ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 24-11-24 04:27:45
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau: Nơi bảo tồn động, thực vật quý hiếm

Báo Cà Mau Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau là nơi cư trú cho các loài sinh vật ở vùng ven biển, cung cấp dinh dưỡng cho các loài thuỷ sản, là vùng bãi đẻ và nuôi dưỡng con non các loài thuỷ hải sản cho cả vùng biển rộng lớn.

Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau có diện tích tự nhiên 41.862 ha, trong đó diện tích phần trên đất liền 5.262 ha, diện tích phần ven biển 26.600 ha. Vườn có 4 phân khu chức năng: phân khu chức năng trên đất liền, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 12.203 ha, thuộc Tiểu khu 2 và Tiểu khu 3 của khu rừng đặc dụng Đất Mũi và khu rừng phòng hộ bãi bồi; phân khu phục hồi sinh thái 2.859 ha, thuộc Tiểu khu 4 và phần ven biển Tiểu khu 1 của khu rừng đặc dụng Đất Mũi; phân khu hành chính dịch vụ 200 ha, thuộc khu vực ven Rạch Tàu, khu kinh Hai Thiện, khu Rạch Bàu Lớn, khu Rạch Mũi và khu bảo tồn biển.

Phân khu chức năng trên biển là một trong những phân khu bảo vệ và quản lý cực kỳ khó khăn, bằng mọi biện pháp phải bảo tồn tài nguyên sinh vật biển, hệ sinh thái ven bờ để duy trì, nghiên cứu quá trình địa mạo và sinh thái tự nhiên. Vườn coi đây là nhiệm vụ bảo tồn lâu dài mẫu chuẩn sinh thái có tầm quan trọng quốc gia, khu vực và thế giới.

Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau là nơi cư trú cho các loài sinh vật ở vùng ven biển, cung cấp dinh dưỡng cho các loài thuỷ sản, là vùng bãi đẻ và nuôi dưỡng con non các loài thuỷ hải sản cho cả vùng biển rộng lớn. Với số lượng khoảng 60 loài thực vật, 26 loài thú, 93 loài chim, 43 loài bò sát, 53 loài giáp xác và 43 loài thân mềm cùng 139 loài cá, hỗ trợ các hoạt động sản xuất ở vùng ven biển. Diện tích mặt đất của Vườn Quốc gia không ngừng được mở rộng một cách tự nhiên, đồng thời là tiền tiêu củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh, chính trị và trật tự xã hội ở vùng cực Nam Tổ quốc./.

Khu nuôi tái sinh hơn 100 ha đang bảo tồn tốt. Đây là vùng bãi sinh sản và nuôi dưỡng các loài thuỷ hải sản cho cả vùng biển.
Các em thiếu nhi được tham quan tìm hiểu tại trung tâm lưu trữ các tiêu bản động, thực vật Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.
Lực lượng Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau kiểm tra lâm sinh của vườn.
Một loài thuỷ sinh của vườn.
Cá thòi lòi - loài lưỡng cư đặc trưng của rừng ngập mặn.
Rái cá hoang dã trong Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.
Chàng bè - một trong những loài chim trong Sách đỏ, di cư quần tụ về khu dự trữ sinh quyển.

Thanh Quang thực hiện

Xuôi dòng Kênh Kiểm

Kênh Kiểm là một nhánh rẽ của kênh xáng Chắc Băng, dài 4 km, đi qua địa phận các xã: Trí Phải, Trí Lực, Biển Bạch Ðông của huyện Thới Bình. Dòng Kênh Kiểm hiền hoà chứng kiến bao giai đoạn lịch sử và sự đổi mới quê hương.

Về Ðất Mũi Cà Mau…

Những người con nước Việt, ai cũng muốn một lần đặt chân đến vùng đất thiêng nơi địa đầu cực Nam Tổ quốc - Ðất Mũi Cà Mau để cảm nhận đất nước mình tươi đẹp và đáng tự hào.

Mô hình thiết thực từ phong trào đại đoàn kết

Thời gian qua, các phong trào thi đua do MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội như: Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Ðoàn Thanh niên tỉnh phát động đã và đang đi vào chiều sâu, mang lại hiệu quả tích cực. Nổi bật, trong nhiệm kỳ 2019-2024, đã vận động quỹ Vì người nghèo đạt 434 tỷ đồng, hỗ trợ 13.722 hộ thoát nghèo...

Diễn tập Khu vực phòng thủ tỉnh Cà Mau 2024 thành công tốt đẹp

Trưa ngày 30/10, tỉnh Cà Mau kết thúc thành công Diễn tập khu vực phòng thủ cấp tỉnh năm 2024.

Sên vuông cho mùa vụ mới

Cà Mau có diện tích nuôi tôm lớn. Vì vậy, nhu cầu sên vét và cải tạo vuông nuôi theo đó cũng nhiều. Thực hiện Quyết định số 17/2021/QÐ-UBND, ngày 6/7/2021 của UBND tỉnh Cà Mau, ban hành quy định về sên, vét đất, bùn cải tạo ao, đầm nuôi thuỷ sản trên địa bàn tỉnh, hằng năm, nông dân chấp hành tốt quy định về thời gian, khu chứa, quy trình xử lý đất bùn, chất thải, nước thải...

Mùa cá cơm bún lại về

Những chiếc ghe của ngư dân làm nghề lưới mành vùng biển Tây cập bến, từng sọt cá cơm bún tươi rói được chuyển nhanh lên bờ đê để kịp sàng cá, phơi khô cho đủ nắng.

Khởi nghiệp nhỏ, cảm hứng lớn

Mỗi người một hoàn cảnh, một công việc nhưng điểm chung của các chị, các bà chính là bản lĩnh khi chấp nhận bước ra khỏi vòng an toàn của người nội trợ để tìm cơ hội, hướng đi phù hợp với bản thân. Có thể nói, chỉ có sự mạnh dạn mới giúp phụ nữ thay đổi, đây cũng là ý kiến đồng tình của đa số chị em trong hành trình lập thân, lập nghiệp.

Dấu ấn thanh niên Cà Mau

Trong nhiệm kỳ 2019-2024, Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Cà Mau đã thực hiện đạt và vượt 11/11 chỉ tiêu Nghị quyết đại hội. Trong đó, có những kết quả nổi bật, tiêu biểu như: 300 công trình, phần việc thanh niên; vận động các nguồn lực hỗ trợ công tác phòng chống dịch Covid-19 với tổng trị giá 9 tỷ đồng; trao tặng 27.860 bồn chứa nước sạch hợp vệ sinh, 500 thùng nước lọc, 33.192 khối nước, tiền mặt cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong đợt hạn hán; trồng hơn 1 tỷ cây xanh bảo vệ rừng phòng hộ, phòng chống sạt lở; tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho 91.017 thanh niên; giới thiệu việc làm cho 28.500 thanh niên và đào tạo nghề cho hơn 8 ngàn thanh niên; vận động thanh niên tình nguyện hiến trên 26 ngàn đơn vị máu, thu hút hơn 50 ngàn đoàn viên, hội viên, thanh niên tham gia.

Góc xanh trường học

Mang cây xanh vào trường học để tạo môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện... là phong trào đang được nhân rộng trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh. Cách làm này vừa tạo mỹ quan, vừa góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Nhịp sống trên đồng

Những ngày này, khi mực nước trên đồng dâng cao là lúc người dân được “lộc trời ban” để cải thiện thu nhập lúc nhàn rỗi, với các nghề như: đẩy côn, nhổ bông súng, nhổ năn, nhổ hẹ nước, giăng lưới... Cá đồng, rau đồng cho bà con thu nhập trên 200 ngàn đồng/ngày.