ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 29-4-25 10:31:49
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðảm bảo nước sạch sinh hoạt

Báo Cà Mau Cà Mau là tỉnh duy nhất trong khu vực không có nguồn nước ngọt bổ sung từ hệ thống sông Mê Kông. Do đó, những năm qua, bước vào mùa khô, một số khu vực trong tỉnh bị thiếu nước và khó khăn trong tiếp cận nguồn nước sinh hoạt.

Đối với tỉnh Cà Mau, nguồn nước ngầm được cấp từ công trình khai thác tập trung, chủ yếu do 2 đơn vị cung cấp, gồm Công ty Cổ phần Cấp nước Cà Mau (cấp nước cho các khu vực đô thị, thị trấn, với khoảng 83 ngàn hộ, chiếm 96% hộ dân khu vực đô thị, thị trấn); Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường (cấp nước các khu vực trung tâm xã và các tuyến dân cư nông thôn, với khoảng 40 ngàn hộ, chiếm 18% số hộ dân nông thôn; số hộ còn lại khoảng 180 ngàn hộ, sử dụng từ nước giếng khoan riêng lẻ của hộ gia đình và trữ nước mưa để sinh hoạt).

Từ năm 2016 đến nay, tỉnh đã đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng mạng 17 công trình cấp nước; thiết lập 72 điểm cấp nước tập trung; các tổ chức, cá nhân, mạnh thường quân đã hỗ trợ người dân trên 12 tỷ đồng tiền mặt và bồn chứa nước, cơ bản giải quyết được tình trạng thiếu nước sinh hoạt của người dân.

Từ năm 2016 đến nay, tỉnh đã đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng mạng 17 công trình cấp nước; thiết lập 72 điểm cấp nước tập trung; các tổ chức, cá nhân, mạnh thường quân đã hỗ trợ người dân trên 12 tỷ đồng tiền mặt và bồn chứa nước, cơ bản giải quyết được tình trạng thiếu nước sinh hoạt của người dân.

Tuy nhiên, qua rà soát, hiện có khoảng 55% số công trình phục vụ 14 ngàn hộ dân (nằm trong tổng số 40 ngàn hộ dân ở nông thôn sử dụng nước từ công trình tập trung) bị xuống cấp, cần phải sửa chữa, nâng cấp, cải tạo. Nguyên nhân chủ yếu là do các công trình này sử dụng quá lâu (cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000); phần lớn các công trình này trước đây khi đầu tư hoàn thành giao cho chính quyền cấp xã quản lý, khai thác, nhưng hầu hết hoạt động không hiệu quả, thu không đủ chi, không cân đối được nguồn để duy tu, sửa chữa thường xuyên.

Còn đối với 180 ngàn hộ sử dụng giếng khoan riêng lẻ cũng rất khó kiểm soát, quản lý tài nguyên nước ngầm; nguy cơ ô nhiễm nguồn tài nguyên nước ngầm rất cao (do không trám, lấp đúng quy định); do khai thác riêng lẻ nên không thể đầu tư công trình xử lý nước tập trung đồng bộ, đảm bảo chất lượng nước sạch cho mục đích sinh hoạt theo quy định.

Ðể khắc phục tình trạng này, từ năm 2016 đến nay, tỉnh đã đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng mạng 17 công trình cấp nước với hơn 400  km đường ống ở các huyện; thiết lập 72 điểm cấp nước tập trung; hỗ trợ dụng cụ chứa nước (5.600 bồn chứa nước 1 m3, 20 túi chứa nước dung tích 25 m3, 200 thiết bị lọc nước, 15 máy lọc nước nhiễm mặn); vận chuyển 550 m3 nước ngọt ra đảo Hòn Chuối... Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân, mạnh thường quân đã hỗ trợ người dân trên 12 tỷ đồng tiền mặt và vật chất, cơ bản giải quyết được tình trạng thiếu nước sinh hoạt của người dân ở các khu vực khó tiếp cận nước những năm qua.

Riêng Công ty Cổ phần Cấp nước Cà Mau, để đảm bảo nước sạch sinh hoạt cho người dân, công ty đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, quản lý và đầu tư, cải tạo, nâng cấp, mở rộng mạng đường ống, khoan giếng bổ sung nguồn cung cấp, lắp đặt hệ thống công nghệ bồn lọc xử lý nước... đảm bảo cung cấp nước ổn định, an toàn phục vụ Nhân dân. Tính đến nay, tổng số khách hàng của công ty trên 83 ngàn hộ dân. Trong năm 2024, công ty đã cấp nước thương phẩm hơn 17 triệu m3, tăng 104% so với kế hoạch nhờ phát triển mạng đường ống và tiếp nhận ở các khu dân cư mới.

Người dân xã Ðông Hưng, huyện Cái Nước nhận bồn nước từ Công ty Cổ phần Cấp nước Cà Mau hỗ trợ.

Người dân xã Ðông Hưng, huyện Cái Nước nhận bồn nước từ Công ty Cổ phần Cấp nước Cà Mau hỗ trợ.

Ông Phạm Phước Tài, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Cấp nước Cà Mau, chia sẻ: “Thời gian tới, công ty tiếp tục ứng dụng khoa học - công nghệ, tối ưu hoá vào sản xuất, vận hành, đảm bảo cung cấp nước ổn định và an toàn cho tất cả các khu vực. Ngoài ra, thông qua các phương tiện, kênh thông tin để khuyến khích khách hàng sử dụng nước tiết kiệm, sử dụng dụng cụ chứa nước để tích trữ khi có sự cố về hệ thống cấp nước. Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, quản lý chất lượng nguồn nước tại các nhà máy, trạm cấp nước, mạng đường ống đảm bảo chất lượng nước cấp theo quy chuẩn kỹ thuật địa phương và Bộ Y tế quy định. Ðồng thời, chủ động tiếp nhận các hệ thống cấp nước được UBND tỉnh giao, tiếp tục trình UBND tỉnh tham gia đề xuất đầu tư nhà máy xử lý nước mặt tại hồ chứa nước U Minh, góp phần đảm bảo nguồn nước kịp thời, đầy đủ cho người dân”.

Tuy vậy, theo thống kê, hiện toàn tỉnh còn 1.332 hộ dân khó khăn trong tiếp cận nước sinh hoạt. Trong đó, tại huyện U Minh hiện còn 504 hộ thiếu nước, chủ yếu ở xã Khánh Thuận, với 229 hộ. Các hộ này sinh sống thưa thớt theo các tuyến kênh và trong lâm phần, thuộc khu vực khó khai thác nước ngầm; nước uống chủ yếu sử dụng nước mưa được trữ tại chỗ, nước sinh hoạt thì vận chuyển từ các giếng khoan, các điểm cấp nước tập trung trong khu vực.

Người dân xã Khánh Thuận, huyện U Minh sử dụng nước tích trữ dưới ao để phục vụ sản xuất mùa khô.

Người dân xã Khánh Thuận, huyện U Minh sử dụng nước tích trữ dưới ao để phục vụ sản xuất mùa khô.

Huyện Thới Bình còn 506 hộ, thuộc xã Biển Bạch, hầu hết các hộ này sử dụng nước uống từ nguồn trữ nước mưa trong hộ hoặc lấy từ các điểm trữ nước mưa tập trung; nước sinh hoạt từ nguồn dịch vụ vận chuyển hoặc lấy từ các điểm cấp nước miễn phí tập trung.

Huyện Phú Tân còn 300 hộ thuộc khu vực dân cư sinh sống phân tán, thưa thớt, nước uống chủ yếu sử dụng nước mưa được trữ tại chỗ; trong đó thị trấn Cái Ðôi Vàm 22 hộ, xã Nguyễn Việt Khái 247 hộ, xã Phú Mỹ 31 hộ. Huyện Trần Văn Thời cũng còn 22 hộ thiếu nước (sống trên đảo Hòn Chuối).

Thực tế, nguồn nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn tỉnh chủ yếu từ các nguồn nước ngầm (nước dưới đất) và nước mưa; không có nguồn nước mặt (nước ngọt) thay thế, bổ sung vào mùa khô. Ðặc biệt, một số khu vực không khai thác được nước ngầm hoặc khai thác được nhưng nước ngầm bị nhiễm phèn, mặn, không đảm bảo chất lượng phục vụ sinh hoạt.

Nhằm giải quyết tình trạng khó khăn trong việc tiếp cận nước sinh hoạt của người dân ở một số khu vực trên địa bàn, mới đây UBND tỉnh đề xuất Thường trực Tỉnh uỷ cho ý kiến nhiều phương án: Cấp nước cho các tuyến dân cư sinh sống theo tuyến chưa tiếp cận được nước sinh hoạt, với tổng kinh phí cho các công trình khoảng 15 tỷ đồng; cấp nước cho các hộ dân sinh sống phân tán, bằng cách xây dựng 377 bể lót bạt chứa nước mưa hộ gia đình, phục vụ sinh hoạt cho 337 hộ, tổng mức đầu tư khoảng 6,78 tỷ đồng. Ðồng thời, tập trung nguồn lực đầu tư các công trình cấp nước sạch nông thôn, trong đó đề xuất cho chủ trương chuẩn bị đầu tư một số hạng mục công trình đã xuống cấp, nhằm chủ động trong việc bố trí nguồn vốn phù hợp để triển khai thực hiện đảm bảo nước sạch sinh hoạt cho khoảng 14 ngàn hộ, với nguồn kinh phí dự kiến khoảng 200 tỷ đồng...

 

Hồng Nhung

 

Giáo dục Cà Mau trưởng thành từ gian khó

Những năm đầu sau giải phóng, ngành giáo dục Cà Mau đối mặt với muôn vàn thiếu thốn: cơ sở vật chất tạm bợ, phòng học tranh tre, giáo cụ gần như không có, sách vở khan hiếm; đội ngũ giáo viên vừa thiếu về số lượng, vừa hạn chế về chuyên môn. Với tinh thần “Tất cả vì sự nghiệp trồng người”, cán bộ quản lý và giáo viên toàn tỉnh đã không ngừng nỗ lực, bám trụ với nghề bằng sự kiên trì, tâm huyết và niềm tin vào tương lai con em quê hương.

Tận lực chăm sóc sức khoẻ Nhân dân

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà, cũng như ngành y cả nước, hệ thống y tế Cà Mau qua từng năm đã có những bước phát triển nổi bật. Nhiều cơ sở y tế tại địa phương đã làm chủ những kỹ thuật chuyên sâu; y tế cơ sở, y tế cộng đồng không ngừng được chú trọng đầu tư, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ Nhân dân, đáp ứng nhu cầu tiếp cận dịch vụ y yế ngày càng cao của người dân.

Wonder English Center Chính Thức Khai Trương tại Cà Mau, Cam Kết Phát Triển Toàn Diện Theo Mô Hình "3 Gốc"

Cà Mau – Ngày 18/04/2025, lúc 9 giờ 30 phút, Trung tâm Anh ngữ Wonder (Wonder English Center) đã long trọng tổ chức Lễ Khai trương tại địa chỉ C3A, Khu Trung tâm Hành chính Chính trị (Nội khu Mường Thanh), Phường 9, TP. Cà Mau. Sự kiện đánh dấu bước chân chính thức của Wonder vào lĩnh vực giáo dục tại địa phương, mang theo tâm huyết kiến tạo một môi trường học tập không chỉ chuyên sâu về ngoại ngữ mà còn hướng đến sự phát triển con người toàn diện.

Khơi gợi tình yêu với sách

Sách có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, sách chứa đựng tri thức của nhân loại, kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người. Trải qua hàng ngàn năm từ khi sách được viết, in trên lá, tre, trúc, vải lụa, ngày nay, ngoài xuất bản trên chất liệu giấy, với xu hướng trong kỷ nguyên mới, sách còn được phát triển ở dạng điện tử e-book... Tuy vậy, dù tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào, sách vẫn có vai trò quan trọng.

Cuối tháng 5 sẽ hoàn thành xoá nhà tạm

Với quyết tâm cao, huyện Ðầm Dơi triển khai nhiều giải pháp đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu đến cuối tháng 5 này hoàn thành xoá 698 nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn.

Bàn giao nhà “Nghĩa tình Cựu chiến binh”

Trong sinh khí nô nức thi đua của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân lập thành tích cao nhất kỷ niệm 50 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chiều ngày 22/4, Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh tổ chức lễ bàn giao nhà “Nghĩa tình Cựu chiến binh” thay lời tri ân và nêu cao tinh thần tương thân, tương ái, uống nước nhớ nguồn, một nghĩa cử cao đẹp của dân tộc ta.

Xuôi dòng Gành Hào

Sông Gành Hào bắt nguồn từ trung tâm TP Cà Mau tại ngã ba sông với kênh Quản lộ Phụng Hiệp và Tắc Thủ (còn gọi là ngã ba Chùa Bà). Ðây là con sông dài, ngoằn ngoèo, có nhiều chi lưu, qua nhiều địa phương và một mạch chảy ra biển Ðông.

Xung kích, tình nguyện giúp dân xoá nhà tạm

Qua rà soát, trên địa bàn huyện Cái Nước có tổng số 363 hộ gia đình được thụ hưởng nhà ở theo Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát (Chương trình), trong đó có 275 căn xây mới và số còn lại hỗ trợ sửa chữa. Ðoàn bộ và tuổi trẻ huyện đã tích cực góp sức đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở nhằm giúp hộ nghèo, cận nghèo nhanh chóng có nơi ăn chốn ở ổn định, an tâm lao động sản xuất, vươn lên trong cuộc sống.

“Bữa sáng 0 đồng” ấm tình giáo xứ

Người lao động nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn tại xã Tắc Vân (TP Cà Mau) như được tiếp sức cho một ngày làm việc cực nhọc với bữa ăn sáng ngon miệng do Giáo xứ Tắc Vân phục vụ.

Nuôi dưỡng tình yêu tri thức qua trang sách

Nhằm khơi dậy niềm say mê đọc sách và tạo điều kiện để học sinh tiểu học được tiếp cận tri thức từ sớm, ngành giáo dục huyện Cái Nước đã và đang tích cực đẩy mạnh công tác xã hội hoá thư viện học đường. Những tủ sách thân thiện, với số lượng đầu sách phong phú, sinh động, không chỉ mang lại niềm vui trong học tập mà còn mở ra thế giới tưởng tượng kỳ diệu, nuôi dưỡng tình yêu tri thức trong tâm hồn trẻ nhỏ.