ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 7-7-25 18:15:15
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xây dựng Thới Bình ngày càng giàu mạnh

Báo Cà Mau (CMO) Năm 2021 là năm đầu triển khai thực hiện nghị quyết đại hội Ðảng các cấp và thực hiện Nghị quyết Ðại hội XIII của Ðảng trong tâm thế mới. Riêng huyện Thới Bình sẽ thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng, trong đó sẽ khẩn trương xây dựng hoàn thành huyện NTM. Ðồng thời cũng là cơ sở, điểm nhấn của các phong trào hành động, thi đua hướng đến kỷ niệm 65 năm ngày thành lập huyện.

Để ghi nhận những kết quả bước đầu sau Ðại hội đại biểu Ðảng bộ huyện lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2020-2025, phóng viên báo Cà Mau có cuộc phỏng vấn đồng chí Huỳnh Út Mười, Tỉnh uỷ viên, Bí thư Huyện uỷ Thới Bình, về quyết tâm thực hiện hoàn thành nhiệm vụ và chương trình, kế hoạch đề ra.

Hạ tầng đô thị thị trấn Thới Bình dần hướng đến đô thị văn minh. Ảnh: LIÊU HỎN

- Xin đồng chí cho biết, Huyện uỷ đã triển khai việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025, Ðại hội lần thứ XVI Ðảng bộ tỉnh và Ðại hội XIII của Ðảng như thế nào?

Ðồng chí  Huỳnh Út Mười: Nghị quyết Ðại hội lần thứ XIII Ðảng bộ huyện đã xác định 5 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá. Do đó, để tập trung lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm và các khâu đột phá này, ngay sau đại hội, Ban Thường vụ Huyện uỷ đã xây dựng và ban hành quy chế làm việc, chương trình làm việc toàn khoá. Ðồng thời, Huyện uỷ cũng đã ban hành 2 nghị quyết chuyên đề để chỉ đạo thực hiện các khâu đột phá đề ra trong nghị quyết đại hội.

Cùng với đó, huyện đã cụ thể hoá, tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội; công tác sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ và giải quyết chính sách, chế độ cán bộ sau đại hội được đặc biệt quan tâm, chú trọng thực hiện. Ðến nay, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ bản đã được kiện toàn, sắp xếp ổn định và hoạt động có hiệu quả. Các chế độ, chính sách đối với những đồng chí không tái cử đã giải quyết xong theo đúng quy trình, quy định.

Tất cả nhiệm vụ này, huyện đã có kế hoạch triển khai ngay trong tháng 2/2021.

- Nhìn lại chặng đường 65 năm xây dựng và phát triển của huyện nhà, xin đồng chí cho vài nhận xét, đánh giá về những đổi thay của huyện?

Ðồng chí Huỳnh Út Mười: Nhìn lại chặng đường 65 năm xây dựng và phát triển, vùng đất và con người Thới Bình đã tạo nên nhiều dấu ấn khó phai và làm nên những mốc son lịch sử sáng ngời cho quê hương, đất nước.

Người Thới Bình kiên cường, anh dũng, bất khuất trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm và hết mực chịu thương, chịu khó, năng động, sáng tạo trong lao động, sản xuất; sống chan hoà, tình nghĩa, thuỷ chung, luôn một lòng một dạ theo Ðảng, Bác Hồ, quyết tâm cùng thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Ðất Thới Bình trong chiến tranh là vùng căn cứ cách mạng - nơi có nhiều cơ quan của Trung ương, Khu uỷ, Tỉnh uỷ và nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của Ðảng, Nhà nước đứng chân hoạt động trong những năm tháng ác liệt nhất.

Sau giải phóng, cơ sở hạ tầng của huyện khá khó khăn, giao thông đi lại vẫn chủ yếu bằng đường thuỷ, trường học bằng cây lá tạm, thông tin liên lạc hạn chế, điều kiện khám và chữa bệnh thiếu thốn... Năm 2000, thu nhập bình quân đầu người của huyện chỉ đạt 5,9 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 23,27%.

Ðến nay, Thới Bình đã thay đổi không ngừng. Hệ thống giao thông được kiên cố hoá theo tiêu chí NTM đạt trên 90%, nối liền từ huyện đến ấp, khóm và khu dân cư. Ðiện lưới quốc gia đã phủ kín 99,99% hộ gia đình. Trường học, trạm y tế được xây dựng kiên cố, khang trang, đáp ứng tốt nhu cầu học tập, khám chữa bệnh của Nhân dân. An sinh xã hội đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao.

Thu nhập bình quân đầu người ở Thới Bình cuối năm 2020 đạt 50 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,55%, hộ cận nghèo còn 1,88%. Bộ mặt nông thôn khởi sắc rõ nét. Huyện có 8/11 xã đạt chuẩn NTM, thị trấn đạt 24/26 tiêu chí văn minh đô thị. Huyện đang tiến chắc trên con đường về đích huyện NTM trong năm nay.

Nhiều năm qua, Thới Bình phát triển diện tích nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa, nâng cao thu nhập và đời sống Nhân dân. Ảnh: L.HỎN

- Huyện uỷ đã có những giải pháp trọng tâm như thế nào để tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, đưa huyện về đích NTM đúng tiến độ, thưa đồng chí?

Ðồng chí Huỳnh Út Mười: Trước hết, huyện đã triển khai đến các ngành, các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ, linh hoạt các chủ trương, giải pháp về phát triển kinh tế nhanh và bền vững; trọng tâm là các chủ trương, giải pháp về tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Ðẩy mạnh hợp tác, liên kết để tìm giải pháp khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của huyện, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, góp phần phát triển kinh tế nhanh, bền vững.

Tập trung khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, nhất là tiềm năng, lợi thế về hệ sinh thái đa dạng để phát triển kinh tế nông nghiệp đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Chú trọng phát triển nông nghiệp theo hướng sạch, hữu cơ và phát triển các vùng sản xuất chuyên canh theo chuỗi giá trị gắn với phát triển du lịch cộng đồng, các làng nghề.

Phát triển đồng bộ các loại hình dịch vụ. Khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về hệ thống giao thông, đặc điểm sinh thái, truyền thống văn hoá, các di tích lịch sử - văn hoá, làng nghề… để phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng.

Song song đó, đẩy mạnh đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và triển khai thực hiện có hiệu quả quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã được phê duyệt. Tiếp tục quy hoạch và phát triển các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khu vực thị trấn Thới Bình, xã Thới Bình, Hồ Thị Kỷ, Trí Phải…

Tập trung đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao đời sống Nhân dân. Thực hiện tốt các phúc lợi xã hội, BHXH, đặc biệt là chính sách đối với người có công.

Song, cốt lõi của vấn đề là tăng cường xây dựng Ðảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện. Củng cố và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Trên nền tảng truyền thống đoàn kết, kiên cường của Ðảng bộ, quân và dân Thới Bình, cùng quyết tâm chính trị cao nhất trong triển khai thực hiện nhiệm vụ, chúng tôi tin rằng, trong năm 2021 cũng như những năm tiếp theo, huyện sẽ tiên phong, đầu tàu trong phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Và là huyện đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn NTM như kỳ vọng.

- Xin cảm ơn đồng chí!

 

Phong Phú thực hiện

Thêm 3 cây cầu, 1 mái ấm từ Tổ chức The Corea Peace3000

Ngày 3/7, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau phối hợp cùng Tổ chức The Corea Peace3000 (Hàn Quốc) và chính quyền địa phương bàn giao nhà tình thương cho hộ nghèo tại xã Sông Đốc và khánh thành 3 cây cầu giao thông nông thôn tại xã Khánh An.

Sai lầm trong sơ cứu rắn cắn - Hậu quả khó lường

Mùa hè là thời điểm trẻ em nghỉ học, vui chơi nhiều hơn nên cũng là lúc dễ xảy ra các tai nạn ngoài ý muốn, trong đó có những tình huống nguy hiểm nhưng thường bị xem nhẹ, đó là bị rắn cắn.

Mối đe doạ thầm lặng với trẻ nhỏ

Hút thuốc lá không chỉ là thói quen có hại với chính người hút thuốc mà còn là nguyên nhân gây ra nhiều hệ luỵ nghiêm trọng cho những người xung quanh, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Thầm lặng gieo sự sống

Nhiều lần hiến máu; tích cực vận động, tuyên truyền trong xã hội về ý nghĩa của hiến máu nhân đạo..., đó là hành trình miệt mài, không ngừng nghỉ của anh Huỳnh Tiến Sơn. Anh vinh dự là 1 trong 100 đại biểu toàn quốc được Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện (HMTN) tôn vinh Người HMTN tiêu biểu toàn quốc năm 2025.

Kiểm tra công tác tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn        

Chiều 2/7, đoàn giám sát Trung ương về tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn do ông Lưu Đình Quý, Tổ trưởng tổ thu thập và xử lý dữ liệu điều tra thống kê, Ban điều tra thống kê làm trưởng đoàn đến kiểm tra công tác tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn 2025 tại tỉnh Cà Mau.  

Liên hiệp Hữu nghị tỉnh Cà Mau tiếp và làm việc với đoàn Tổ chức The Corea Peace3000

Tiếp và làm việc với Đoàn Tổ chức The Corea Peace3000 do ông Park Chang II, Trưởng đại diện dẫn đoàn chiều 2/7, ông Nguyễn Đồng Khởi, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau bày tỏ mong muốn Tổ chức The Corea Peace3000 sẽ tiếp tục đồng hành cùng tỉnh Cà Mau trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong đó, nhu cầu về nhà ở lên tới 686 căn và 99 cây cầu giao thông nông thôn.

Nuôi cá bảy màu phòng bệnh sốt xuất huyết

Hằng năm, đến mùa mưa, muỗi vằn phát triển mạnh, nguy cơ dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) bùng phát cao. Những năm qua, ngành y tế Cà Mau đẩy mạnh các giải pháp phòng bệnh, trong đó, mô hình nuôi cá bảy màu diệt lăng quăng dễ thực hiện, mang lại hiệu quả cao.

Những xã, phường “đặc biệt”

Tỉnh Cà Mau (mới) có diện tích tự nhiên hơn 7.942 km2, quy mô dân số trên 2,6 triệu người. Sau khi sáp nhập, tỉnh Cà Mau có 64 đơn vị hành chính cấp xã (9 phường, 55 xã), trong đó phường Bạc Liêu có diện tích nhỏ nhất nhưng dân số đông nhất và xã Ðất Mũi - xã cuối cùng nơi địa đầu cực Nam Tổ quốc là xã có diện tích lớn nhất tỉnh. Ðặc biệt, trong 64 xã, phường mới của Cà Mau chỉ có duy nhất xã Hồ Thị Kỷ được giữ nguyên không sáp nhập.

Chung dòng phù sa...

Sau bao lần hợp - tách, lần gần nhất cũng cách nay 28 năm thời chung tên tỉnh Minh Hải, Cà Mau - Bạc Liêu như anh em ruột thịt, nay về chung một nhà với tên gọi Cà Mau.

Khánh thành, bàn giao 51 căn nhà tại xã Khánh An

Chiều nay (ngày 1/7), Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) phối hợp với UBND xã Khánh An, tỉnh Cà Mau tiếp tục tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao 51 căn nhà Đại đoàn kết cho các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã.