ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 26-7-25 08:39:37
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xây dựng nền hành chính phục vụ nhìn từ chỉ số PAPI và PCI của Bạc Liêu

Báo Cà Mau

Một nền hành chính phục vụ đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nền móng khi khai sinh ra Nhà nước của dân, do dân và vì dân vào ngày 2/9/1945 lịch sử - một Nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân, mang tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc; tổ chức và hoạt động dựa trên nguyên tắc pháp quyền. Người chủ trương xây dựng một nền hành chính phục vụ, một nền hành chính của dân, do dân và vì dân; công chức hành chính là đầy tớ của dân, phục vụ nhân dân. Trải qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, nền hành chính phục vụ dân vẫn là mục tiêu cuối cùng trong việc xây dựng một Nhà nước pháp quyền, dân chủ của Đảng và Nhà nước ta.

Trong thời đại số, việc xây dựng một nền hành chính phục vụ đã được đong đếm bằng các chỉ số định lượng, thể hiện rõ việc đánh giá của nhân dân đối với bộ máy hành chính công. Có thể hài lòng, cũng có thể chưa hài lòng ở các tiêu chí nào đó, nhưng với Bạc Liêu, đó là cơ sở quan trọng để hoàn thiện bộ máy hành chính phục vụ, góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Bài 1: Nghịch lý sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp

Cùng đánh giá về hiệu quả quản trị hành chính nhưng mỗi chỉ số đánh giá lại có sự chênh lệch rất lớn. Điều gì đã xảy ra với hai chỉ số PAPI (chỉ số hiệu quả quản quản trị và hành chính công cấp tỉnh) và chỉ số PCI (chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) của Bạc Liêu những năm qua? Hay nói đúng hơn là hiệu quả làm việc của bộ máy hành chính công của tỉnh có đạt được như mong muốn, đúng với những gì người dân yêu cầu hay không?

Công chức Trung tâm Hành chính công TP. Bạc Liêu tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp. Ảnh: H.T

Chỉ số PAPI Liên tiếp nằm ở top đầu

Theo kết quả Chỉ số PAPI năm 2023 được công bố vào đầu tháng 4/2024, Bạc Liêu vươn lên đứng đầu cả nước về chỉ số thủ tục hành chính công, chỉ số trách nhiệm giải trình với người dân; đứng thứ 2 cả nước về chỉ số kiểm soát tham nhũng trong khu vực công.

Tính chung về Chỉ số PAPI năm 2023, Bạc Liêu đạt 45,578/80 điểm, xếp hạng 5/63 (tăng 0,67 điểm và tăng 1 bậc so với năm 2022), liên tiếp 3 năm liền được xếp vào nhóm có điểm số cao nhất so với các tỉnh, thành phố trên cả nước. Qua kết quả công bố, tỉnh Bạc Liêu có 6/8 nội dung chỉ số thành phần của Chỉ số PAPI được cải thiện gồm: Chỉ số tham gia của người dân ở cấp cơ sở tăng 5 bậc, Chỉ số trách nhiệm giải trình với người dân tăng 4 bậc, Chỉ số kiểm soát tham nhũng trong khu vực công tăng 1 bậc, Chỉ số thủ tục hành chính công tăng 6 bậc, Chỉ số quản trị môi trường tăng 6 bậc và Chỉ số quản trị điện tử có sự cải thiện vượt bậc tăng 21 bậc so với năm 2022… 

Là bộ chỉ báo hữu dụng phản ánh năng lực và hiệu quả quản trị ở cấp Trung ương và cấp tỉnh, cũng là công cụ đánh giá mức độ cải thiện của các cấp chính quyền qua thời gian, PAPI phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành quản lý Nhà nước trong thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp. Đối tượng được lấy ý kiến về chỉ số PAPI là người dân ở địa phương được chọn một cách ngẫu nhiên. Vì thế cũng có thể nói chỉ số PAPI phản ánh chân thực khách quan trải nghiệm của người dân trong quá trình tiếp xúc và tương tác với các cấp chính quyền cũng như trong quá trình sử dụng dịch vụ công.

Bắt đầu thực hiện từ năm 2011, chỉ số PAPI của Bạc Liêu có sự chuyển biến tích cực. Nếu những năm đầu Bạc Liêu luôn nằm trong những tỉnh có thứ hạng thấp nhất thì từ năm 2020, sự cải thiện đã đến với nhiều chỉ tiêu quan trọng như cung ứng dịch vụ công, trách nhiệm giải trình, kiểm soát tham nhũng trong khu vực công… đều tăng hạng. Bắt đầu từ năm 2021, Bạc Liêu vươn lên nằm trong top đầu những tỉnh có chỉ số PAPI cao, đặc biệt là các chỉ số về công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình với người dân, thủ tục hành chính công, kiểm soát tham nhũng trong khu vực công… Năm 2023 là năm thứ ba Bạc Liêu nằm trong những địa phương top đầu trên bảng xếp hạng chỉ số PAPI.

Chỉ số PCI ì ạch tốp cuối

Ngược lại với chỉ số PAPI, chỉ số PCI của Bạc Liêu lại liên tiếp đứng chót bảng qua nhiều năm. Năm 2023, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) không xếp hạng những tỉnh tốp cuối, nhưng ở 30 địa phương có thành tích tốt nhất lại tiếp tục không có tên Bạc Liêu. Trước đó, vào năm 2022, Bạc Liêu xếp thứ 61/63 tỉnh, thành phố trong cả nước với điểm số 60,36. Năm 2023, số điểm này có nâng lên với 63,03 điểm, dù vậy vẫn nằm trong nhóm trung bình thấp (thấp nhất đạt 55,77 điểm; trung vị đạt 67,22 điểm). Điều đáng nói, các địa phương lân cận như Cà Mau (xếp thứ 58 năm 2022), Hậu Giang đều đã tiến lên top 30; riêng tỉnh Điện Biên năm 2022 xếp thứ 62/63 tỉnh thành, sau cả Bạc Liêu thì trên bảng xếp hạng năm 2023 đã tăng điểm, áp sát tốp 30.

Theo VCCI, được xây dựng từ dữ liệu điều tra doanh nghiệp thường niên có quy mô lớn nhất, thực hiện một cách công phu nhất tại Việt Nam hiện nay, chỉ số PCI chính là “tập hợp tiếng nói” của cộng đồng doanh nghiệp dân doanh về môi trường kinh doanh tại các tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Theo đó, một địa phương được coi là có chất lượng điều hành tốt khi có chi phí gia nhập thị trường thấp; việc tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định; môi trường kinh doanh minh bạch và thông tin kinh doanh công khai; chi phí không chính thức thấp; thời gian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các quy định, thủ tục hành chính nhanh chóng; môi trường cạnh tranh bình đẳng; chính quyền tỉnh năng động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp; dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chất lượng cao; chính sách đào tạo lao động tốt; thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu quả và an ninh trật tự được duy trì.

Với hai đối tượng đo lường khác nhau, các chỉ số PAPI và PCI cũng hướng về những tiêu chí đánh giá khác nhau, tuy nhiên những đặc trưng cơ bản của nền hành chính phục vụ như sự tinh giản và thuận tiện, tính công khai, minh bạch, thái độ phục vụ của bộ máy quản lý… vẫn là cơ sở quan trọng để người dân, doanh nghiệp đánh giá, cho điểm các chỉ số này. Đối chiếu với kết quả xếp hạng từng chỉ số, có thể thấy người dân ở các địa phương trong tỉnh ngày càng hài lòng hơn về tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ, ghi nhận những nỗ lực của bộ máy hành chính công, đặc biệt là ở cấp cơ sở. Ngược lại, đối tượng là doanh nghiệp vẫn chưa thật sự đánh giá cao những hành động của chính quyền các cấp trong việc tạo điều kiện để tiếp cận đất đai, giảm chi phí không chính thức, xây dựng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, chính sách đào tạo lao động… Đây là những chỉ số thành phần có điểm vào nhóm trung bình thấp so với cả nước!

Dù bao gồm nhiều chỉ số thành phần khác nhau, lấy ý kiến ở các đối tượng khác nhau nhưng hai chỉ số PAPI và PCI đều hướng tới việc đo lường hiệu quả phục vụ của bộ máy hành chính công đối với các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp trong tỉnh. Vì vậy, sự trái ngược trong điểm số qua từng năm của 2 chỉ số này đã phần nào phản ánh một thực trạng: nền hành chính phục vụ ở Bạc Liêu vẫn còn những lỗ hổng cần phải được đánh giá một cách khách quan để hướng tới xây dựng hoàn chỉnh!

Thanh Lâm

Giữa hai chỉ số PAPI và PCI mang giá trị bổ sung chứ không phải thay thế lẫn nhau. Cả hai chỉ số cung cấp thông tin khách quan giúp các cấp chính quyền rà soát, điều chỉnh các quy định, chính sách không còn phù hợp, đồng thời đẩy mạnh khâu giám sát thực thi. Ý nghĩa của sự kết hợp này là thông tin từ hai bộ chỉ số góp phần xác định những bất bình đẳng, phân biệt đối xử có thể xảy ra để có biện pháp khắc phục. Mục tiêu cuối cùng là hướng tới việc cải thiện chất lượng cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp và người dân, thúc đẩy quá trình phát triển bền vững tại địa phương nói riêng

(Phạm Ngọc Hòa, Mối tương quan giữa các chỉ số PAPI và PCI (từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh) - Tạp chí điện tử Lý luận chính trị)

Nhận diện, đập tan luận điệu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc 

Nam Bộ là vùng đất thuộc chủ quyền của Việt Nam, điều này không thể chối cãi. Thế nhưng, vin vào những điều vô căn cứ, phản động về dân tộc, tôn giáo và vấn đề lịch sử lãnh thổ để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc ở Nam Bộ, những luận điệu chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch vẫn tiếp tục nở rộ, nhất là trên không gian mạng.

Tuyên truyền toàn diện, tạo không khí thi đua sôi nổi

Chào mừng đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, tỉnh Cà Mau và các địa phương tích cực triển khai tuyên truyền, thực hiện các công trình, phần việc ý nghĩa. Điều này không chỉ tạo không khí thi đua sôi nổi mà còn là cơ hội để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cùng nhìn lại chặng đường đã qua, thống nhất tư tưởng và hành động cho nhiệm kỳ mới.

Ấm tình ngày giỗ đồng đội

Những ngày tháng Bảy - tháng tri ân, ở khắp các địa phương trong tỉnh, nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ diễn ra trang trọng và cảm động. Tại xã Đầm Dơi, các cựu chiến binh (CCB) và người dân cùng họp mặt, nấu mâm cơm cúng và tưởng nhớ những đồng đội đã ngã xuống.

Không để “sập bẫy” các chiêu lừa và thủ đoạn chống phá

Những ngày qua, lợi dụng việc sắp xếp tổ chức hành chính và vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, các đối tượng xấu gia tăng lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trong khi các thế lực thù địch tung luận điệu xuyên tạc, chống phá. Mỗi cá nhân cần tỉnh táo nhận diện và chủ động đấu tranh phòng, chống.

Bứt phá trong chặng đường mới

Ðại hội Ðảng bộ xã Quách Phẩm sau hợp nhất (từ 2 xã Quách Phẩm và Quách Phẩm Bắc) nhiệm kỳ 2025-2030, là khởi đầu mới với sự rộng mở về không gian phát triển, đồng thời là cơ hội để địa phương bứt phá vươn lên gắn với các lợi thế, tiềm năng. Xây dựng diện mạo giàu đẹp của quê hương, đời sống Nhân dân hạnh phúc, văn minh chính là nhiệm vụ kỳ quyết, quan trọng, mệnh lệnh thôi thúc tổ chức đảng, đảng viên phải ra sức phấn đấu, phụng sự và cống hiến.

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII

Chiều 19/7, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bế mạc. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu bế mạc Hội nghị. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Ở ngã tư sông

Về trung tâm xã Ðầm Dơi, đi từ đường Dương Thị Cẩm Vân lên cầu, đập vào mắt là tượng đài Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Dương Thị Cẩm Vân sừng sững bên bờ ở ngã tư sông, khắc ghi chiến công của nữ kiện tướng chiến hào trong những năm bao vây, đánh lấn Chi khu Ðầm Dơi. Ở góc tường rào bê-tông là bức phù điêu tái hiện cuộc chiến đấu kiên cường của quân và dân huyện Ðầm Dơi ngày trước trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tiếc là ở đây còn thiếu tượng đài khắc hoạ hình ảnh 26 người chết và hàng trăm người bị thương, hàng chục người bị bắt bớ, tù đày trong cuộc đấu tranh trực diện ngày 23/10/1961 quy mô lớn nhất và bị đàn áp đẫm máu nhất trong tỉnh lúc bấy giờ.

Tuyên truyền, vận động hiến tặng hiện vật cho Bảo tàng Đảng Cộng sản Việt Nam

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Vũ Thăng vừa ký ban hành Kế hoạch tuyên truyền, vận động sưu tầm, giao nộp, hiến tặng tài liệu, tư liệu, hiện vật xây dựng Bảo tàng Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chủ động, đồng bộ chuẩn bị Đại hội đảng bộ cấp xã lần thứ I

Song song với việc thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp, các địa phương cũng đồng thời khẩn trương với công tác tổ chức đại hội đảng bộ cấp xã nhiệm kỳ 2025-2030. Để kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ vướng mắc cho đơn vị hành chính mới, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh uỷ cũng đã thành lập 12 Tổ công tác, theo dõi, chỉ đạo đại hội đảng bộ trực thuộc Tỉnh uỷ. Hiện công tác chuẩn bị tại các địa phương đang trong giai đoạn gấp rút hoàn thành các điều kiện cần thiết cho một sự khởi đầu nhiệm kỳ mới thành công.

HĐND tỉnh Cà Mau giám sát việc phân bổ, giao dự toán ngân sách sau hợp nhất

Dự kiến trong tháng 8/2025, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Cà Mau sẽ tiến hành giám sát, khảo sát chuyên đề về “Tình hình phân bổ, giao dự toán ngân sách cho một số đơn vị, địa phương sau hợp nhất”. Đây là một hoạt động quan trọng nhằm đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong quản lý ngân sách sau quá trình sáp nhập các đơn vị hành chính.