ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 15-6-25 21:53:52
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xoá trắng hộ chính sách nghèo

Báo Cà Mau Đến cuối năm 2014, huyện U Minh không còn hộ chính sách thuộc diện nghèo, đây là kết quả sự nỗ lực của đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong huyện.

Đến cuối năm 2014, huyện U Minh không còn hộ chính sách thuộc diện nghèo, đây là kết quả sự nỗ lực của đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong huyện.

Hộ ông Nguyễn Thanh Nhàn, thương binh 4/4, ở ấp 6, xã Khánh Hội, huyện U Minh, là hộ gia đình chính sách vừa thoát nghèo vào cuối năm 2014. Trước đây, do không có đất ở, không tư liệu sản xuất nên dù đã cố gắng nhưng cái nghèo vẫn đeo bám. Năm 2014, ông được xét cấp đất ở, tặng nhà tình nghĩa, giếng nước sinh hoạt. Có chỗ ở ổn định, ông vay vốn mua vỏ, máy để buôn bán. Bên cạnh đó, ông tận dụng diện tích đất xung quanh nhà để trồng màu, nuôi cá và xây chuồng nuôi heo. Nhờ cần cù chịu khó và có ý thức vươn lên, cuộc sống gia đình ông Nhàn ngày một ổn định, ông đã tự nguyện làm đơn xin thoát nghèo.

Có chỗ ở ổn định, vợ chồng ông Nguyễn Thanh Nhàn, ấp 6, xã Khánh Hội, đầu tư mua bán, trồng trọt, chăn nuôi để phát triển kinh tế gia đình.

Ông Nguyễn Thanh Nhàn bộc bạch: “Lúc trước, tôi sống tạm ngoài đê, làm đủ mọi nghề nhưng chỉ đủ sống qua ngày. Ðược sự quan tâm của Ðảng uỷ, UBND và các ban, ngành giúp đỡ hỗ trợ cho tôi được 1.000 m2 đất ở và 1 căn nhà tình nghĩa, tôi phấn khởi lắm. Thoát nghèo rồi, gia đình tôi ráng làm để phát triển kinh tế. Vợ tôi đi bán nước đá, tôi thì trồng trọt, chăn nuôi”.

Ðầu năm 2014, huyện U Minh còn 16 gia đình chính sách thuộc diện hộ nghèo. Trong đó, tập trung nhiều nhất tại xã Khánh Hội với 5 hộ, còn lại các xã, thị trấn có từ 1 đến 3 hộ. Nguyên nhân của các hộ chính sách nghèo được xác định là do lớn tuổi, thiếu tư liệu sản xuất hoặc do bệnh tật.

Ông Trần Hoàng Cáo, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Khánh Hội, cho biết: “Năm rồi, xã có 5 gia đình chính sách thuộc diện nghèo, trong đó có 4 hội viên cựu chiến binh được hỗ trợ đất ở, xây dựng nhà. Nhờ chịu khó làm ăn, quyết chí vươn lên, các hội viên này đã có cuộc sống kinh tế ổn định và đã làm đơn xin thoát nghèo. Ngoài sự hỗ trợ của các ban, ngành, chúng tôi cũng thường xuyên quan tâm, giúp đỡ vốn cho họ làm ăn. Nói chung các hộ này rất có ý thức vươn lên, thực hiện các mô hình thoát nghèo đạt hiệu quả cao. Trước đây họ nghèo là vì chưa có điều kiện để phát triển kinh tế”.

Ông Trần Hoàng Phúc, Phó Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện U Minh, cho biết: “Ngay sau khi rà soát, lập danh sách các hộ chính sách thuộc diện nghèo, Huyện uỷ trực tiếp họp bàn phân công mỗi đảng bộ, chi bộ trực thuộc hỗ trợ các gia đình này. Có nhiều phương án được triển khai như là xây dựng nhà, hỗ trợ sổ tiết kiệm, xét cấp đất sản xuất, đất ở. Ðặc biệt là đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho con em các hộ chính sách thuộc diện hộ nghèo. Từ đó, những hộ này đã có chuyển biến tích cực trong cuộc sống”.

Thời gian qua, huyện đã tranh thủ nguồn vốn từ Trung ương và địa phương để xây cất hàng trăm căn nhà cho các hộ gia đình chính sách, cơ bản giải quyết khó khăn về nhà ở cho các đối tượng này. Riêng từ đầu năm đến nay, huyện đã xuất kinh phí xây cất và sửa chữa 20 căn nhà tình nghĩa, dự kiến bàn giao đúng vào dịp 27/7. Có chỗ ở ổn định không chỉ mang đến sự phấn khởi cho những gia đình chính sách mà đây còn là động lực để họ phấn đấu vươn lên phát triển kinh tế gia đình.

 Ông Trần Hoàng Phúc phấn khởi: “Qua 1 năm triển khai các giải pháp, sự phối hợp của các cấp, các ngành cùng với ý thức vươn lên của các gia đình chính sách, cuối năm 2014, huyện U Minh đã xoá trắng hộ chính sách thuộc diện nghèo. Mặc dù vậy, huyện vẫn tiếp tục phân công các Ðảng uỷ, chi bộ giúp đỡ các hộ trên thoát nghèo bền vững. Riêng ngày 27/7 tới đây, chúng tôi sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực dành cho các đối tượng chính sách nói chung trên địa bàn”.

Theo số liệu thống kê, toàn huyện U Minh có hơn 3.000 trường hợp được hưởng chế độ chính sách, trong đó số đối tượng được nhận trợ cấp hằng tháng là 1.300 trường hợp, còn lại là trợ cấp 1 lần, hoặc thờ cúng liệt sĩ. Các chế độ chính sách đều được huyện giải quyết kịp thời, đúng đối tượng. Huyện đang tiếp tục rà soát các hồ sơ tồn đọng để chi trả chế độ cho người có công; tranh thủ mọi nguồn vốn đẩy nhanh công tác xây dựng, sửa chữa nhà cho các hộ gia đình chính sách.

Bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, huyện U Minh không chỉ hoàn thành mục tiêu xoá trắng hộ chính sách nghèo mà qua đó đã bù đắp lại phần nào những mất mát, hy sinh của những người có công trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc./.

Bài và ảnh: Trần Chương

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

Cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số

Xã Tân Hưng Tây là một trong những đơn vị được đánh giá cao về nỗ lực cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số (CÐS) ở huyện Phú Tân. Thời gian qua, công tác này của xã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, tạo sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.

Cà Mau xếp thứ hạng 28 về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)

Đó là kết quả vừa được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố vào ngày 6/5.

Tạo thuận lợi cho người dân làm TTHC

Thời gian qua, công tác cải cách hành chính (CCHC) được UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện Phú Tân quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, hoạt động.

Ðẩy mạnh cải cách hành chính song hành sắp xếp bộ máy

Phát huy kết quả đạt được đã qua trong công tác CCHC, bước sang năm 2025, Cà Mau tiếp tục đẩy mạnh đổi mới thể chế, sắp xếp bộ máy tinh gọn gắn với xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số, hướng đến kiến tạo một nền hành chính hiện đại, thân thiện và tận tâm phục vụ Nhân dân.