ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 8-11-24 02:11:57
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xoá nhà tạm, nhà dột nát - Đúng, đủ, công khai và minh bạch

Báo Cà Mau “Quá trình rà soát đối tượng thụ hưởng của chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát phải đảm bảo đầy đủ, đúng đối tượng, công khai và minh bạch, nơi nào để thiếu sót đối tượng thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm”, đó là ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch phụ trách điều hành UBND tỉnh Lâm Văn Bi tại Hội nghị kiểm điểm công tác chỉ đạo điều hành tháng 10 và 10 tháng năm 2024 của UBND tỉnh vào ngày 6/11. Dự và cùng chủ trì hội nghị còn có các Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử, Nguyễn Minh Luân.

Các Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi, Lê Văn Sử, Nguyễn Minh Luân chủ trì hội nghị.

Đánh giá tại hội nghị cho thấy, kinh tế - xã hội của tỉnh 10 tháng năm 2024 tiếp tục tăng trưởng và phát triển. Trong đó, đáng ghi nhận là, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 20,3%; kim ngạch xuất khẩu tăng 9,9%; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,2%, nhất là sản lượng chế biến tôm tăng 5,6% so cùng kỳ, sản lượng khí thương phẩm tăng 3,8%, sản lượng điện sản xuất tăng 5 %, sản lượng phân bón tăng 11,6% so cùng kỳ…

Các đại biểu là lãnh đạo các sở, ngành dự hội nghị phía đầu cầu trực tiếp của tỉnh.

Ngoài ra, trên lĩnh vực văn hoá - xã hội cũng đạt được nhiều kết quả quan trọng. Công tác chăm lo cho các đối tượng người có công, bảo trợ xã hội được quan tâm thực hiện. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản tiếp tục được chú trọng; phong trào thể thao thành tích cao đạt nhiều kết quả; quốc phòng, an ninh tiếp tục được giữ vững...

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh còn gặp một số khó khăn, hạn chế. Cụ thể như: tình hình thời tiết diễn biến phức tạp; sạt lở bờ biển, bờ sông vẫn còn tiếp diễn gây ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động sản xuất của người dân; trên lĩnh vực tổ chức sản xuất, việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị chưa đi vào chiều sâu, liên kết giữa các chủ thể tham gia thiếu bền vững; công tác xúc tiến đầu tư, kết nối và phát triển sản phẩm du lịch chậm chuyển biến, chưa tạo được bước đi mới, đột phá trong lĩnh vực du lịch...

Một trong những nội dung quan trọng được nhiều đại biểu quan tâm là việc triển khai thực hiện chủ trương xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân cho biết, mục tiêu tỉnh đặt ra là đến hết tháng 8/2025 là phải hoàn thành con số đã ấn định 3.995 căn; trong đó, xây mới 3.253 căn và sửa chữa 742 căn, với mức hỗ trợ 50 triệu đồng/căn đối với xây mới và 25 triệu đồng/căn đối với sửa chữa. Theo đó, có 3 nhóm đối tượng thụ hưởng hỗ trợ nhà ở gồm người có công với cách mạng, hộ theo các chương trình mục tiêu quốc gia và hộ có nhà tạm, nhà dột nát.

Nguồn vốn cần để thực hiện theo định mức và tiêu chuẩn là 181 tỷ đồng. Đến nay, từ các nguồn vốn Trung ương và các nguồn khác là khoảng 130 tỷ đồng. Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi nhận định, nguồn kinh phí hiện nay không đáng lo ngại; quan trọng nhất chính là giải pháp triển khai thực hiện, nhất là việc xét quyệt phải đúng đối tượng, đúng quy định, công khai, minh bạch… Phải coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp uỷ, chính quyền, các cấp, các ngành nhằm lập thành tích thiết thực chào mừng những ngày lễ lớn và chào mừng đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân chỉ đạo: “Việc xét duyệt các đối tượng trong chương trình phải đúng đối tượng, công khai, minh bạch, đúng quy định, tránh để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực, tham nhũng”.

Với tầm quan trọng và ý nghĩa của chương trình, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị 22 về đẩy mạnh triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh đến năm 2025. Theo đó, trong Chỉ thị, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ yêu cầu gắn trách nhiệm của người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền các cấp trong việc triển khai thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn. Đồng thời, các cấp, các ngành và địa phương, chủ động huy động nguồn lực xã hội hoá kết hợp với nguồn lực của Nhà nước để chung tay xoá nhà tạm, nhà dột nát cho người dân trên địa bàn.

Để thực hiện Chỉ thị của Ban Thường vụ đạt kết quả cao nhất, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân chỉ đạo, các cấp uỷ tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm hỗ trợ và thực hiện xoá nhà tạm, nhà dột nát đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, đúng quy định, tránh để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm nếu có. Đồng thời, biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các điển hình, tập thể, hộ gia đình, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc trong thực hiện xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.

Giải ngân vốn đầu tư công cũng là nội dụng được nhiều đại biểu quan tâm trong hội nghị. Ông Nguyễn Đức Thánh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tiến độ giải ngân đến ngày 31/10/2024 tương đương 50,1% kế hoạch vốn, cao hơn tỷ lệ giải ngân chung của cả nước (47,19%), nhưng thấp hơn cùng kỳ năm 2023 (62,3%). Qua thống kê có rất nhiều nguyên nhân, từ đó khả năng giải ngân đạt tỷ lệ trên 95% theo kế hoạch là rất khó.

Những hộ dân bị ảnh hưởng thiên tai, khó khăn về nhà ở là một trong những đối tượng được hỗ trợ nhà trong chương trình này. (Ảnh chụp tại thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân vào tháng 11/2023)

Kết thúc hội nghị, Phó chủ tịch phụ trách UBND tỉnh Lâm Văn Bi chỉ đạo, các sở, ngành và địa phương rà lại tất cả những khó khăn, vướng mắc của năm 2024 liên quan đến phân bổ ngân sách, giải ngân vốn đầu tư công và khắc phục ngay, không để xảy ra vào năm 2025. Đồng thời, trong giao nhiệm vụ, kinh tế - xã hội, ngân sách… thời gian tới phải đảm bảo tính khả thi của từng công việc cụ thể. Riêng đối với thu ngân sách từ nguồn sử dụng đất, tiến hành ra soát và làm rỏ trách nhiệm đối với những nơi còn chậm và có nguy cơ mất nguồn thu, có báo cáo vào cuối tháng 11.

Riêng đối với chương trình xoá nhà tạm, việc ra soát danh sách người dân được thụ hưởng phải kết thúc vào ngày 11/11; ngày 15/11 UBND tỉnh sẽ có thông báo số tiền hỗ trợ cho các huyện và TP Cà Mau. Quá trình rà soát phải đảm đảm đầy đủ, đúng đối tượng, công khai và minh bạch,… nơi đâu để thiếu sót đối tượng thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm. Riêng đối với những hộ gia đình chính sách, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng tính toán, không để xảy ra tình trạng hộ gia đình chính sách không có đất để xây nhà.

Nguyễn Phú

 

Thi đua sáng tạo, góp sức xây dựng quê hương

Với chủ đề “Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công của Đại hội Mặt trận quốc Việt Nam các cấp”, từ ngày 1- 18/11/2024, tại địa bàn các khu dân cư trong tỉnh diễn ra hoạt động Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc. Ngày hội được chuẩn bị chu đáo, thiết thực với nhiều hình thức phong phú, tạo sinh khí vui tươi, phấn khởi trong Nhân dân.

Khoảng 863 tỷ đồng cho thu hồi đất xây dựng Cảng Hàng không Cà Mau

“Khi Cảng hàng không Cà Mau được nâng cấp, mở rộng hoàn thành sẽ khai thác được các loại tàu bay lớn, kết nối với các địa phương trọng điểm của đất nước, rút ngắn khoảng cách, góp phần phát triển du lịch, thu hút đầu tư, giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách cho địa phương…”, ông Trần Công Khanh, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư nêu tại buổi thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh) vào chiều 6/11 về chủ trương đầu tư Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để mở rộng, nâng cấp Cảng Hàng không Cà Mau.

Các hoạt động của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 được tổ chức từ ngày 9 đến 13/3/2025 với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới”, có nhiều chương trình hấp dẫn. Qua 8 lần tổ chức, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột đã trở thành sự kiện nổi bật của ngành cà phê Việt Nam, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với người dân, du khách trong nước và quốc tế.

“Vũ khúc dã quỳ - Chư Đang Ya 2024” - Nổi bật vẻ đẹp Gia Lai kỳ vĩ

Chương trình nghệ thuật “Vũ khúc dã quỳ - Chư Đang Ya 2024” diễn ra tại khu vực Nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) hứa hẹn mang đến điểm nhấn ấn tượng cho “Tuần lễ Hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya” của tỉnh Gia Lai, đồng thời nổi bật vẻ đẹp kỳ vĩ của vùng đất này.

Xoá nhà tạm, nhà dột nát - Đúng, đủ, công khai và minh bạch

“Quá trình rà soát đối tượng thụủ hưởng của chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát phải đảm bảo đầy đủ, đúng đối tượng, công khai và minh bạch, nơi nào để thiếu sót đối tượng thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm”, đó là ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch phụ trách điều hành UBND tỉnh Lâm Văn Bi tại Hội nghị kiểm điểm công tác chỉ đạo điều hành tháng 10 và 10 tháng năm 2024 của UBND tỉnh vào ngày 6/11. Dự và cùng chủ trì hội nghị còn có các Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử, Nguyễn Minh Luân.

 Khơi gợi niềm tự hào về lịch sử địa phương

Hưởng ứng các hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm tập kết ra Bắc (1954-2024), sáng nay (6/11), tại Trung tâm Văn hoá xã Trí Phải, huyện Thới Bình, Bảo tàng tỉnh Cà Mau phối hợp Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Thới Bình tổ chức ngoại khoá về di tích Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam, kết hợp trưng bày hình ảnh, tư liệu về Hoàng Sa, Trường Sa.

Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện áp dụng từ ngày 1/1/2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 143/2024/NĐ-CP quy định về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động (gọi tắt là bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện).

Chính thức công bố Bộ Pháp điển Việt Nam

Chiều nay, 5/11, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã dự Hội nghị tổng kết nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2019-2023 và công bố Bộ Pháp điển Việt Nam - công cụ tra cứu pháp luật được xây dựng trong 10 năm.

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả'

Báo Cà Mau trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề "Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả".

Luôn là nhịp cầu nối giữa chính quyền địa phương với đồng bào dân tộc thiểu số

Phát biểu tại tại buổi họp mặt người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Cà Mau chiều 5/11, ông Trần Hoàng Nhỏ, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, cho biết: «Trên địa bàn tỉnh hiện có 66 người có uy tín được công nhận. Sự phát triển chung của đồng bào dân tộc thiểu số có đóng góp quan trọng từ người có uy tín tại các địa phương. Song song đó, chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS cũng được quan tâm thực hiện đúng và đủ”.