ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 4-7-25 07:28:28
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xanh xanh đường quê

Báo Cà Mau (CMO) Từ tháng 3/2022, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch phát động cuộc thi “Mô hình sáng - xanh - sạch - đẹp” gồm 4 nội dung chính: tuyến dân cư “sáng”: có đèn thắp sáng trên toàn tuyến giao thông vào buổi tối; tuyến dân cư “xanh”: không để vườn tạp, có hàng rào cây xanh liên tục, nối liền toàn tuyến; tuyến dân cư “sạch”: không có cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, có mô hình xử lý rác và nhà vệ sinh đạt chuẩn; tuyến dân cư “đẹp”: cảnh quan toàn tuyến đẹp, hài hoà, có nhà văn hoá ấp đạt chuẩn theo quy định.

Theo đó, các tuyến đường hoa đã lan toả khắp các xã, phường trong toàn tỉnh và tạo được hiệu ứng tích cực. Dù mới triển khai chỉ gần một năm, song đến nay đã có 37 tuyến dân cư đăng ký dự thi với hơn 73 km lộ giao thông ở 37 xã, phường trên địa bàn tỉnh.

Phong trào trồng cây xanh, trồng hoa, xây dựng những tuyến đường tự quản không chỉ mang lại hiệu quả thiết thực trong đời sống cộng đồng, mà còn góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng NTM, NTM nâng cao. Những phong trào này cần được lan toả rộng khắp hơn để Cà Mau ngày một xanh, sạch, đẹp và khang trang hơn.

Những cây xanh được người dân trồng, cắt tỉa cẩn thận làm hàng rào bao quanh nhà, nhìn rất đẹp mắt. (Ảnh chụp tại xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời).
Hàng rào hơn 10 năm tuổi của hộ dân tại Ấp 8, xã Khánh Hội, huyện U Minh.
Phong trào đã trở thành nếp sinh hoạt văn minh của từng hộ, người dân tự trồng, chăm sóc và làm đẹp cho tuyến đường đi qua nhà mình.
Ðường nông thôn xã Hoà Thành, TP Cà Mau rực rỡ sắc hoa.

 

Kim Cương thực hiện

 

Ấm áp mùa thi

Trong hai ngày 25-26/6, tại 17 điểm thi tốt nghiệp THPT trên địa bàn tỉnh, hơn 1.600 lượt tình nguyện viên từ 34 đội hình “Tiếp sức mùa thi” đã đồng hành, sẻ chia, lan toả yêu thương bằng những hành động thiết thực và đầy cảm xúc.

Đồng hành cùng sĩ tử

Ngày 26/6, cùng với hơn 1,1 triệu thí sinh cả nước, tỉnh Cà Mau có hơn 11.100 thí sinh bước vào ngày thi đầu tiên của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

  “Trải nghiệm để trưởng thành”

Từ ngày 24 - 27/6, Nhà Thiếu nhi tỉnh tổ chức hành trình “Trải nghiệm để trưởng thành” với sự tham gia của 50 em thiếu nhi, diễn ra tại Nhà Thiếu nhi tỉnh và Khu du lịch Nhà Mát (Bạc Liêu).

Cà Mau qua góc nhìn nhà báo - nghệ sĩ nhiếp ảnh

Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Việt Nam tỉnh Cà Mau hiện có 21 hội viên, trong đó có nhiều hội viên đồng thời cũng là nhà báo. Dù hiện đã nghỉ hưu hay vẫn đang công tác tại các cơ quan báo chí, trong cả quá trình dài làm nghề, các nhà báo - NSNA đã đóng góp công sức to lớn cho sự trưởng thành của phong trào nhiếp ảnh trong tỉnh và sự phát triển mạnh mẽ của báo chí địa phương.

Thầm lặng hậu kỳ

Vinh dự tác nghiệp ở Trường Sa

Điều vinh dự và thiêng liêng nhất của người làm báo có lẽ là được tác nghiệp trên quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1, không chỉ dâng trào niềm tự hào về chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, mà còn là một trải nghiệm vô cùng đặc biệt.

Nâng cao năng lực xét nghiệm

Nâng cao năng lực xét nghiệm không chỉ góp phần quan trọng cho khám và điều trị bệnh, mà còn giữ vai trò không thể tách rời trong phòng, chống dịch ở cộng đồng. Chính vì thế, thời gian qua, hoạt động xét nghiệm tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh không ngừng được đầu tư, nâng cấp, đáp ứng nhu cầu kiểm soát dịch bệnh cũng như điều trị cho người dân địa phương.

Tạo động lực phát triển từ các công trình trọng điểm

“Bên cạnh nguồn vốn đầu tư công được phân bổ hằng năm và vốn của địa phương, những năm gần đây, nguồn đầu tư Trung ương thực hiện các dự án, công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh Cà Mau rất lớn, được đánh giá sẽ tạo nền tảng, động lực cho tăng trưởng đột phá, nhảy vọt của kinh tế - xã hội địa phương trong tương lai gần”, ông Trần Công Khanh, Phó Giám đốc Sở Tài chính, cho biết.

Về với miền quê

Giữa dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại, có một nơi vẫn giữ vẹn nguyên vẻ đẹp mộc mạc, bình dị nhưng lại mang sức hút kỳ lạ, đó chính là những miền quê của Cà Mau.

Ươm giống trồng rừng

Những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ lâm sản trên thị trường rất lớn, nhất là thị trường xuất khẩu. Nắm bắt cơ hội này, người dân trên đất rừng U Minh Hạ mạnh dạn phát triển nghề ươm giống keo lai, không những đáp ứng việc trồng rừng ở địa phương, mà còn xuất bán đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với số lượng lớn, góp phần tạo việc làm và thu nhập cho hàng trăm lao động.