ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 18-10-24 11:44:30
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Vườn Quốc gia U Minh Hạ - Nơi bảo tồn động, thực vật quý hiếm

Báo Cà Mau (CMO) Vườn Quốc gia U Minh Hạ nằm trên địa giới hành chính 4 xã: Khánh Lâm, Khánh An (huyện U Minh); Trần Hợi, Khánh Bình Tây Bắc (huyện Trần Văn Thời). Vườn có diện tích 8.527,8 ha, với các phân khu như: bảo tồn hệ sinh thái trên đất than bùn, dịch vụ hành chính, phục hồi và sử dụng bền vững hệ sinh thái trên đất ngập nước.

Ông Nguyễn Tấn Truyền, Trưởng phòng Sinh thái du lịch và Giáo dục môi trường, Vườn Quốc gia U Minh Hạ, cho biết: “Trước đây, tính đa dạng về số lượng loài cũng rất nhiều, nhưng sau sự cố cháy rừng, một số loài đã bị mai một. Chúng tôi đã đề xuất với Ban Giám đốc Vườn tiến hành điều tra xác định hệ động, thực vật trong rừng để thực hiện bảo tồn”.

Hiện nay, Vườn Quốc gia U Minh Hạ có khoảng 23 loài thú, trong đó có những loài quý hiếm như: mèo rừng, cầy hương, rái cá, tê tê Java, khỉ đuôi dài, heo rừng, nai… Ðặc biệt là rái cá, trong đó có rái cá lông mũi nằm trong Sách Ðỏ. Bên cạnh đó, có nhiều loài chim cần được bảo tồn như: già đẩy Java, le nâu, vịt trời, diệc xám, chèo bẻo cờ lớn… Ngoài ra, ở đây còn rất nhiều loại thực vật cũng được bảo vệ nghiêm ngặt như: tràm, trâm ổi, mật cật, nắp nước, lá u minh, cẩm cù, kỳ nam kiến… Các loài lưỡng cư - bò sát như: rùa ba gờ, rùa răng, kỳ đà hoa, rắn cạp nông, rắn hổ chúa, trăn gấm và một số loài cá như: lóc, rô biển, trê vàng, cá dầy, cá chèn bầu…

Vùng lõi rừng nguyên sinh U Minh Hạ.

 

Lực lượng bảo vệ rừng khảo sát đất than bùn.

 

Cây kỳ nam kiến.

 

Cây nắp nước (còn gọi cây nắp ấm).

 

Cây cẩm cù.

 

Cá chèn bầu.

 

Mèo rừng.

 

Tê tê.

 

Hoàng Vũ thực hiện

 

Góc xanh trường học

Mang cây xanh vào trường học để tạo môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện... là phong trào đang được nhân rộng trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh. Cách làm này vừa tạo mỹ quan, vừa góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Nhịp sống trên đồng

Những ngày này, khi mực nước trên đồng dâng cao là lúc người dân được “lộc trời ban” để cải thiện thu nhập lúc nhàn rỗi, với các nghề như: đẩy côn, nhổ bông súng, nhổ năn, nhổ hẹ nước, giăng lưới... Cá đồng, rau đồng cho bà con thu nhập trên 200 ngàn đồng/ngày.

Vật nuôi giảm nghèo

Hộ nghèo đa phần không có hoặc ít đất sản xuất, hạn chế nguồn vốn tích luỹ, thế nên những loài vật nuôi như: ếch, lươn, rắn ri tượng, gà nòi lai, bò... được xem là lựa chọn phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, góp phần giúp hộ nghèo cải thiện đời sống.

Nhộn nhịp Cảng cá Sông Ðốc

Cảng cá Sông Ðốc (thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời) đi vào hoạt động năm 2010, cầu cảng dài 200 m, năng lực tiếp nhận bốc dỡ thuỷ sản cùng lúc khoảng 8 tàu, sản lượng thuỷ sản 45 ngàn tấn/năm, đáp ứng nhu cầu bốc xếp, lên xuống hàng hoá, thuỷ sản.

Những đôi tay tài hoa

Trách nhiệm, cộng với sự khéo léo, từ đôi bàn tay người lao động chân chính làm những ngành nghề thủ công, đến người thực hiện công việc chuyên môn cao... tất cả đã tạo nên những gam màu tương sáng trong cuộc sống.

Thư giãn giữa lòng thành phố

Công viên Văn hoá Hùng Vương và Hồng Bàng toạ lạc ngay trung tâm TP Cà Mau, từ lâu đã trở thành biểu tượng của sự bình yên và nhịp sống nhẹ nhàng của người dân nơi đây.

Nhộn nhịp mùa cấy

Hiện nay, trên cánh đồng một số xã thuộc các huyện: U Minh, Thới Bình, Cái Nước nhộn nhịp vào mùa cấy lúa trên đất nuôi tôm. Từ hiệu quả mang lại sau nhiều năm thực hiện mô hình, cùng với giá lúa, giá tôm tăng trở lại, giúp bà con có thêm động lực khi bắt tay thực hiện vụ mùa mới.

Lò bánh tất bật mùa Trung thu

Còn khoảng một tuần là đến tết Trung thu, thời điểm này các lò bánh trong tỉnh, nhiều nhất là ở Phường 4, TP Cà Mau, đang tất bật sản xuất bánh phục vụ cao điểm thị trường tiêu dùng tết Trung thu năm nay.

Chợ trên sông

Đó là các ghe, xuồng, vỏ lãi chở các mặt hàng nhu yếu phẩm, gia dụng, thực phẩm, rau củ quả, cũng có khi là hàng thủ công, hoa kiểng, dao rèn... cứ xuôi theo con nước lớn, ròng qua từng kênh, rạch.

Bình dị mà thân thương!

Nông thôn Cà Mau đang trong tiến trình đổi mới, song vẫn giữ được nét đẹp hồn quê. Khung cảnh thiên nhiên yên bình và những sinh hoạt thường nhật, bình dị, giản đơn như việc vui đùa của trẻ nhỏ, khoảnh khắc lao động của người quê gắn với bếp xưa, nghề cũ...