ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 21-11-24 22:01:24
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Vững tâm chống chọi mưa bão

Báo Cà Mau (CMO) Khi có diễn biến thời tiết bất thường thì những người dân sinh sống ven các cửa sông, cửa biển luôn là người chịu ảnh hưởng trước nhất và nhiều nhất. Hiện đang mùa mưa bão, ý thức chủ động phòng, chống thiên tai của bà con cũng được nâng cao để bảo vệ tính mạng và tài sản của gia đình.

Tại cửa biển Cái Cám, ấp Cái Cám, xã Tân Hải, huyện Phú Tân, trong những ngày dông gió nhiều, người dân khu tái định cư Cái Cám có thể nhìn thấy được những con sóng cao, đục ngầu, đánh phủ qua kè chắn sóng vào bên trong.

Căn nhà gia đình ông Nguyễn Việt Lào nằm rìa ngoài của khu tái định cư Cái Cám. Những ngày dông gió, ở nhà, ông Lào có thể nghe được tiếng sóng biển vỗ vào thân đê. Mấy ngày biển động, 2 chiếc ghe của ông được neo đậu kỹ dưới bến sông trước nhà.

Mấy ngày biển động, 2 chiếc ghe của ông Nguyễn Việt Lào, ấp Cái Cám, xã Tân Hải, huyện Phú Tân được neo đậu kỹ càng.

Ông Lào nói: “Mùa này phải neo ghe chắc chắn để lỡ có nổi gió thì ghe cũng không bị xô dạt vô nhà dân hay vô cống Cái Cám. Còn bình thường đi biển, tôi đem theo đầy đủ phao cứu sinh; máy móc cũng kiểm tra kỹ lưỡng. Dù đánh bắt gần bờ nhưng khi sóng gió cũng nhắc nhở thuyền viên mặc áo phao. Mình phải đảm bảo tính mạng thuyền viên trước nhất”.

Trước đây, người dân cất nhà ngoài đê, theo chân đê, mé rừng phòng hộ để tiện đường bám biển mưu sinh. Ðể đảm bảo tính mạng, tài sản cho bà con cũng như công tác bảo vệ đê, huyện Phú Tân thực hiện di dời các hộ ở khu vực dễ bị tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu vào khu tái định cư Cái Cám.

Khu tái định cư Cái Cám có tổng diện tích gần 23,5 ha, thiết kế cho hơn 230 hộ dân vào sinh sống, được chia làm 2 khu, bờ Bắc và bờ Nam. Không chỉ đảm bảo công tác phòng, chống thiên tai mà nơi này còn giúp người dân an cư lạc nghiệp. Hiện tại, khu tái định cư Cái Cám đã có 165 hộ dân vào ổn định cuộc sống. Ngoài được đầu tư hạ tầng như điện, đường, trường học, hệ thống nước tập trung thuận lợi cho sinh hoạt thì vào sống nơi này, người dân cũng đỡ phần thấp thỏm khi mưa bão.

Trước đây ở ven đê và được di dời vào khu tái định cư từ năm 2018, bà Bùi Thu Hiền chia sẻ: “Vô khu tái định cư cũng vẫn làm nghề biển kiếm sống, thu nhập không nhiều nhưng yên tâm hơn. Vào đây có nhà cửa, sóng gió cũng đỡ sợ hơn trước. Chứ ở ngoài đê, nhà cửa xiêu vẹo mà mưa dông nước lên, cứ nơm nớp lo sợ. Vào đây có gì địa phương hỗ trợ, nhắc nhở mình chằng chống nhà cửa, có tình huống gì thì di dời mình đi”.

Hộ bà Bùi Thu Hiền ở khu tái định cư Cái Cám được cán bộ, chiến sĩ Ðồn Biên phòng Cái Ðôi Vàm hỗ trợ chằng chống nhà cửa trước tình hình mưa bão.

Ða phần những hộ dân sinh sống ở khu tái định cư Cái Cám vẫn dựa vào khai thác thuỷ sản ở gần bờ như đánh lưới, câu kiều: cá ngát, cá đuối... Tuy phụ thuộc vào con nước nhưng người dân có nguồn thu nhập trang trải cuộc sống gia đình. Ở khu tái định cư nhưng vẫn là nơi đầu sóng ngọn gió, chịu ảnh hưởng từ dông lốc nên công tác tuyên truyền, vận động bà con nâng cao ý thức phòng chống thiên tai, chằng chống nhà cửa được thực hiện thường xuyên.

Ông Huỳnh Minh Hùng, Bí thư Chi bộ ấp Cái Cám, cho biết: “Bà con bây giờ ai cũng có điện thoại di động nên tìm hiểu thông tin nhanh lắm. Thời tiết có biến động bất thường là được thông báo để không ra biển đánh bắt. Ấp cũng phối hợp với lực lượng biên phòng vận động, nhắc nhở bà con không ra vào cửa biển khi biển động. Ðồng thời cùng với người dân chằng chống nhà cửa, nhất là với những hộ khó khăn, nhà neo đơn”.

Trên địa bàn xã có 2 cửa biển là Cái Cám và Công Nghiệp, đây là nơi dễ bị tác động bởi thiên tai. Bà Võ Hồng Hoài, Phó chủ tịch UBND xã Tân Hải, cho biết: “Ðịa phương luôn tuyên truyền đến bà con trên địa bàn, nhất là người dân nơi cửa biển tự ý thức chằng chống nhà cửa, di dời đồ đạc, vật dụng. Ngoài ra, khi có triều cường dâng cao hay lốc xoáy, chúng tôi chủ động sơ tán bà con đến nơi an toàn; đồng thời thông báo các thông tin về tình hình thời tiết bất thường để những ai còn đánh bắt ngoài biển kịp thời vào bờ, tránh thiệt hại”./.

 

Gia Minh

 

Ðồng tâm hiệp lực phòng, chống sạt lở

Khi nào Cà Mau khắc phục được tình trạng sạt lở ven biển, ven sông? Ðây là câu hỏi hiện nay gần như chưa ai có câu trả lời chính xác. Bởi tình trạng sạt lở luôn diễn biến khó lường, trong khi hạ tầng thuỷ lợi chưa được đầu tư hoàn thiện, nguồn lực lại đang khó khăn...

Nhiều hạn chế cần khắc phục trong phòng, chống thiên tai

Vừa qua, trưởng các khu vực đã tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại địa bàn được phân công phụ trách trong toàn tỉnh. Trên cơ sở kiểm tra thực tế, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) tỉnh, đánh giá, công tác tổng kết PCTT&TKCN năm 2023 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2024 đã được các địa phương thực hiện đầy đủ, kịp thời.

An toàn của người dân là trên hết

Ðể kịp thời ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như thích nghi với triều cường biến động, xã Khánh Hội, huyện U Minh chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng, chống thiên tai (PCTT), tìm kiếm cứu nạn (TKCN). Trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân, nhất là ngư dân trong việc chủ động phòng chống, nhằm giảm thiểu thiệt hại, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.

Sẵn sàng hỗ trợ người dân

Mưa lớn, triều cường, ngập lụt, dông lốc, sạt lở đất, xâm nhập mặn... là những loại hình thiên tai được dự báo sẽ có nguy cơ diễn ra từ nay đến cuối năm và sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, nhất là sản xuất của người dân. Trước dự báo này, người dân cần chủ động bảo vệ sản xuất, tài sản.

Vất vả nghề bám biển

Vất vả và luôn phải đối diện với hiểm nguy, nhưng đó chưa phải là tất cả những gì mà ngư dân phải đối mặt trong hành trình mưu sinh trên biển. Quá trình lao động nơi đầu sóng của những ngư dân, đôi lúc phải đánh đổi bằng cả tính mạng, nhất là đối với các phương tiện nhỏ.

Sẵn sàng nhân lực, vật lực ứng phó thiên tai

Theo nhận định của Ðài Khí tượng thuỷ văn tỉnh Cà Mau, từ nay đến cuối năm 2024 còn khoảng 4-5 cơn bão, áp thấp nhiệt đới (ATNÐ) trên biển Ðông, trong đó khoảng 2-3 cơn đổ bộ vào đất liền, tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và các tỉnh phía Nam. Trên địa bàn tỉnh có khả năng xuất hiện nhiều loại hình thiên tai khác như: gió mạnh trên biển, mưa lớn, triều cường, ngập lụt, dông lốc, sạt lở đất ven sông, ven biển.

Chủ động ứng phó thiên tai trên biển

Công tác phòng chống thiên tai (PCTT) trên biển đang được sự quan tâm đặc biệt, khi thời tiết biến đổi liên tục và thất thường. Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) tỉnh, có buổi trò chuyện cùng phóng viên Báo Cà Mau về nhiều phương án phòng chống thiên tai và hỗ trợ ngư dân trên biển trong tình hình biến đổi khí hậu (BÐKH).

Bảo vệ nhà ở và sản xuất trước thiên tai

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Phú Tân, mưa dông, lốc xoáy làm sập, tốc mái 24 căn nhà (sập hoàn toàn 5 căn, tốc mái 19 căn); chìm 3 tàu cá, hư hỏng 2 cụm pa nô, tổng thiệt hại trên 1 tỷ đồng.

Nhiều khó khăn trong thu quỹ Phòng, chống thiên tai

Quỹ Phòng, chống thiên tai (PCTT) được xác định là nguồn lực quan trọng để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai xảy ra. Tuy nhiên, tại huyện U Minh, nhiều năm qua việc thu quỹ PCTT luôn đạt thấp, nhiều đơn vị, doanh nghiệp đang chậm trễ trong việc nộp quỹ.

Kiểm soát chặt, thích ứng nhanh

Những tháng cuối năm, vùng biển phía Nam là nơi thường xuyên xuất hiện bão, mưa lớn và gió mạnh. Ðể đảm bảo an toàn cho người và phương tiện ra khơi, bên cạnh tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp an toàn, ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh còn tăng cường kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn ngư dân trang bị những thiết bị cần thiết trên tàu cá.