ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 23-9-24 23:19:24
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xã bãi ngang vươn mình - Bài 2: Hướng tới nông thôn văn minh

Báo Cà Mau (CMO) Ðạt chuẩn NTM chưa phải là đích đến cuối cùng mà các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo như Khánh Bình Tây Bắc hay Tân Thuận hướng tới. Các địa phương này đang ấp ủ khát vọng lớn hơn, là xây dựng vùng nông thôn văn minh với sự phát triển toàn diện cả về kinh tế, văn hoá.

Qua hơn 10 năm xây dựng và hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM đối với một xã đặc biệt khó khăn như Khánh Bình Tây Bắc là kết quả vượt bậc. Tuy nhiên, kết quả này chưa làm cho chính quyền địa phương hài lòng và họ đang đặt ra cho mình những mục tiêu cao hơn để tiếp tục phấn đấu, tiếp tục tạo ra những kỳ tích cho vùng đất vô cùng khó khăn này.

Phát huy sức mạnh nội lực

Trong niềm vui khi nhận được thông tin 100% thành viên Hội đồng Thẩm định NTM của tỉnh bỏ phiếu đồng thuận công nhận xã nhà đạt chuẩn NTM, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Bình Tây Bắc Bùi Chí Ngạn chia sẻ, xã đã xây dựng kế hoạch duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí. Mục tiêu của xã là không chỉ đảm bảo đạt chuẩn mà phải phát triển nông thôn bền vững, nâng cao chất lượng đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần cho người dân, hướng tới nông thôn văn minh.

Ðể xã khó khăn như Khánh Bình Tây Bắc cán đích NTM, bên cạnh sự quan tâm và vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến huyện, xã, thì nguồn lực vô cùng quan trọng là sức mạnh tổng hợp từ sự đồng thuận của người dân. Ông Ngạn cho biết, tất cả các công việc của địa phương đều được triển khai theo phương châm "dân biết, dân bàn, dân thực hiện, dân kiểm tra và dân thụ hưởng"… Từ đó, nhận được sự đồng thuận cao của Nhân dân từ việc lớn đến việc nhỏ. “Chính sức mạnh đoàn kết, sự đóng góp của người dân là nhân tố quan trọng để xã đạt kết quả như hôm nay”, ông Ngạn bày tỏ.

Theo đó, trong kế hoạch duy trì và nâng chất NTM trên địa bàn cũng như hướng tới xây dựng vùng nông thôn văn minh, xã luôn lấy sức mạnh Nhân dân làm nòng cốt. Tiêu biểu như, vận động Nhân dân xây dựng các sân chơi thể thao để mọi người tham gia rèn luyện sức khoẻ; tiếp tục xã hội hoá và vận động Nhân dân hiến đất, góp tiền, ngày công lao động để xây dựng các tuyến đường nông thôn, trụ sở văn hoá ấp; vận động người dân cải tạo vườn tạp trồng rau màu, cây ăn trái để tăng thu nhập; sản xuất kinh doanh theo hướng sản phẩm OCOP; vận động người dân bảo vệ môi trường, trồng hàng rào cây xanh, đào hố xử lý rác trong gia đình… “Khi dân chung sức, đồng lòng, không chỉ NTM sẽ thành công mà những mục tiêu cao hơn chắc chắn sẽ đạt được”, ông Ngạn xác định.

Hiện nay, nghề muối tại ấp Lưu Hoa Thanh, xã Tân Thuận đã hình thành được hợp tác xã. Ðây là cơ hội cho diêm dân phát triển nghề truyền thống.

Phát huy sức mạnh tổng hợp trong dân và nội lực, lợi thế của địa phương cũng là giải pháp mà chính quyền xã Tân Thuận lựa chọn trong hành trình hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM trên địa bàn. Chủ tịch UBND xã Tân Thuận Trần Văn Triều cho biết, xã sẽ vận dụng hiệu quả các chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh; phát triển các ngành nghề, loại hình dịch vụ có tiềm năng, lợi thế của địa phương…, đưa kinh tế phát triển nhanh và bền vững, rút ngắn thời gian đạt chuẩn NTM.

Nền tảng để bứt phá

Mục tiêu đạt chuẩn NTM của xã Tân Thuận trong tương lai gần là hoàn toàn có cơ sở khi không chỉ giấc mơ có đường ô-tô về trung tâm xã của Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Tân Thuận mấy mươi năm qua đã thành hiện thực, mà dự án lộ Ðông - Tây đang dần hoàn thiện sẽ tạo ra bước phát triển nhảy vọt cho người dân nơi đây. “Lộ Ðông - Tây hoàn thành sẽ là nền tảng và điều kiện thuận lợi để xã phát triển cả về kinh tế, văn hoá, xã hội, đặc biệt là dịch vụ hậu cần nghề cá”, ông Triều nhận định.

Không chỉ dự án lộ Ðông - Tây đang tạo nền tảng để Tân Thuận bứt phá, hiện nay, trên địa bàn xã đang có nhiều dự án hứa hẹn tạo động lực để địa phương này chuyển mình mạnh mẽ. Với tổng mức đầu tư 2.950 tỷ đồng, dự án điện gió không chỉ có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của xã Tân Thuận mà cho cả tỉnh. Với công suất lắp đặt 75MW, dự án sẽ bổ sung nguồn năng lượng tái tạo quan trọng để phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội cho địa phương. Không chỉ vậy, khi hoàn thành dự án sẽ là điểm tham quan du lịch hấp dẫn, từ đó tạo điều kiện cho dịch vụ phát triển.

Dự án điện gió Tân Thuận, một trong những dự án quan trọng cho sự phát triển của địa phương đang được triển khai xây dựng.

Song song với dự án điện gió, trục lộ Ðông - Tây, trên địa bàn xã Tân Thuận đã có đồ án quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp rộng khoảng 50 ha đã được phê duyệt đến năm 2030. Theo đồ án quy hoạch, đây sẽ là cụm công nghiệp sản xuất tập trung đa ngành nghề được đầu tư xây dựng hiện đại với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các khu chức năng đồng bộ. Các loại hình sản xuất trong cụm công nghiệp Tân Thuận gồm công nghiệp chế biến thuỷ hải sản; giết mổ và chế biến thức ăn từ gia súc; gia công cơ khí, gia công đồ mộc gia dụng; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, gia công ngành điện, điện tử, các sản phẩm công nghiệp phụ trợ. Ngoài ra, đây còn là nơi các ngành vật liệu xây dựng, nội thất; một số ngành nghề sản xuất công nghiệp khác có tính chất thân thiện với môi trường. Theo dự báo, khu công nghiệp này có thể giải quyết việc làm cho khoảng 7.000 công nhân.

Dù còn nhiều khó khăn trước mắt, nhưng với nền tảng đang có, các dự án đã và đang tiếp tục được các cấp, các ngành triển khai thực hiện, Tân Thuận sẽ bứt phá trong tương lai không xa. “Xã đang triển khai các quy hoạch, từng bước sắp xếp, chỉnh trang khu dân cư, thông thoáng trong cơ chế để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, nhất là những ngành nghề tiềm năng của địa phương để kinh tế phát triển nhanh và bền vững”, ông Triều khẳng định./.

 

Nguyễn Phú

 

Xây dựng lối sống lành mạnh, phù hợp, phòng bệnh tim mạch

Do áp lực từ cuộc sống, rất nhiều người đã lơ là, chủ quan trong bảo vệ sức khoẻ. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro các bệnh lý có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ bản thân, trong đó có các bệnh lý về tim mạch. Đáng nói hơn, bệnh lý này không loại trừ bất cứ ai và có xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Bệnh ung thư đang tăng cao

Theo số liệu thống kê ghi nhận được tại Khoa Ngoại ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, hiện nay đơn vị đã tiếp nhận chăm sóc, khám và chữa trị thường xuyên cho gần 3.200 bệnh nhân mắc ung thư, tăng hơn 200 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (không kể số bệnh nhân tự đi thăm khám, phát hiện và được điều trị ở tuyến trên).

Mang niềm vui đến trẻ kém may mắn

Luôn quan tâm đến những hoàn cảnh kém may mắn, trong đó có trẻ em, thời gian qua, Ban Từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh Cà Mau tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, không chỉ giúp đỡ về vật chất cho trẻ mà còn mang lại ý nghĩa to lớn về mặt tinh thần.

Cẩn trọng với nguồn thực phẩm từ gia cầm chưa qua kiểm dịch

Thịt gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) là loại thực phẩm thiết yếu trong hầu hết các bữa ăn của nhiều hộ gia đình hiện nay. Bởi đây là loại thực phẩm có nguồn protein khá cao và rất tốt cho sức khoẻ, do có ít calo và chất béo bão hoà so với các loại thịt đỏ như: heo, cừu, trâu, bò… từ đó cũng sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh về tim mạch hơn.

Tái diễn lấn chiếm lòng đường trước cổng bệnh viện

Theo ghi nhận và xác minh thực tế của phóng viên Báo Cà Mau, khu vực trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau gần đây thường xuyên xuất hiện tình trạng mua bán thức ăn lấn chiếm lòng đường.

Trường Đại học Bình Dương Phân hiệu Cà Mau: Đào tạo hơn 2 ngàn sinh viên

Năm học 2023-2024 đánh dấu chặng đường 27 năm Trường Đại học Bình Dương hình thành và phát triển. Riêng tại Phân hiệu Cà Mau đến nay đã tuyển sinh và đào tạo được 11 khoá học.

Xây dựng khu dân cư tự quản đoàn kết, ấm no, hạnh phúc

Xây dựng khu dân cư (KDC) tự quản đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, là mô hình đột phá mà Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau hướng đến trong nhiệm kỳ 2024-2029, với mục tiêu hướng mạnh hoạt động về cơ sở, địa bàn KDC. Ðể mô hình này thực hiện có hiệu quả, đòi hỏi sự đồng thuận, nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân.

Chuyến xe yêu thương

Với mong muốn san sẻ khó khăn, tương trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc đang phải chịu thiệt hại, mất mát nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra, Huyện đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Trần Văn Thời phối hợp với Bưu điện huyện phát động thực hiện chương trình “Chuyến xe yêu thương” từ ngày 12-17/9. Chương trình đã nhận được sự đồng hành của nhiều tổ chức, đơn vị, cá nhân, lan toả mạnh mẽ tình yêu thương, sẻ chia và giúp đỡ trong nghĩa đồng bào.

Những ngôi nhà ấm áp nghĩa tình

Thời gian qua, các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, địa phương trên địa bàn huyện Trần Văn Thời đã vận động, huy động mọi nguồn lực để xây dựng, sửa nhà ở cho hộ nghèo. Nhờ sự chung tay, đồng tình hưởng ứng, ủng hộ với tinh thần “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, hàng trăm ngôi nhà Ðại đoàn kết ấm áp nghĩa tình đã được xây dựng, giúp hộ nghèo có chỗ ở ổn định, từng bước vươn lên trong cuộc sống.

Người dân Năm Căn hướng về đồng bào miền Bắc

Cơn bão số 3 (còn gọi là bão Yagi) đã qua đi, nhưng sự khốc liệt của nó đã gây thiệt hại rất nặng nề cho đồng bào ở một số tỉnh miền Bắc. Bằng tấm lòng ruột thịt Bắc - Nam một nhà, người dân tỉnh Cà Mau nói chung, huyện Năm Căn nói riêng đã có những việc làm thiết thực, nhằm sẻ chia, động viên bà con sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.