

BIDV Cà Mau trao 100 bồn nước cho người dân huyện Thới Bình

Hưởng ứng tháng cao điểm thực hiện các công trình, phần việc nhân kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc, ngày 8/11, BIDV Cà Mau tổ chức trao 100 bồn nước cho người dân có hoàn cảnh khó khăn tại 2 xã Trí Phải và xã Trí Lực, huyện Thới Bình; mỗi xã 50 bồn, tổng trị giá 150 triệu đồng.

Quyết tâm xoá nhà tạm, nhà dột nát

Xoá nhà tạm, nhà dột nát là một trong những chủ trương lớn của Ðảng, Nhà nước, nhằm giúp người nghèo có điều kiện thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Với phương châm “Chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết và quan tâm thực hiện xuyên suốt, liên tục trong thời gian qua.

Hơn 80 triệu đồng hỗ trợ thai phụ sinh đôi

Chiều 5/11, Phòng Công tác xã hội (CTXH),  Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau trao tiền hỗ trợ cho bệnh nhân Lê Thị Thuỳ Dương (Khóm 4, thị trấn U Minh, huyện U Minh). Đây là trường hợp thai phụ sinh đôi, thai kỳ nguy cơ cao, có hoàn cảnh khó khăn được bệnh viện vận động hỗ trợ hơn 80 triệu đồng.

Hỗ trợ thiết bị trữ nước, lọc nước, tưới tiêu cho phụ nữ huyện Trần Văn Thời và Đầm Dơi

Sáng 5/11, tại trụ sở UBND xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, Hội LHPN tỉnh và tổ chức UN Women tại Việt Nam phối hợp tổ chức trao hỗ trợ các thiết bị trữ nước, lọc nước và tưới tiêu tiết kiệm cho 620 phụ nữ, 4 đơn vị trường học, trạm y tế trên địa bàn huyện Trần Văn Thời và Đầm Dơi.