ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 6-5-25 09:51:51
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giúp trẻ mắc sởi nhanh phục hồi

Báo Cà Mau Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ với biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, chán ăn. Trong quá trình điều trị và phục hồi sau sởi, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Chế độ ăn uống đầy đủ và hợp lý không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, mà còn góp phần bù đắp lượng dinh dưỡng đã mất, hỗ trợ cơ thể nhanh chóng phục hồi và hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, trong thời gian trẻ mắc sởi, bữa ăn cần đảm bảo đầy đủ và cân đối giữa 4 nhóm thực phẩm chính theo mô hình “ô vuông thức ăn” bao gồm, nhóm ngũ cốc, khoai củ (glucid): Cung cấp năng lượng, muối khoáng và đường. Nhóm đạm (protein): Bao gồm đạm động vật (thịt, cá, trứng, sữa) và đạm thực vật (đậu, đỗ). Nhóm chất béo (lipid): Dầu ăn, mỡ, bơ giúp hấp thu vitamin tan trong dầu như A, D, E, K. Nhóm vitamin, khoáng chất và chất xơ: Chủ yếu từ rau xanh và trái cây tươi. Ðặc biệt, trong quá trình cung cấp dưỡng chất, Protein đóng vai trò xây dựng và phục hồi các tế bào bị tổn thương, đồng thời hỗ trợ nâng cao miễn dịch.

Việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ mắc sởi cần được phụ huynh quan tâm nhiều hơn.

Việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ mắc sởi cần được phụ huynh quan tâm nhiều hơn.

Bác sĩ CKI Nguyễn Kim Loan, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, cho biết: “Khi trẻ bị sởi, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ cơ thể phục hồi nhanh chóng. Trước hết, cha mẹ nên chú ý bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin A, C, kẽm và sắt, đây là những vi chất thiết yếu giúp cơ thể chống lại virus và nâng cao hệ miễn dịch. Việc tăng cường rau củ quả tươi, thực phẩm giàu đạm và khoáng chất trong bữa ăn hằng ngày là điều cần thiết”.

Trẻ bị sởi thường sốt cao và dễ mất nước, do đó cha mẹ cần đảm bảo cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày. Ngoài nước lọc, có thể bổ sung thêm nước ép trái cây tươi, cháo loãng hoặc nước điện giải để bù nước và giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Vì trẻ thường bị loét miệng, mệt mỏi và chán ăn khi mắc sởi, thức ăn nên được chế biến mềm, dễ nuốt và dễ tiêu hoá như cháo, súp hoặc cơm nhão. Ngoài ra, cần chú trọng đến việc chế biến thực phẩm sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn, nhất là khi hệ miễn dịch của trẻ đang bị suy yếu. Một lưu ý quan trọng nữa, là thay vì ép trẻ ăn đủ ba bữa lớn, cha mẹ nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày. Việc này không chỉ giúp trẻ dễ ăn hơn mà còn giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý tránh cho trẻ ăn các thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu vì dễ làm tổn thương niêm mạc miệng. Những món chiên rán nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối, đường và chất béo không lành mạnh cũng không phù hợp trong giai đoạn này. Nước ngọt có gas có thể gây đầy hơi, khó tiêu và các loại thực phẩm dễ gây dị ứng tuyệt đối không nên dùng nếu trẻ có tiền sử dị ứng.

Theo Bác sĩ Loan: “Ðối với dinh dưỡng cho trẻ từ 6-24 tháng tuổi, trẻ trong độ tuổi này vẫn cần tiếp tục được bú mẹ thường xuyên hơn. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá, giúp cung cấp kháng thể và năng lượng cần thiết. Ðồng thời, chế độ dinh dưỡng của người mẹ cũng cần đảm bảo đầy đủ và cân bằng để sữa có chất lượng tốt nhất”.

Dinh dưỡng hợp lý là liều thuốc bổ quan trọng giúp trẻ vượt qua sởi một cách nhẹ nhàng và nhanh chóng hồi phục. Phụ huynh hãy chú trọng đến chế độ ăn uống hằng ngày, đồng thời kết hợp chăm sóc toàn diện để bảo vệ sức khoẻ con yêu.


Sau khi khỏi sởi, cơ thể trẻ rất cần được bù đắp dinh dưỡng đã mất. Vì vậy, hãy cho trẻ ăn thường xuyên hơn so với bình thường, khuyến khích trẻ ăn thêm một bữa mỗi ngày trong ít nhất một tháng hoặc cho đến khi trẻ tăng trưởng trở lại bình thường. Phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng sức khoẻ cụ thể của trẻ. Việc theo dõi phản ứng sau mỗi bữa ăn là cần thiết. Nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường, cần ngưng sử dụng thực phẩm nghi ngờ và đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời. Bên cạnh đó, việc giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống cũng đóng vai trò quan trọng. Trẻ cần được tắm rửa sạch sẽ, vệ sinh răng miệng hằng ngày và có không gian chơi riêng nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người khác.


Yến Nhi - Hữu Nghĩa

 

Thi đua vì sức khoẻ Nhân dân

Thực hiện Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 và các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội do HÐND, UBND tỉnh, Bộ Y tế giao hằng năm, ngành y tế Cà Mau xác định công tác thi đua, khen thưởng là một trong những giải pháp quan trọng, nhằm khơi dậy tinh thần trách nhiệm, phát huy sức mạnh đoàn kết, khuyến khích đổi mới, sáng tạo, cống hiến của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ Nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới.

Tận lực chăm sóc sức khoẻ Nhân dân

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà, cũng như ngành y cả nước, hệ thống y tế Cà Mau qua từng năm đã có những bước phát triển nổi bật. Nhiều cơ sở y tế tại địa phương đã làm chủ những kỹ thuật chuyên sâu; y tế cơ sở, y tế cộng đồng không ngừng được chú trọng đầu tư, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ Nhân dân, đáp ứng nhu cầu tiếp cận dịch vụ y yế ngày càng cao của người dân.

Không để bệnh dại bùng phát diện rộng

Thông tin từ UBND xã Ðất Mới, huyện Năm Căn, vào ngày 7/4, trên địa bàn ấp Ông Chừng xảy ra trường hợp bị chó cắn và cho kết quả dương tính với bệnh dại. Hiện nay, ngành chức năng huyện tập trung triển khai thực hiện các bước phòng, chống dịch theo quy định, không để bệnh dại bùng phát trên diện rộng.

Bệnh viện Đa khoa Cà Mau tổ chức hiến máu tình nguyện

Sáng nay (17/4), Công đoàn, Đoàn cơ sở Bệnh viện Đa khoa Cà Mau phối hợp với Bệnh viện huyết học - truyền máu TP Cần Thơ, Ban chỉ đạo vận động Hiến máu tình nguyện tỉnh Cà Mau tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện.

Phát động Tháng Hành động vì an toàn thực phẩm 2025       

Sáng 15/4, tại thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025. Đây là đơn vị chỉ đạo điểm của tỉnh Cà Mau.

Tập huấn phát hiện sớm bệnh mắt sụp mi, lé ở trẻ em

Ngày 11 và 12/4, tại Bệnh viện Mắt – Da liễu Cà Mau, 40 bác sĩ chuyên khoa Mắt và kỹ thuật viên khúc xạ từ các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện và thành phố tham gia khóa tập huấn chuyên sâu về khám sàng lọc, phát hiện sớm các bệnh lý mắt thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là sụp mi và lé.

Nâng chất hoạt động y tế dự phòng

Hiện nay, Trung tâm Y tế huyện Năm Căn được cấp trên đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động tại trụ sở mới; cơ sở vật chất 8/8 trạm y tế xã, thị trấn khang trang, với tổng số 38 giường bệnh; duy trì 100% trạm y tế có bác sĩ, hộ sinh hoặc y sĩ sản - nhi; 100% ấp, khóm có nhân viên y tế hoạt động; 100% xã, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế; trạm y tế từng bước hoạt động theo nguyên lý y học gia đình.

Bệnh viện Đa khoa Cà Mau đạt yêu cầu thẩm định bệnh án điện tử

Chiều 30/3, đoàn công tác Hội Tin học y tế Việt Nam thẩm định do ông Trần Quý Tường, Chủ tịch Hội, dẫn đầu đến thẩm định điều kiện đảm bảo triển khai Bệnh án điện tử (EMR) tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau.

Nâng cao hiệu quả công tác dự phòng

Suốt nhiều năm qua, Trung tâm Y tế TP Cà Mau luôn thực hiện phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, “phòng dịch hơn chống dịch” và đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần tích cực chăm sóc sức khoẻ cho Nhân dân. Ðiển hình như năm 2024, trên địa bàn TP Cà Mau chỉ xảy ra 181 ca bệnh sốt xuất huyết (năm 2023 là 241 ca); 540 ca bệnh tay chân miệng (năm 2023 là 871 ca); không có ca Covid-19 (năm 2023 có 52 ca)...

Mít tinh hưởng ứng Tháng Hành động phòng, chống bệnh sởi năm 2025

Sáng 26/3/2025, tại thị trấn Sông Đốc, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức mít tinh hưởng ứng Tháng Hành động truyền thông phòng, chống bệnh sởi và tiêm vắc xin phòng, chống bệnh sởi năm 2025.