ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 2-7-25 11:57:00
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xã "khát" nước

Báo Cà Mau Cứ đến mùa khô, hàng ngàn hộ dân xã Biển Bạch, huyện Thới Bình, lại thấp thỏm, lo lắng không biết năm nay giá nước bán bao nhiêu. Nhiều hộ dân hằng ngày phải ở nhà "canh" ghe nước đi ngang “chặn lại”, chỉ mong mua được nước để xài dù giá đắt đỏ.

Cứ đến mùa khô, hàng ngàn hộ dân xã Biển Bạch, huyện Thới Bình, lại thấp thỏm, lo lắng không biết năm nay giá nước bán bao nhiêu. Nhiều hộ dân hằng ngày phải ở nhà "canh" ghe nước đi ngang “chặn lại”, chỉ mong mua được nước để xài dù giá đắt đỏ.

Thời điểm này, dù đã có 1-2 cơn mưa nhưng chưa thể giảm nhiệt vùng đất “giàu” phèn Biển Bạch này. Và những cơn mưa đó cũng chưa làm vơi nỗi lòng người dân vì giá nước dùng nơi đây vẫn rất cao. Nước được chuyển từ những vùng lân cận của Kiên Giang hay các xã gần bên về.

Ông Phạm Trường Sơn, Phó Chủ tịch UBND xã Biển Bạch, thở dài, tình hình hạn hán năm nay kéo dài bao nhiêu thì người dân khổ bấy nhiêu. Ðã gần 4 tháng nay, bà con phải mua nước dùng trong sinh hoạt. Ở đây, người dân không thể khoan giếng lấy nước sử dụng như những vùng khác được.

Giá nước người dân xã Biển Bạch phải trả lên tới 80.000 đồng/khối.

Biển Bạch có tất cả 5 ấp, với hơn 2.000 hộ dân nhưng có tới 1.400 hộ ở 2 bên bờ Ðông và Tây sông Trẹm, hằng ngày phải mua nước sử dụng. Trong đó, đặc biệt 2 ấp Thanh Tùng và ấp 18, toàn bộ các hộ dân không thể dùng nước giếng khoan do mạch nước ngầm bị nhiễm phèn, mặn rất nặng.

Ðể đối phó với mùa khô, đã thành thông lệ, bà con địa phương chẳng ai bảo ai, ngay trong mùa mưa, họ chuẩn bị hàng chục lu nước cỡ lớn (mỗi lu đựng được 1 m3), dự trữ nước mưa. Nhưng cũng chỉ đối phó được khoảng 1 tháng mùa khô, gia đình nào nhiều lu thì được 2 tháng là cùng. Ðến qua Tết Nguyên đán, ai cũng phải nhăn mặt, ra tiền mua nước sử dụng.

Nước bà con mua cũng đâu phải nước sạch, chỉ là nước giếng khoan ở các vùng bên chuyển về. Vậy mà lên tới 50.000-80.000 đồng/m3. Ðối với xã có thu nhập trung bình chỉ 13 triệu đồng/người/năm như Biển Bạch thì giá nước này quá “đắng”.

Gia đình anh Lê Thành Vân, Trưởng Ban Nhân dân ấp Thanh Tùng, có 4 khẩu. Hằng tháng, vợ chồng anh cùng 2 con nhỏ phải bảo nhau xài nước hết sức tiết kiệm. Múc gàu nước lên phải tính toán làm xong việc này còn dùng được trong việc khác nữa hay không mới dám đổ ra. Vậy mà 1 tháng gia đình anh cũng xài hết 9 khối nước, giá 70.000 đồng/khối.

Anh Vân chia sẻ: “Nước mua chỉ dùng tắm giặt, rửa rau, còn nước để uống và nấu ăn, hằng tháng, tôi phải lấy thêm khoảng 7 bình nước lọc, giá 12.000 đồng/bình. Lương Nhà nước trả cho tôi mỗi tháng được trên 900.000 đồng, tính ra cũng đủ tiền mua nước cho vợ con dùng vào mùa khô”.

Anh Vân bảo, gia đình anh còn đỡ, nhiều hộ còn phải bóp chắt hơn, bởi không có tiền mua nước.

Mẹ Việt Nam anh hùng Lê Thị Dòi (ấp 18) đi chậm từng bước đi ra nơi đặt hơn chục cái lu, múc gáo nước, đi đến nơi có mấy cây kiểng gần đó rửa mặt. Mẹ rửa mặt bằng những giọt nước nhỏ giọt trong cái ca nhỏ xíu. Anh Trần Văn Minh, người con thứ 10 của mẹ, lý giải: “Tại nước mua mắc tiền quá, điều kiện gia đình không được tươm tất, nên cả nhà ai cũng tiết kiệm nước vậy cho đỡ tốn. Má tôi ra chỗ mấy cây kiểng rửa mặt cũng để tưới nước cho chúng luôn, đổ đi không thì phí quá. Bình thường có rửa rau, hay làm gì cũng chừa nước lại để tưới cây, hoặc sử dụng cho việc khác”.

Mẹ Dòi thỏ thẻ: “Cảnh thiếu nước này đã diễn ra chục năm nay, cứ đến mùa khô là phải mua nước. Năm nay hạn hán lại kéo dài, nguồn cung nước lại thiếu. Muốn mua nước phải đặt cọc trước, sau đó đợi mấy ngày người ta mới chở tới lượt mình. Ðôi khi phải tranh nhau mới có nước mà xài”.

Cuộc sống “thèm nước” của người dân ở đây buộc họ phải “ở bẩn” hơn. Những người đàn ông như anh Vân, anh Sơn, khi đi làm về, nhảy đùng xuống vuông tôm tắm trước bằng nước mặn, sau đó lên dội ca nước ngọt nữa là coi như xong. “Nóng bức lắm, nhưng sống trong cảnh này đâu dám tắm nhiều, khác nào mang tiền đổ đi”, mẹ Dòi nói.

Sống trong hoàn cảnh như vậy nên nỗi chờ mong của người dân luôn là nước sạch. Niềm hy vọng của người dân không phải không có. Theo lãnh đạo xã Biển Bạch, trên tỉnh đã có kế hoạch xây dựng một nhà máy nước sạch lớn, bên xã Tân Bằng (huyện Thới Bình), kéo đường ống khoảng 60 km về bên Biển Bạch, để đáp ứng nhu cầu thiếu nước sạch trầm trọng của 1.400 hộ dân trong mùa khô ở 2 bờ Ðông và Tây. Ðã khảo sát mặt bằng, nhưng chưa thấy triển khai xây dựng. Nhiều lần tiếp xúc cử tri, bà con có đề cập tới và hiện nay họ vẫn hỏi chừng nào mới có nước sạch về.

Chuyển tải nỗi lòng của người dân Biển Bạch đến lãnh đạo Trung tâm Nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn Cà Mau, ông Nguyễn Hạnh Phúc, Giám đốc Trung tâm, cho biết: “Dự án xây dựng công trình nước sạch để đáp ứng nhu cầu của người dân xã Biển Bạch đã được UBND tỉnh đồng ý, với nguồn vốn khoảng 35 tỷ đồng (1 triệu USD vay của Ngân hàng Thế giới, số còn lại là vốn đối ứng của tỉnh). Tuy nhiên, hiện còn phải chờ Bộ NN&PTNT duyệt thì mới có thể triển khai. Sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết, được sự đồng ý của các cấp, các ngành, chúng tôi sẽ triển khai thi công ngay để đáp ứng sớm nhất nhu cầu của người dân”

Bài và ảnh: Trần Hiếu

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

Cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số

Xã Tân Hưng Tây là một trong những đơn vị được đánh giá cao về nỗ lực cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số (CÐS) ở huyện Phú Tân. Thời gian qua, công tác này của xã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, tạo sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.

Cà Mau xếp thứ hạng 28 về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)

Đó là kết quả vừa được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố vào ngày 6/5.