ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 25-6-25 06:05:19
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xót thương cô bé bốn tuổi bị não úng thuỷ

Báo Cà Mau Đó là em Đinh Hồng Bảo Lộc, con của anh Đinh Hồng Lấn và chị Phan Thị Mộng, ở ấp 1, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh. Bé Lộc năm nay đã bốn tuổi, mặc dù bệnh nằm một chỗ nhưng lúc nào em cũng múa tay khi nghe nhạc và nở nụ cười vui vẻ với mọi người, em như muốn hoà nhập với cuộc sống như bao người khác. Nhưng làm sao được khi trong người em đang mang căn bệnh não úng thuỷ, căn bệnh có thể lấy đi mạng sống của em bất cứ lúc nào.

Đó là em Đinh Hồng Bảo Lộc, con của anh Đinh Hồng Lấn và chị Phan Thị Mộng, ở ấp 1, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh. Bé Lộc năm nay đã bốn tuổi, mặc dù bệnh nằm một chỗ nhưng lúc nào em cũng múa tay khi nghe nhạc và nở nụ cười vui vẻ với mọi người, em như muốn hoà nhập với cuộc sống như bao người khác. Nhưng làm sao được khi trong người em đang mang căn bệnh não úng thuỷ, căn bệnh có thể lấy đi mạng sống của em bất cứ lúc nào.

Chị Phan Thị Mộng, mẹ bé Lộc, cho biết: “Khi mang thai những tháng đầu bé Lộc phát triển bình thường, hằng tháng tôi đều đi khám thai định kỳ, nhưng không phát hiện điều bất thường. Mãi đến tháng thứ tám mới phát hiện bé bị bệnh nên tôi đành chấp nhận đón cháu chào đời với căn bệnh hiểm nghèo này. Sau khi sinh cháu hai tháng, tôi có chở cháu lên Bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2 để điều trị, nhưng bác sĩ chỉ định phải phẫu thuật mà căn bệnh này phải phẫu thuật nhiều lần, rất tốn kém, mỗi lần phẫu thuật mất từ 50-70 triệu đồng, không có tiền nên tôi với chồng đành ôm con về chăm sóc cho đến ngày hôm nay”.

Chị Phan Thị Mộng đang chăm sóc bé Đinh Hồng Bảo Lộc.

Càng đáng thương và buồn tủi hơn khi biết hoàn cảnh gia đình chị rất khó khăn. Khi cưới nhau, anh chị mướn nhà ra riêng, hằng ngày chị làm tại Khoa sản Trung tâm Y tế huyện U Minh, còn anh Lấn, chồng chị thì lái xe thuê nhưng vì chạy theo hợp đồng nên lương cố định của anh mỗi tháng chỉ có một triệu đồng. Nếu mọi việc bình thường, với đồng lương của anh chị sẽ đủ vun vén cho nhau, nhưng bé Lộc mang trong mình căn bệnh như thế nên công việc của anh chị thường xuyên bị gián đoạn, thu nhập cũng ít đi và khó khăn lại chồng chất khó khăn.

Để làm việc được nhiều hơn và giảm gánh nặng tiền thuê nhà, thời gian gần đây anh chị đành đưa bé về gửi ông nội chăm sóc. Ông nội bé Lộc năm nay đã 62 tuổi nên việc chăm sóc bé Lộc gặp rất nhiều khó khăn. Ông Đinh Văn Lắm, ông nội bé Lộc, chia sẻ: “Thấy con cháu khó khăn mình thương nên cũng ráng, mẹ cháu đi làm xa nhiều lúc cháu buồn thấy tội nghiệp lắm, chắc có lẽ cái Tết này là cái Tết thứ tư mà cháu tôi không được hưởng”.

Do bệnh đã bốn năm và bé không đi lại được nên ngoài việc đầu phình to, hệ tiêu hoá của cháu bắt đầu có vấn đề, một tuần cháu mới đi cầu được một lần, mỗi lần đi rất khó khăn, mỗi lần đi là mỗi lần chị Mộng rơi nước mắt. Biết làm sao hơn, biết là cháu đau nhưng chị và gia đình cũng đành chấp nhận. Theo tài liệu của các bác sĩ chuyên ngành thì căn bệnh của bé có thể chữa trị nhưng tỷ lệ thành công rất thấp, phải trải qua nhiều lần phẫu thuật, đặt ống dẫn dịch tốn rất nhiều chi phí. Thực tế cũng đã có những bé lớn hơn bé Lộc đã làm phẫu thuật thành công nên cơ hội chữa khỏi bệnh cho bé là vẫn còn. Điều quan trọng hiện nay là với khả năng và công việc của anh Lấn, chị Mộng thì làm sao có tiền điều trị cho bé?

Cảm thông trước hoàn cảnh của gia đình, nhiều tổ chức, cá nhân và người dân trong xóm có nhiều việc làm chia sẻ với gia đình chị, nhưng những gì mà địa phương quyên góp được cũng đủ để chị và gia đình lo cho cháu thêm được miếng ăn, mặc thêm bộ đồ mới và những cái tã để bé khỏi tiểu tiện tràn ra ngoài mỗi khi mẹ vắng nhà. Đó được xem như là sự an ủi với bé lúc này. Điều mà bé và gia đình cần nhất chắc có lẽ là được chữa khỏi bệnh để tiếp tục sống với cuộc đời này.

Ông Đào Quốc Kiểng, Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Phích, cho hay: “Trường hợp của gia đình địa phương nắm rất rõ, địa phương cũng đã có sự quan tâm hỗ trợ, kêu gọi vận động nhiều tổ chức, cá nhân giúp đỡ cháu, nhưng với địa phương khó khăn như Nguyễn Phích thì sự giúp đỡ chữa trị cho cháu Lộc là vượt quá khả năng. Qua đây tôi cũng xin được kêu gọi các nhà hảo tâm trong và ngoài huyện hãy mở rộng vòng tay nhân ái giúp đỡ cháu Lộc làm phẫu thuật để cháu có thể tiếp tục sống như bao đứa trẻ khác cùng lứa tuổi, để những cái Tết năm sau cháu và gia đình được hưởng một cách trọn vẹn”./.

Mọi sự giúp đỡ xin liên hệ: Tổ Từ thiện - Xã hội Báo Cà Mau.

ĐT: 0780.3831066, gặp anh Trầm Nghĩ.

Tài khoản Quỹ từ thiện Báo Cà Mau:

- Tên đơn vị: Báo Cà Mau

- Số tài khoản: 10201-000205255-9

- Mở tại: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Cà Mau.

Bài và ảnh: Trần Thể

Những trang viết, cánh sóng gieo mầm tri thức

Không ồn ào, không phô trương, nhưng báo chí vẫn lặng lẽ trở thành người bạn đồng hành trên hành trình chạm đến ước mơ của biết bao học sinh, sinh viên nghèo. Những bài viết, phóng sự truyền hình không chỉ khắc hoạ chân thực hoàn cảnh, mà còn là nhịp cầu kết nối yêu thương, là ngọn lửa truyền cảm hứng, tiếp sức cho những đôi chân bé nhỏ vượt lên số phận.

Khánh thành lộ giao thông nông thôn và trao nhà tình thương tại xã Khánh Bình Đông

Sáng 21/6, huyện Trần Văn Thời tổ chức lễ khánh thành tuyến lộ giao thông nông thôn bờ Tây kênh Tham Trơi, đoạn đi qua ấp Tham Trơi và Tham Trơi B, xã Khánh Bình Đông. Đồng thời tổ chức bàn giao nhà tình thương cho hộ đặc biệt khó khăn về nhà ở trên địa bàn xã.

Báo chí Cà Mau nối nhịp an sinh

“Nếu không có mấy cháu đến ghi hình, đưa thông tin, thì chắc đến chết tôi cũng không có tiền cất được nhà. Rồi các con tôi, không biết sống sao trong căn nhà mục, dột nát này”. Ðó là câu nói chạm trái tim tôi trong ngày mang niềm vui đến cho gia đình bà Phạm Thị Ðịnh, 74 tuổi, Ấp 1/5, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời.

Khởi động “Hành trình đỏ”

Xuất phát từ tình trạng khan hiếm máu cho điều trị vào mỗi dịp hè, Chương trình “Hành trình đỏ” ra đời và nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các địa phương trong cả nước. Từ lần đầu tiên vào năm 2013 với sự tham gia của 15 tỉnh, thành phố, đến nay đã có 58 tỉnh, thành phố tham gia tổ chức “Hành trình đỏ”, trong đó có tỉnh Cà Mau. Theo đó, đã thực hiện thành công 2.653 điểm hiến máu, thu được hơn 810 ngàn đơn vị máu.

Không chỉ chủ trương mà còn là trách nhiệm

Xã Tân Lộc, huyện Thới Bình hiện có 285 hộ dân là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đang sinh sống. Đa phần bà con làm nghề nông hoặc lao động phổ thông, cuộc sống còn nhiều khó khăn khi thiếu đất sản xuất, việc làm bấp bênh, điều kiện nhà ở xuống cấp. Trước thực trạng đó, chính quyền địa phương đã và đang triển khai nhiều chính sách thiết thực, mang lại chuyển biến tích cực trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Kết nối những tấm lòng

Với thông điệp “Lan toả yêu thương, sẻ chia khó khăn”, trong những ngày đầu tháng 6, Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin tỉnh Cà Mau phối hợp với Hội Phụ nữ Từ thiện TP Hồ Chí Minh tổ chức nhiều hoạt động giàu ý nghĩa nhân văn, mang đến niềm vui, tiếp thêm động lực cho các nạn nhân chất độc da cam (NNCÐDC) và người dân có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương.

Báo Thanh Niên khởi công cầu tại xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời

Sáng 8/6, Báo Thanh Niên cùng các nhà tài trợ tổ chức khởi công cầu kênh Cơi Ba tại xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời. Cây cầu này là niềm mơ ước, chờ đợi nhiều năm qua của các hộ dân địa phương.

Ðồng hành hỗ trợ người yếu thế

Thời gian qua, được sự đồng hành của mạnh thường quân, nhà hảo tâm, những người yếu thế trong xã hội như: người già không nơi nương tựa, trẻ mồ côi, người mắc bệnh hiểm nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn được quan tâm, hỗ trợ kịp thời.

Trao yêu thương - Gửi nụ cười 

Sáng nay (31/5), chương trình “Trao yêu thương - Gửi nụ cười” được tổ chức tại Trường Tiểu học 5 Sông Đốc, thị trấn Sông Đốc, Trần Văn Thời.

Nhiều đoàn công tác của tỉnh thăm, tặng quà trẻ em nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi

Nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6/2025, chiều 30/5, nhiều đoàn công tác của tỉnh đến thăm, tặng quà và động viên các em nhỏ đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Cà Mau, Làng trẻ em SOS, khu lưu cư TP Cà Mau và Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau.