ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-4-25 21:34:57
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xe kem tuổi thơ

Báo Cà Mau (CMO) Đã hơn 30 năm rong ruổi trên từng con đường, góc phố của TP. Cà Mau, xe kem của ông già Chín trở thành món ăn gắn bó ngần ấy thời gian với nhiều người.

Kem là món ăn vặt không quá khó để tìm mua trong cuộc sống hiện đại ngày nay, thậm chí người ta còn có thể mua những món kem đặc sản của các vùng chỉ cần vài cái click chuột. Vậy mà một chiếc xe kem vẫn đội nắng mưa đi về để làm thoả mãn hương vị quen thuộc đã gắn bó với nhiều người. Khách hàng tìm mua kem đôi khi chỉ đơn giản vì họ đã quen với hương vị này, quen với những món đồ ăn được làm bằng phương pháp thủ công, truyền thống.

Người Cà Mau mấy mươi năm nay không còn xa lạ với xe kem của ông Chín, không chỉ trẻ em mà người lớn cũng rất háo hức với âm thanh báo hiệu xe kem quen thuộc.

Ông Chín tên thật là Lê Văn Tính, sinh năm 1953, quê gốc ở Huế. Cuộc sống ở quê lắm khó khăn, làm nhiều nghề nhưng vẫn không đủ sống nên ông cùng gia đình vào Cà Mau lập nghiệp. Ông Chín chia sẻ: “Cuộc sống ngoài quê thời đó khó khăn lắm, nhất là với những người không đất đai canh tác, không nghề nghiệp ổn định như tôi. Vậy là tôi quyết định di chuyển đến vùng đất mới để làm ăn”.

Ông Lê Văn Tính và xe kem đã gắn bó hơn 30 năm.

Thời gian đầu, ông Chín đi làm thuê cho những hãng kem ở Cà Mau, sau một thời gian, ông “học lõm”  được nghề từ những người chủ của mình. Trải qua một thời gian, ông Chín không đi làm thuê nữa bởi tiền làm thuê không đủ trang trải sinh hoạt phí. Để có tiền cho các con ăn học, ông đánh liều tự làm kem để bán với mong muốn cải thiện thu nhập. Kem truyền thống được làm từ những hương vị tự nhiên, ăn kèm với bánh tráng hoặc ốc quế nướng bằng những loại bột hết sức gần gũi, quen thuộc, thêm một chút sữa lên mặt kem, kèm theo đậu phộng. Kem truyền thống không được bảo quản bằng những loại thiết bị cao cấp, đắt tiền, người ta bảo quản kem bằng nước đá và muối. Hương vị kem làm từ những loại nguyên liệu tự nhiên như mít, sầu riêng, chocolate.

Vào những năm 1990, kem được xem là món đồ ăn vặt xa xỉ và ngon nhất. Ông Chín nhớ lại: “Lúc bấy giờ không có tủ lạnh, cũng không có nhiều món đồ ăn vặt như bây giờ, giá một cây kem thời đó cũng chỉ có 200 đồng nên xe kem của tôi là lựa chọn của rất nhiều người”.

Hơn mấy chục năm, trải qua bao nhiêu mùa nắng, mưa, có bữa đắt, bữa ế hàng nhưng xe kem ông Chín vẫn giữ vững hương vị ngọt ngào như ngày nào. Ông Chín chia sẻ: “Cũng nhờ lắng nghe góp ý của khách hàng và kinh nghiệm của những người chủ đã chỉ dạy mà hương vị kem tôi làm đặc trưng, được nhiều người yêu thích”.

Thời đại cuốn con người vào công nghệ, vào những phương thức mua hàng tiện lợi hơn, những món đồ ăn vặt cao cấp hơn, nhưng nhiều người vẫn còn quyến luyến hương vị của ngày xưa. Ông Chín chia sẻ: “Có người đã theo xe kem của tôi từ hồi còn nhỏ xíu, đến nay đã lập gia đình và có con, không ít người trong số đó đi xa lập nghiệp một thời gian, nhưng khi quay về vẫn cố gắng tìm mua. Họ bảo, chỉ thích những hương vị ngày xưa”.

Chị Nguyễn Diễm Trang, Phường 9, TP. Cà Mau là một trong số đó. Chị Trang chia sẻ: “Có một thời gian tôi đi học đại học rồi làm việc ở Sài Gòn, nhưng mỗi khi về thăm nhà, chiều chiều tôi lại đi tìm xe kem của chú Chín để mua về thưởng thức".

Có những thứ hương vị gắn bó hơn nửa đời người và cũng chính những hương vị đó đã thay đổi cuộc sống của nhiều người. Các con ông Chín nhờ xe kem của cha mà được học hành đến nơi đến chốn. Ông Chín chia sẻ: “Tôi gắn bó với xe kem vì quen nghề, nhớ khách và cũng vì trân quý những điều làm nên cuộc sống hiện tại của tôi”./.

Linh Thảo

Liên kết hữu ích

Ươm mầm mơ ước con trẻ

Chủ đề “Nghề nghiệp” là 1 trong 9 chủ đề thú vị được đưa vào chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được khám phá thế giới nghề nghiệp, hiểu hơn về đặc thù công việc, những vất vả cũng như giá trị mà mỗi nghề mang lại cho xã hội.

Mái ấm để đồng bào an cư

Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát không chỉ cho người dân khó khăn về nhà ở mà các hộ đồng bào dân tộc Khmer ở TP Cà Mau cũng được hỗ trợ. Niềm vui nhân đôi khi những căn nhà đã và đang hoàn thành vào dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây.

Thầm lặng nghề công tác xã hội

Công việc nhiều hơn, đối tượng yếu thế tăng lên, nhưng nguồn lực làm công tác xã hội (CTXH) vẫn chưa đảm bảo, nhất là nhân lực kế thừa.

214 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học năm học 2024-2025

Sau gần một tháng diễn ra, Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học tỉnh Cà Mau, năm học 2024-2025 đã kết thúc thành công tốt đẹp.

Nắm chắc từng hộ để hoàn thành đúng tiến độ chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát

Đó là chỉ đạo của Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải tại Hội nghị sơ kết Đề án xoá nhà tạm, nhà dột nát vào chiều 14/4.

Ðổi thay rõ nét diện mạo vùng đồng bào dân tộc

Bà Nguyễn Thu Tư, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo, cho biết: "Giai đoạn từ năm 2021 đến nay, hầu hết các nội dung chính sách dân tộc đều đã được tích hợp vào Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Với 10 dự án, 14 tiểu dự án và 36 nội dung thành phần, chương trình này được xem là chính sách tổng thể, tác động toàn diện đến mọi mặt đời sống, xã hội của đồng bào DTTS, trong đó có đồng bào dân tộc Khmer".

Trao tình thương, tiếp thêm nghị lực

Ðược triển khai từ năm 2024, mô hình “Tổ phụ nữ tiết kiệm mua thẻ bảo hiểm y tế tặng hội viên nghèo” của Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Phường 6, TP Cà Mau, không chỉ giúp chị em có điều kiện khám chữa bệnh, mà qua đó còn góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi của hội viên phụ nữ và người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của bảo hiểm y tế (BHYT).

Ao ông Cả Bảy

Trong hành trình mở đất phương Nam, có những con người không chỉ cần cù chịu khó để tạo lập cuộc sống mà còn làm nhiều việc ý nghĩa giúp xóm làng, cộng đồng và được người đời nhắc nhớ. Ông Lê Văn Hiền ở xứ Bà Ðiều, làng Thạnh Phú (nay là ấp Bà Ðiều, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau) là trường hợp như thế.

Từng bước hoàn chỉnh hạ tầng thiết yếu trên tuyến kênh Lung Lá

Trước những hạn chế về hạ tầng thiết yếu trên tuyến kênh Lung Lá, thuộc địa bàn Khóm 5, phường Tân Xuyên, ngành chức năng thành phố cà Mau đã có những rà soát và định hướng trong thời gian tới nhằm đảm bảo ổn định đời sống người dân nơi đây.

Tập huấn phát hiện sớm bệnh mắt sụp mi, lé ở trẻ em

Ngày 11 và 12/4, tại Bệnh viện Mắt – Da liễu Cà Mau, 40 bác sĩ chuyên khoa Mắt và kỹ thuật viên khúc xạ từ các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện và thành phố tham gia khóa tập huấn chuyên sâu về khám sàng lọc, phát hiện sớm các bệnh lý mắt thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là sụp mi và lé.