ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 7-7-25 08:21:32
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðảm bảo nước sạch sinh hoạt

Báo Cà Mau Cà Mau là tỉnh duy nhất trong khu vực không có nguồn nước ngọt bổ sung từ hệ thống sông Mê Kông. Do đó, những năm qua, bước vào mùa khô, một số khu vực trong tỉnh bị thiếu nước và khó khăn trong tiếp cận nguồn nước sinh hoạt.

Đối với tỉnh Cà Mau, nguồn nước ngầm được cấp từ công trình khai thác tập trung, chủ yếu do 2 đơn vị cung cấp, gồm Công ty Cổ phần Cấp nước Cà Mau (cấp nước cho các khu vực đô thị, thị trấn, với khoảng 83 ngàn hộ, chiếm 96% hộ dân khu vực đô thị, thị trấn); Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường (cấp nước các khu vực trung tâm xã và các tuyến dân cư nông thôn, với khoảng 40 ngàn hộ, chiếm 18% số hộ dân nông thôn; số hộ còn lại khoảng 180 ngàn hộ, sử dụng từ nước giếng khoan riêng lẻ của hộ gia đình và trữ nước mưa để sinh hoạt).

Từ năm 2016 đến nay, tỉnh đã đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng mạng 17 công trình cấp nước; thiết lập 72 điểm cấp nước tập trung; các tổ chức, cá nhân, mạnh thường quân đã hỗ trợ người dân trên 12 tỷ đồng tiền mặt và bồn chứa nước, cơ bản giải quyết được tình trạng thiếu nước sinh hoạt của người dân.

Từ năm 2016 đến nay, tỉnh đã đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng mạng 17 công trình cấp nước; thiết lập 72 điểm cấp nước tập trung; các tổ chức, cá nhân, mạnh thường quân đã hỗ trợ người dân trên 12 tỷ đồng tiền mặt và bồn chứa nước, cơ bản giải quyết được tình trạng thiếu nước sinh hoạt của người dân.

Tuy nhiên, qua rà soát, hiện có khoảng 55% số công trình phục vụ 14 ngàn hộ dân (nằm trong tổng số 40 ngàn hộ dân ở nông thôn sử dụng nước từ công trình tập trung) bị xuống cấp, cần phải sửa chữa, nâng cấp, cải tạo. Nguyên nhân chủ yếu là do các công trình này sử dụng quá lâu (cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000); phần lớn các công trình này trước đây khi đầu tư hoàn thành giao cho chính quyền cấp xã quản lý, khai thác, nhưng hầu hết hoạt động không hiệu quả, thu không đủ chi, không cân đối được nguồn để duy tu, sửa chữa thường xuyên.

Còn đối với 180 ngàn hộ sử dụng giếng khoan riêng lẻ cũng rất khó kiểm soát, quản lý tài nguyên nước ngầm; nguy cơ ô nhiễm nguồn tài nguyên nước ngầm rất cao (do không trám, lấp đúng quy định); do khai thác riêng lẻ nên không thể đầu tư công trình xử lý nước tập trung đồng bộ, đảm bảo chất lượng nước sạch cho mục đích sinh hoạt theo quy định.

Ðể khắc phục tình trạng này, từ năm 2016 đến nay, tỉnh đã đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng mạng 17 công trình cấp nước với hơn 400  km đường ống ở các huyện; thiết lập 72 điểm cấp nước tập trung; hỗ trợ dụng cụ chứa nước (5.600 bồn chứa nước 1 m3, 20 túi chứa nước dung tích 25 m3, 200 thiết bị lọc nước, 15 máy lọc nước nhiễm mặn); vận chuyển 550 m3 nước ngọt ra đảo Hòn Chuối... Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân, mạnh thường quân đã hỗ trợ người dân trên 12 tỷ đồng tiền mặt và vật chất, cơ bản giải quyết được tình trạng thiếu nước sinh hoạt của người dân ở các khu vực khó tiếp cận nước những năm qua.

Riêng Công ty Cổ phần Cấp nước Cà Mau, để đảm bảo nước sạch sinh hoạt cho người dân, công ty đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, quản lý và đầu tư, cải tạo, nâng cấp, mở rộng mạng đường ống, khoan giếng bổ sung nguồn cung cấp, lắp đặt hệ thống công nghệ bồn lọc xử lý nước... đảm bảo cung cấp nước ổn định, an toàn phục vụ Nhân dân. Tính đến nay, tổng số khách hàng của công ty trên 83 ngàn hộ dân. Trong năm 2024, công ty đã cấp nước thương phẩm hơn 17 triệu m3, tăng 104% so với kế hoạch nhờ phát triển mạng đường ống và tiếp nhận ở các khu dân cư mới.

Người dân xã Ðông Hưng, huyện Cái Nước nhận bồn nước từ Công ty Cổ phần Cấp nước Cà Mau hỗ trợ.

Người dân xã Ðông Hưng, huyện Cái Nước nhận bồn nước từ Công ty Cổ phần Cấp nước Cà Mau hỗ trợ.

Ông Phạm Phước Tài, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Cấp nước Cà Mau, chia sẻ: “Thời gian tới, công ty tiếp tục ứng dụng khoa học - công nghệ, tối ưu hoá vào sản xuất, vận hành, đảm bảo cung cấp nước ổn định và an toàn cho tất cả các khu vực. Ngoài ra, thông qua các phương tiện, kênh thông tin để khuyến khích khách hàng sử dụng nước tiết kiệm, sử dụng dụng cụ chứa nước để tích trữ khi có sự cố về hệ thống cấp nước. Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, quản lý chất lượng nguồn nước tại các nhà máy, trạm cấp nước, mạng đường ống đảm bảo chất lượng nước cấp theo quy chuẩn kỹ thuật địa phương và Bộ Y tế quy định. Ðồng thời, chủ động tiếp nhận các hệ thống cấp nước được UBND tỉnh giao, tiếp tục trình UBND tỉnh tham gia đề xuất đầu tư nhà máy xử lý nước mặt tại hồ chứa nước U Minh, góp phần đảm bảo nguồn nước kịp thời, đầy đủ cho người dân”.

Tuy vậy, theo thống kê, hiện toàn tỉnh còn 1.332 hộ dân khó khăn trong tiếp cận nước sinh hoạt. Trong đó, tại huyện U Minh hiện còn 504 hộ thiếu nước, chủ yếu ở xã Khánh Thuận, với 229 hộ. Các hộ này sinh sống thưa thớt theo các tuyến kênh và trong lâm phần, thuộc khu vực khó khai thác nước ngầm; nước uống chủ yếu sử dụng nước mưa được trữ tại chỗ, nước sinh hoạt thì vận chuyển từ các giếng khoan, các điểm cấp nước tập trung trong khu vực.

Người dân xã Khánh Thuận, huyện U Minh sử dụng nước tích trữ dưới ao để phục vụ sản xuất mùa khô.

Người dân xã Khánh Thuận, huyện U Minh sử dụng nước tích trữ dưới ao để phục vụ sản xuất mùa khô.

Huyện Thới Bình còn 506 hộ, thuộc xã Biển Bạch, hầu hết các hộ này sử dụng nước uống từ nguồn trữ nước mưa trong hộ hoặc lấy từ các điểm trữ nước mưa tập trung; nước sinh hoạt từ nguồn dịch vụ vận chuyển hoặc lấy từ các điểm cấp nước miễn phí tập trung.

Huyện Phú Tân còn 300 hộ thuộc khu vực dân cư sinh sống phân tán, thưa thớt, nước uống chủ yếu sử dụng nước mưa được trữ tại chỗ; trong đó thị trấn Cái Ðôi Vàm 22 hộ, xã Nguyễn Việt Khái 247 hộ, xã Phú Mỹ 31 hộ. Huyện Trần Văn Thời cũng còn 22 hộ thiếu nước (sống trên đảo Hòn Chuối).

Thực tế, nguồn nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn tỉnh chủ yếu từ các nguồn nước ngầm (nước dưới đất) và nước mưa; không có nguồn nước mặt (nước ngọt) thay thế, bổ sung vào mùa khô. Ðặc biệt, một số khu vực không khai thác được nước ngầm hoặc khai thác được nhưng nước ngầm bị nhiễm phèn, mặn, không đảm bảo chất lượng phục vụ sinh hoạt.

Nhằm giải quyết tình trạng khó khăn trong việc tiếp cận nước sinh hoạt của người dân ở một số khu vực trên địa bàn, mới đây UBND tỉnh đề xuất Thường trực Tỉnh uỷ cho ý kiến nhiều phương án: Cấp nước cho các tuyến dân cư sinh sống theo tuyến chưa tiếp cận được nước sinh hoạt, với tổng kinh phí cho các công trình khoảng 15 tỷ đồng; cấp nước cho các hộ dân sinh sống phân tán, bằng cách xây dựng 377 bể lót bạt chứa nước mưa hộ gia đình, phục vụ sinh hoạt cho 337 hộ, tổng mức đầu tư khoảng 6,78 tỷ đồng. Ðồng thời, tập trung nguồn lực đầu tư các công trình cấp nước sạch nông thôn, trong đó đề xuất cho chủ trương chuẩn bị đầu tư một số hạng mục công trình đã xuống cấp, nhằm chủ động trong việc bố trí nguồn vốn phù hợp để triển khai thực hiện đảm bảo nước sạch sinh hoạt cho khoảng 14 ngàn hộ, với nguồn kinh phí dự kiến khoảng 200 tỷ đồng...

 

Hồng Nhung

 

Thiết bị ngành nước song phụng

Thêm 3 cây cầu, 1 mái ấm từ Tổ chức The Corea Peace3000

Ngày 3/7, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau phối hợp cùng Tổ chức The Corea Peace3000 (Hàn Quốc) và chính quyền địa phương bàn giao nhà tình thương cho hộ nghèo tại xã Sông Đốc và khánh thành 3 cây cầu giao thông nông thôn tại xã Khánh An.

Sai lầm trong sơ cứu rắn cắn - Hậu quả khó lường

Mùa hè là thời điểm trẻ em nghỉ học, vui chơi nhiều hơn nên cũng là lúc dễ xảy ra các tai nạn ngoài ý muốn, trong đó có những tình huống nguy hiểm nhưng thường bị xem nhẹ, đó là bị rắn cắn.

Mối đe doạ thầm lặng với trẻ nhỏ

Hút thuốc lá không chỉ là thói quen có hại với chính người hút thuốc mà còn là nguyên nhân gây ra nhiều hệ luỵ nghiêm trọng cho những người xung quanh, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Thầm lặng gieo sự sống

Nhiều lần hiến máu; tích cực vận động, tuyên truyền trong xã hội về ý nghĩa của hiến máu nhân đạo..., đó là hành trình miệt mài, không ngừng nghỉ của anh Huỳnh Tiến Sơn. Anh vinh dự là 1 trong 100 đại biểu toàn quốc được Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện (HMTN) tôn vinh Người HMTN tiêu biểu toàn quốc năm 2025.

Kiểm tra công tác tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn        

Chiều 2/7, đoàn giám sát Trung ương về tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn do ông Lưu Đình Quý, Tổ trưởng tổ thu thập và xử lý dữ liệu điều tra thống kê, Ban điều tra thống kê làm trưởng đoàn đến kiểm tra công tác tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn 2025 tại tỉnh Cà Mau.  

Liên hiệp Hữu nghị tỉnh Cà Mau tiếp và làm việc với đoàn Tổ chức The Corea Peace3000

Tiếp và làm việc với Đoàn Tổ chức The Corea Peace3000 do ông Park Chang II, Trưởng đại diện dẫn đoàn chiều 2/7, ông Nguyễn Đồng Khởi, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau bày tỏ mong muốn Tổ chức The Corea Peace3000 sẽ tiếp tục đồng hành cùng tỉnh Cà Mau trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong đó, nhu cầu về nhà ở lên tới 686 căn và 99 cây cầu giao thông nông thôn.

Nuôi cá bảy màu phòng bệnh sốt xuất huyết

Hằng năm, đến mùa mưa, muỗi vằn phát triển mạnh, nguy cơ dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) bùng phát cao. Những năm qua, ngành y tế Cà Mau đẩy mạnh các giải pháp phòng bệnh, trong đó, mô hình nuôi cá bảy màu diệt lăng quăng dễ thực hiện, mang lại hiệu quả cao.

Những xã, phường “đặc biệt”

Tỉnh Cà Mau (mới) có diện tích tự nhiên hơn 7.942 km2, quy mô dân số trên 2,6 triệu người. Sau khi sáp nhập, tỉnh Cà Mau có 64 đơn vị hành chính cấp xã (9 phường, 55 xã), trong đó phường Bạc Liêu có diện tích nhỏ nhất nhưng dân số đông nhất và xã Ðất Mũi - xã cuối cùng nơi địa đầu cực Nam Tổ quốc là xã có diện tích lớn nhất tỉnh. Ðặc biệt, trong 64 xã, phường mới của Cà Mau chỉ có duy nhất xã Hồ Thị Kỷ được giữ nguyên không sáp nhập.

Chung dòng phù sa...

Sau bao lần hợp - tách, lần gần nhất cũng cách nay 28 năm thời chung tên tỉnh Minh Hải, Cà Mau - Bạc Liêu như anh em ruột thịt, nay về chung một nhà với tên gọi Cà Mau.

Khánh thành, bàn giao 51 căn nhà tại xã Khánh An

Chiều nay (ngày 1/7), Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) phối hợp với UBND xã Khánh An, tỉnh Cà Mau tiếp tục tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao 51 căn nhà Đại đoàn kết cho các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã.