ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 11:24:29
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Vững chãi "lá chắn vùng biên"

Báo Cà Mau (CMO) Cuộc chiến chống lại "cơn bão" Covid-19 vẫn đang nóng từng ngày. Ở những địa phương giáp ranh giữa 2 tỉnh Cà Mau và Kiên Giang, các cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ mang theo quyết tâm cao nhất vì mục tiêu bảo vệ an toàn cho cả cộng đồng. Khi toàn tỉnh thực hiện nghiêm giãn cách xã hội, nhiệm vụ ở nhà là của người dân; còn với lực lượng chức năng, trách nhiệm của họ là tạo thành "lá chắn" vững chãi trên khắp "vùng biên" ra vào tỉnh.

Với đặc thù là địa bàn giáp ranh các xã thuộc tỉnh Kiên Giang như Minh Thuận, An Minh Bắc, Ðông Hưng B... với chiều dài giáp ranh khoảng chục ki-lô-mét nên hơn tháng qua, việc kiểm soát tại các chốt trên địa bàn xã Biển Bạch, huyện Thới Bình luôn tăng cường tối đa nhằm đảm bảo an toàn nội tỉnh.

Trong buổi chiều mưa lất phất, chúng tôi theo chân lực lượng tuần tra đến các khu vực giáp ranh giữa 2 tỉnh Cà Mau và Kiên Giang. Tại tuyến kênh 14, chỉ trong vài tiếng đồng hồ, không ít người dân được lực lượng chức năng yêu cầu không qua lại giữa địa bàn 2 tỉnh, mặc dù chiếc cầu nối giữa xã An Minh Bắc, tỉnh Kiên Giang và ấp Trương Thoại, xã Biển Bạch đã dựng rào phong toả nhưng nhiều người dân vẫn thản nhiên bước qua. Theo đoàn kiểm tra, Phó chủ tịch UBND xã Biển Bạch Ðỗ Vũ Lực cho biết, ở tuyến kênh này có nhiều trường hợp hộ dân có phần đất ở và canh tác vuông tôm thuộc địa phận 2 tỉnh. Mặt khác, người dân các xã ven ranh thuộc tỉnh Kiên Giang phản ánh tình trạng không có thương lái thu mua tôm, cua nên đa số đều chuyển về Cà Mau để tìm đầu ra có giá. Ðiều này gặp khó cho địa phương trong công tác kiểm soát, không thể lỏng lẻo mà cấm lại càng không được. Chính vì thế, Ban Chỉ đạo xã kỹ lưỡng cập nhật danh sách người dân trên địa bàn giáp ranh, thật sự có canh tác và cam kết thời gian ra vào để dễ dàng hơn trong việc quản lý, đồng thời khoá chốt kênh 14 lại, tập trung cho các chốt nhỏ khác, hướng dẫn bà con khi phát hiện có người lạ mặt phải kịp thời báo về Ban Chỉ đạo xã để kịp thời có hướng xử lý.

Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 huyện Thới Bình cho dựng rào chắn ở các khu vực giáp ranh giữa Kiên Giang và Cà Mau.

Hiện xã Biển Bạch có 1 chốt lớn nằm trên đường Xuyên Á, còn lại 7 chốt nhỏ tăng cường tại các tuyến đầu kênh như các chốt: kênh 11, kênh 12, kênh 13, kênh 14, kênh 15, kênh Ngã Bát, kênh 25, trong đó có những chốt chiều dài giáp ranh giữa 2 hai tỉnh khá rộng, dẫn đến tình trạng khó kiểm soát đường mòn, lối mở.

Với mục tiêu kiểm soát chặt chẽ các đường mòn, đường tắt, kênh rạch giáp ranh giữa các huyện của tỉnh Kiên Giang vào địa bàn xã, ngày nối tiếp ngày, các kíp trực luôn duy trì nghiêm, sẵn sàng với nhiệm vụ không phân biệt ngày trong tuần hay cuối tuần. Dù vất vả, mệt mỏi đến mấy, lực lượng trực vẫn giữ tinh thần cảnh giác cao độ, dành trọn thời gian, sức lực để hoàn thành nhiệm vụ.

Anh Dương Minh Ðức, trực chốt kênh 15, chia sẻ: “Về đêm, việc tuần tra kiểm soát đường mòn, lối tắt càng khó khăn hơn nhiều, có những khi anh em không dám chợp mắt. Ngày nắng còn đỡ, những ngày mưa dông vất vả lắm. Những lúc mệt, tôi tự nhủ phải giữ ý chí, tinh thần, cố gắng vượt qua giai đoạn này”.

Khi áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, bà con bán hàng rong trên địa bàn xã không buôn bán tại các điểm giáp ranh. Tuy nhiên, các thương buôn lấy hàng từ các chợ đầu mối ở huyện An Minh, Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang sẽ men theo các tuyến giáp ranh để buôn bán trên các nhánh sông, con kênh. Trước tình hình đó, đội tuần tra đường thuỷ được tăng cường để tuần tra, kiểm soát, đồng thời nhắc nhở bà con sống ven các tuyến sông cẩn trọng khi mua hàng vì sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan dịch bệnh. Mỗi cán bộ, chiến sĩ được phân công canh gác rải rác theo chốt chính và chốt phụ để khép kín địa bàn. Các anh liên lạc với nhau thông qua điện thoại di động, mạng xã hội, thường xuyên quan sát dấu hiệu, động tĩnh bất thường và kịp thời thông tin khi có tình huống xảy ra.

Lực lượng chức năng nhắc nhở người dân hạn chế qua lại giữa các ấp giáp ranh.

Lực lượng tham gia đối với chốt lớn như đường Xuyên Á có đầy đủ thành phần như thanh tra giao thông, giao thông, quân sự, y tế, dân quân và Ðoàn thanh niên... Tất cả đều quyết tâm cao, phối hợp chặt chẽ với mục đích chung bảo vệ an toàn nội tỉnh.

Bác sĩ Trần Thanh Hùng, Trưởng trạm Y tế xã Biển Bạch, cho biết, mỗi ngày lực lượng làm nhiệm vụ chốt đường Xuyên Á chia 3 ca trực với trên 10 thành viên mỗi ca. Chốt cửa ngõ này được trang bị đầy đủ phương tiện như camera, quét mã QR, máy đo nhiệt độ và nhận diện khuôn mặt... Tất cả những người ra, vào địa bàn Cà Mau đều phải thực hiện quét mã QR, viết bản cam kết, khai báo y tế, lấy mẫu test nhanh mới cho đi. Xe vận tải chỉ hoạt động trên địa bàn của tỉnh, các phương tiện vận chuyển hàng hoá nhập tỉnh phải đáp ứng đủ điều kiện mới cho vào địa bàn.

Công tác kiểm soát phương tiện ra, vào cửa ngõ tỉnh được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ.

Nguồn nhân lực tại những chốt nhỏ của huyện thành lập, đặc biệt là các chốt tuyến đầu kênh, được tận dụng tối đa ở địa phương. Mặc dù phương tiện còn nhiều hạn chế, đa số chỉ tận dụng những cái sẵn có, nhưng thành viên ban giám sát cộng đồng được cơ cấu đều là các ban, ngành, đoàn thể từ lực lượng dân quân tại chỗ, cơ động, dân phòng, công an phụ trách ấp, Ðoàn thanh niên, nông dân, mặt trận, đến bí thư chi bộ, trưởng ấp... luân phiên ca trực, mọi người hoạt động rất tích cực từ việc vận động cam kết từng hộ gia đình, những trường hợp có con em đi làm ăn tỉnh xa, đến việc công tác sâu sát mọi lúc, mọi nơi theo sự chỉ đạo rất chặt chẽ.

“Ði trực xuyên suốt những ngày dịch bệnh như vầy, vợ con xót xa lắm, nhưng rồi cũng động viên chồng làm tốt nhiệm vụ. Nhiều lúc vừa về nhà chưa kịp ngả lưng, có cuộc gọi sự vụ xảy ra ở địa bàn lại phải chạy đi. Thường gặp nhất là những đối tượng xiệc cá từ địa bàn khác qua hoặc những trường hợp vi phạm chốt đường thuỷ, có lúc 1-2 giờ khuya nghe điện thoại cũng phải có mặt tại hiện trường. Cách ly tại nhà là khó quản lý nhất, phải dùng thái độ mềm mỏng, lời ngon tiếng ngọt để bà con phối hợp với mình", anh Phạm Minh Quang, công an viên ấp Hà Phúc Ứng vui miệng kể.

Một trường hợp ra khỏi địa phận Cà Mau không đáp ứng yêu cầu về phòng, chống dịch Covid-19 được lực lượng chức năng buộc quay đầu.

Về lại Cà Mau trên cung đường Xuyên Á rộng thênh thang, xe cộ thưa thớt, xa xa bắt gặp ánh mắt trong nhà nhìn ra khiến chúng tôi nghe lòng trỗi nhiều mạch lặng. Hình ảnh những chốt kiểm soát vừa mới có dịp đi qua chợt điểm lại rõ nét: có những lại - qua tất bật, có tiếng còi tu huýt cất lên đều đặn, có nhiều sắc áo đã thấm giọt mồ hôi... Tất cả cùng nhau quyết tâm giữ nhịp sống bình thường cho Nhân dân./.

 

Hoàng Phúc - Hữu Nghĩa

 

Cập nhật các vấn đề thiết yếu trong bệnh lý tim mạch và siêu âm

Chiều 14/9, Phòng khám Đa khoa Thành Lợi phối hợp với Viện Tim mạch TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo cập nhật các vấn đề thiết yếu trong bệnh lý tim mạch và siêu âm.

Dinh dưỡng hợp lý để phát triển bền vững

Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ của mỗi con người, đặc biệt là trẻ em.

Ðiểm sáng công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình

Với sự quan tâm của các cấp uỷ, chính quyền, thời gian qua, Phòng khám Ða khoa khu vực xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGÐ), tạo chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng dân số ở địa phương.

Kiểm tra các cơ sở kinh doanh, sản xuất bánh trung thu tại TP Cà Mau

Sáng nay (5/9), theo kế hoạch đã đề ra, Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024 có buổi kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh trung thu trên toàn địa bàn TP Cà Mau.

Nhóm đối tượng dễ mắc bệnh tim mạch

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, số người tử vong do tim mạch hơn cả tử vong do ung thư, COPD và đái tháo đường cộng lại. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong và xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Chọn lựa và bảo quản thực phẩm đúng cách

Thực phẩm luôn được xem là một trong những thứ thiết yếu đối với đời sống hằng ngày của mọi gia đình. Khi mức sống người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về thực phẩm sạch, nhất là đối với những loại thực phẩm tươi sống càng cấp thiết hơn. Tuy nhiên, cách chọn lựa và bảo quản thực phẩm như thế nào vừa để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, vừa an toàn vệ sinh trong quá trình chế biến và sử dụng, đòi hỏi người tiêu dùng cần có những kỹ năng cơ bản.   

Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm dịp Tết trung thu 2024

Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ cho mọi người, Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Cà Mau đã xây dựng kế hoạch triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết trung thu 2024. Nội dung chính của kế hoạch gồm công tác tuyên truyền và công tác kiểm tra.

Bệnh ung thư và gánh nặng tài chính

Ung thư không những là nỗi ám ảnh từ sự đau đớn về thể xác, tinh thần, tuổi thọ của người bệnh mà còn là gánh nặng chi phí điều trị cho gia đình bệnh nhân. Bởi thực tế cho thấy, có rất nhiều loại thuốc đặc trị ung thư không nằm trong danh mục được thanh toán theo chế độ của bảo hiểm y tế hiện nay.

Không để lây lan dịch bệnh trong trường học

Hiện nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là các bệnh lây qua đường hô hấp, đường tiêu hoá và các bệnh dù có vắc xin phòng bệnh ở trẻ nhưng có thể quay trở lại. Ðể chủ động kiểm soát các loại dịch bệnh truyền nhiễm có thể lây lan trong trường học và bảo vệ sức khoẻ học sinh, trước khi bước vào năm học mới, Sở Y tế phối hợp với Sở Giáo dục và Ðào tạo tỉnh Cà Mau triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch.

Nơi ánh đèn không bao giờ tắt

Đó là Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Ða khoa tỉnh, nơi các y, bác sĩ, thiết bị y tế luôn trong trạng thái sẵn sàng, tất cả vì cuộc đua giành lấy sự sống cho bệnh nhân từ tay tử thần.