ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 4-12-24 15:36:43
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xây dựng thị trường tiêu dùng hiện đại

Báo Cà Mau Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là hình thức sử dụng các ứng dụng công nghệ số như Internet Banking, VNPay, quét mã QR... thay vì dùng tiền mặt như cách truyền thống. Hiện nay, TTKDTM là xu hướng tất yếu thúc đẩy phát triển kinh tế, hướng đến xây dựng thị trường tiêu dùng văn minh, hiện đại.

Thành phố Cà Mau rất quan tâm việc phát triển kinh tế số, đặc biệt TTKDTM. Ông Phạm Văn Khanh, Phó trưởng phòng Kinh tế, cho biết: “UBND thành phố đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch chỉ đạo thực hiện về chuyển đổi số, phát triển thương mại điện tử, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc TTKDTM, đưa TTKDTM vào đời sống. Các mô hình được triển khai có hiệu quả như: Tuyến phố không dùng tiền mặt, Khu dân cư không dùng tiền mặt, Chợ 4.0, Doanh nghiệp công nghệ số...”.  

Theo đó, từ đầu năm 2023, UBND TP Cà Mau chỉ đạo triển khai mô hình Tuyến phố không dùng tiền mặt. Ban đầu mô hình được thí điểm tại tuyến đường Ðề Thám, thuộc Khóm 3, Phường 2, với hơn 20 hộ kinh doanh tham gia. Từ hiệu quả thực tế, đến nay mô hình được nhân rộng ra 45 tuyến đường/cụm dân cư của 17 xã, phường với 1.819 cơ sở kinh doanh, hộ gia đình tham gia. 

Tổ Công nghệ số cộng đồng Phường 6 vận động hộ kinh doanh trên tuyến đường Lý Thường Kiệt thực hiện TTKDTM.

Tổ Công nghệ số cộng đồng Phường 6 vận động hộ kinh doanh trên tuyến đường Lý Thường Kiệt thực hiện TTKDTM.

Ðể mô hình đạt hiệu quả cao, UBND thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng và các tổ công nghệ số cộng đồng đến từng cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình... tuyên truyền, vận động, hướng dẫn sử dụng hình thức TTKDTM bằng thiết bị di động thông minh; phối hợp với ngân hàng hỗ trợ tạo mã QR miễn phí và cài đặt các ứng dụng thanh toán như Mobile Money, ví điện tử...

Ông Võ Thành Nghiệp, tiểu thương trên đường Ðề Thám, Khóm 3, Phường 2, bày tỏ: “Hơn 1 năm trước, việc thanh toán qua app trên điện thoại chưa được nhiều người biết, khách hàng chủ yếu xài tiền mặt. Nhưng hiện nay, số lượng khách hàng chuyển khoản thanh toán tại cửa hàng ngày càng nhiều, chiếm khoảng 60%. Cửa hàng giờ cũng không cần chuẩn bị nhiều tiền mặt, không mất nhiều thời gian kiểm đếm tiền, thối tiền..., không sợ nhầm lẫn. Với hình thức chuyển khoản, số tiền và thời gian chuyển được lưu lại trên máy, kiểm tra cũng dễ dàng hơn”.

Người tiêu dùng quét mã thanh toán khi mua sắm tại cửa hàng của ông Võ Thành Nghiệp (đường Đề Thám, Khóm 3, Phường 2).

Người tiêu dùng quét mã thanh toán khi mua sắm tại cửa hàng của ông Võ Thành Nghiệp (đường Đề Thám, Khóm 3, Phường 2).

Thành phố hiện xây dựng được 3 điểm chợ 4.0, gồm: chợ Nhà lồng Phường 1, chợ An toàn thực phẩm Phường 5, chợ Khu B xã Tắc Vân... Phòng Kinh tế đã phối hợp với ngân hàng mở tài khoản, tạo app ngân hàng trên điện thoại và tạo mã QR miễn phí cho các tiểu thương kinh doanh tại chợ.  

Sau thời gian thực hiện, mô hình chợ 4.0 mang lại hiệu quả tích cực. Các hộ tiểu thương và người tiêu dùng đã dần thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt để đi chợ, thay vào đó là sử dụng điện thoại thông minh có cài app ngân hàng để chuyển khoản. Chị Trần Thị Nga, Phường 5, TP Cà Mau, chia sẻ: “Giờ tôi đi chợ không cần đem theo tiền mặt, chỉ cần tài khoản ngân hàng có tiền là thanh toán qua điện thoại được, rất là thuận tiện. Nhiều khi ra ngoài, quên mang theo tiền vẫn mua sắm bình thường”.

Hiện nay, thành phố cũng đã triển khai rộng rãi việc thanh toán viện phí, học phí, chi trả lương hưu, trợ cấp xã hội, chi trả tiền điện, tiền nước, bảo hiểm... thông qua các ứng dụng chuyển đổi số, các app ngân hàng trên điện thoại, góp phần phát triển việc TTKDTM, đưa TTKDTM vào mọi mặt đời sống xã hội./.

 

Thái Trinh

 

Tăng tốc hoàn thiện bệnh án điện tử

Bắt đầu khởi động xây dựng thí điểm bệnh án điện tử (BAÐT) từ năm 2022 đối với 2 bệnh viện lớn của tỉnh là Bệnh viện Ða khoa tỉnh và Bệnh viện Sản - Nhi, đến nay, BAÐT đang bước vào giai đoạn hoàn thiện và dự kiến 2 bệnh viện này trình Bộ Y tế thống nhất triển khai thực hiện chính thức vào cuối năm 2024, đầu năm 2025, góp phần vào số hoá lĩnh vực y tế, thúc đẩy chuyển đổi số của địa phương.

Thanh toán không dùng tiền mặt - Lợi ích thiết thực cho ngành giáo dục

Ðược sự thống nhất của UBND tỉnh, Sở GD&ÐT đã triển khai chính thức Hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt trong toàn ngành từ đầu học kỳ 2 năm học 2023-2024.

Cần hỗ trợ thêm cho tổ công nghệ số

Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, được phê duyệt tại Quyết định số 749/QÐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, đã xác định quan điểm sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số (CÐS).

Ðồng hành cùng phụ nữ kinh doanh thời 4.0

Ứng dụng tối đa thành tựu chuyển đổi số vào quá trình khởi sự kinh doanh, đồng thời tạo ra một kênh sinh hoạt, mua bán chung cho phụ nữ trên môi trường mạng đang là một trong những cách làm hay được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP Cà Mau triển khai và nhân rộng.

Mang lợi ích cho người dân

Xác định chuyển đổi số (CÐS) là xu thế tất yếu, là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, thời gian qua, TP Cà Mau đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp đột phá thúc đẩy chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Tiên phong chuyển đổi toàn diện

Là đô thị trung tâm của tỉnh, TP Cà Mau có nhiều thuận lợi trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số (CÐS). Thành phố luôn tiên phong và đến nay đã đạt được những kết quả khá ấn tượng về lĩnh vực này. Ông Tăng Vũ Em, Phó chủ tịch UBND thành phố, cho biết, công tác triển khai thực hiện nhiệm vụ CÐS trên địa bàn được quan tâm chỉ đạo kịp thời; các nhiệm vụ, chỉ tiêu cơ bản được tiến hành nghiêm túc. Các đơn vị có liên quan đã triển khai tốt, có nhiều chuyển biến trong nhiệm vụ được giao theo chức năng của mình.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp SME

Trong xu thế hội nhập, đứng trước nhiều thách thức buộc các doanh nghiệp (DN) phải thay đổi mình, ứng dụng mạnh mẽ các dịch vụ số, phần mềm từ trong công tác quản lý, điều hành đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nắm bắt nhu cầu đó, tỉnh Cà Mau đã và đang tích cực hỗ trợ các DN trên địa bàn, nhất là DN nhỏ và vừa (SME).

Tận dụng cơ hội từ chuyển đổi số trong giáo dục

Ông Lê Hoàng Dự, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT), đã chỉ ra những nội dung quan trọng trong chuyển đổi số (CÐS) để cải thiện chất lượng giáo dục và giúp học sinh có hành trang bước vào kỷ nguyên số.

Khánh Thuận đẩy mạnh chuyển đổi số

Xác định chuyển đổi số (CÐS) là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, thời gian qua, xã Khánh Thuận đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp đẩy mạnh xây dựng chính quyền số, phát triển xã hội số, kinh tế số.

Chuyển đổi số “Toàn dân, toàn diện”

Với sự nỗ lực của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị, công tác chuyển đổi số (CÐS) trên địa bàn TP Cà Mau tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực trên tất cả các mục tiêu, nhiệm vụ, đặc biệt là ở 3 trụ cột chính: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.