ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 15-4-25 10:57:21
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xử lý nghiêm vi phạm khai thác huỷ diệt

Báo Cà Mau Đến tháng 3/2024, trên địa bàn tỉnh Cà Mau có khoảng 4.500 phương tiện hoạt động các nghề khai thác hải sản; trong đó có trên 1.500 phương tiện đánh bắt xa bờ, còn lại hoạt động trong vùng lộng, khơi và ven bờ.

Mặc dù đã được Bộ đội Biên phòng (BÐBP) và các ngành chức năng địa phương tuyên truyền về tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, nhưng vì lợi ích cá nhân, nhiều chủ phương tiện vẫn cố tình sử dụng các hình thức đánh bắt, khai thác thuỷ sản mang tính huỷ diệt.

Ngoài số phương tiện của tỉnh Cà Mau, hằng ngày, trên vùng biển Cà Mau còn có hàng ngàn phương tiện của các tỉnh lân cận tham gia khai thác thuỷ sản; trong đó có nghề cào mé, te ruốc hoạt động ven bờ. Tưởng chừng đó là hoạt động bình thường, không gây nguy hại đến sinh sản, tạo nguồn lợi thuỷ sản, nhưng chính các loại hình này đang “góp phần” tàn phá môi trường, làm cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản khu vực ven biển. Ðặc biệt, có chủ phương tiện sử dụng chất nổ, hoá chất độc hại, kích điện... để đánh bắt.

Ngày 15/3 vừa qua, lực lượng của Ðồn Biên phòng Sông Ðốc (BÐBP Cà Mau) tổ chức tuần tra dọc theo khu vực gần bờ, từ vàm cửa biển Sông Ðốc (thị trấn Sông Ðốc) đến cửa biển Ðá Bạc (xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời). Lúc này khoảng 22 giờ, qua ánh sáng phát ra từ các phương tiện đánh cá đang hoạt động trên biển, lực lượng tuần tra phát hiện có 3 phương tiện đẩy te có nhiều nghi vấn. Khi tàu tuần tra biên phòng ra hiệu dừng hoạt động để kiểm tra, phát hiện cả 3 phương tiện vỏ gỗ chiều dài từ 7,2 đến 9 m, đều không số hiệu. Các chủ phương tiện có hộ khẩu thuộc các xã, thị trấn ven biển của huyện Trần Văn Thời.

Kiểm tra phương tiện sử dụng kích điện đánh bắt thuỷ sản. Ảnh: HOÀNG TÁ

Ngày 17/3, Ðồn Biên phòng Sông Ðốc tiếp tục phát hiện 3 phương tiện vỏ gỗ, cũng không số hiệu, đang sử dụng kích điện để khai thác thuỷ sản khu vực vùng bờ.

Qua kiểm tra trang thiết bị của 6 phương tiện nói trên, lực lượng làm nhiệm vụ phát hiện hàng chục mét dây điện, bình ắc quy. Các thuyền trưởng không thể giải thích được nguồn gốc, mục đích sử dụng loại trang bị này. Các phương tiện được đưa về cửa biển Sông Ðốc để Ðồn Biên phòng điều tra, xử lý theo quy định.

Theo trình bày và khai báo của ông Nguyễn Thanh Sử (ngụ thị trấn Sông Ðốc), chủ phương tiện vi phạm: “Phương tiện vỏ gỗ này chỉ hoạt động trong thuỷ nội địa, không giấy tờ đăng ký theo quy định. Mục đích ban đầu của phương tiện chủ yếu là để chở người và hàng hoá phục vụ nhu cầu thiết yếu trong gia đình. Sau đó, tôi cải hoán, dùng bộ công cụ kích điện tự chế để khai thác thuỷ sản, nhằm mang lại hiệu quả khai thác cao hơn. Mặc dù đã được tuyên truyền nhiều lần, biết việc sử dụng xung điện khai thác thuỷ sản là vi phạm pháp luật, nhưng do cuộc sống gia đình khó khăn, nên đã cố ý làm liều”.

Đồn Biên phòng Sông Đốc tăng cường tuần tra, kiểm tra các phương tiện hoạt động sai vùng tuyến. Ảnh LÊ KHOA.

Thiếu tá Lê Vũ Khanh, Phó đồn trưởng Ðồn Biên phòng Sông Ðốc, cho biết: "Với hình thức đánh bắt bằng xung điện, tất cả nguồn lợi và ấu trùng sinh vật biển nằm trong khu vực dòng điện 220V phóng ra đều bị giật chết trước khi lọt vào miệng te".

Mấy năm trước, tình trạng sử dụng kích điện để khai thác thuỷ sản ở Cà Mau khá phổ biến, nhưng chỉ tập trung trong vùng nông thôn, nơi có nhiều cá đồng, hoặc trong các kênh, rạch. Trên các vùng biển ven bờ xuất hiện các phương tiện giã cào sử dụng kích điện để đánh bắt nhưng đã được các ngành chức năng và BÐBP phát hiện, ngăn chặn, đồng thời xử lý hàng chục vụ, thu giữ nhiều bộ kích điện.

Gần đây, trên vùng biển tỉnh Cà Mau tiếp tục xuất hiện tình trạng này, đầu năm 2024 đến ngày 15/3/2024, BÐBP Cà Mau phát hiện 12 vụ sử dụng kích điện, xử phạt với số tiền 55 triệu đồng và tịch thu 12 bộ kích điện tự chế, miệng lưới te.

Tang vật là bộ kích điện tự chế của các chủ phương tiện dùng đánh bắt thuỷ sản. Ảnh: HOÀNG TÁ

Nếu như khu vực ven bờ, các phương tiện sử dụng kích điện, thì bên ngoài ở khu vực vùng lộng, vùng khơi, một số phương tiện khác vẫn đang hoạt động gây huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, như hình thức đánh bắt bằng giã cào; hoạt động sai vùng tuyến... BÐBP Cà Mau phát hiện, xử phạt 33 trường hợp vi phạm, với số tiền 1,2 tỷ đồng; trong đó có 19 phương tiện hoạt động sai vùng tuyến bằng các hình thức đánh bắt bằng nghề giã cào, lưới kéo...

Ðại tá Phạm Anh Chương, Chỉ huy trưởng BÐBP Cà Mau, cho biết: “Bộ Chỉ huy BÐBP tỉnh thường xuyên chỉ đạo các đơn vị cơ sở triển khai đồng bộ các biện pháp công tác biên phòng; làm tốt công tác tuyên truyền đến các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn, cũng như bà con ngư dân ngoài tỉnh thấy được trách nhiệm, nâng cao ý thức pháp luật, tự giác chấp hành các quy định. Ðồng thời, khi ra biển hoạt động phải chấp hành nghiêm quy định đảm bảo an toàn cho người, phương tiện; đánh bắt khai thác đúng ngành nghề đăng ký, hoạt động đúng vùng tuyến, có trách nhiệm bảo vệ nguồn tài nguyên trên biển; đặc biệt nghiêm cấm vi phạm vùng biển nước ngoài. Khi phát hiện có tàu thuyền nước ngoài, hoặc các hành vi vi phạm vùng biển Việt Nam, nhanh chóng thông báo cho BÐBP để có biện pháp xử lý. Chỉ đạo các đơn vị tăng cường quản lý, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ người, phương tiện xuất, nhập bến, cập cảng, rời cảng, kịp thời phát hiện xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khai thác thuỷ sản sai quy định”.

Từ ngày 1/1/2023 đến ngày 15/3/2024, BÐBP Cà Mau ra quyết định và tham mưu UBND tỉnh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản 134 trường hợp, phạt tổng số tiền hơn 4 tỷ 342 triệu đồng.

 

Anh Vy

 

Dấu ấn Trường Sa với Nhà Tưởng niệm Bác Hồ

Được đi công tác đến các điểm đảo, nhà giàn ở Trường Sa là vinh dự của nhiều người làm báo trong cả nước, bởi không mấy khi được đến nơi đầu sóng ngọn gió ấy, để ghi nhận những thay đổi của Trường Sa.

Trường Sa của Tổ quốc hiên ngang phía biển Ðông

Trước trận quyết chiến cuối cùng ở hang ổ của Mỹ - nguỵ tại Sài Gòn, có một sự kiện đặc biệt đã diễn ra, mà theo hồi ký của cố Ðại tướng Võ Nguyên Giáp là “ngoài kế hoạch chiến lược ban đầu”, đó là giải phóng quần đảo Trường Sa. Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương và Bộ Tư lệnh giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa có nguỵ quân chiếm đóng đã chỉ đạo nhất quán phương châm “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng” để giải phóng một vùng lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc có vị trí chiến lược về kinh tế, quân sự, góp phần làm nên mùa xuân đại thắng của dân tộc.

Tiến tới khép kín đê, kè bờ biển Tây

Xây dựng đê biển Tây từ Cái Ðôi Vàm đến Kinh Năm và kè phòng, chống sạt lở bờ biển các đoạn xung yếu từ cửa biển Sông Ðốc đến cửa biển Bảy Háp, tỉnh Cà Mau, là rất cần thiết, nhằm kiểm soát triều cường, phòng chống xói lở bờ biển, tạo điều kiện khôi phục đai rừng phòng hộ, giảm nhẹ thiên tai, ổn định sinh kế, đời sống cho cộng đồng dân cư, góp phần phát triển bền vững khu vực ven biển Tây tỉnh Cà Mau trong điều kiện biến đổi khí hậu, dựa trên việc phát huy lợi thế tổng hợp của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Ra Trường Sa xem “Sơn Ca ba nhất”

Trong 21 đảo, điểm đảo trên tổng 33 điểm đóng quân trên Quần đảo Trường Sa, Sơn Ca là hòn đảo nhỏ thân thương có biệt danh “ba nhất”, đó là “xanh nhất, sạch nhất, trắng nhất”.

Công binh trên đảo Hòn Chuối vượt khó, sáng tạo

Binh chủng Công binh là lực lượng đầu ngành toàn quân về xây dựng, nâng cấp, bảo quản, quản lý hệ thống công trình quốc phòng trên khắp mọi miền Tổ quốc, nhất là các công trình nơi biên giới, hải đảo... Tại đảo tiền tiêu Hòn Chuối, chiến sĩ Ðại đội 1 (Tiểu đoàn 885, Lữ đoàn Công binh 83, Quân chủng Hải quân) đang ngày đêm làm nhiệm vụ xây dựng các công trình tăng cường phòng thủ trên đảo. Ðây không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ mà còn là tình cảm đối với vùng hải đảo xa xôi nơi cực Nam Tổ quốc.

Ðảm bảo an toàn rừng trên đảo Hòn Chuối

Không chỉ ở đất liền, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) trên các đảo, trong đó có đảo Hòn Chuối được chủ động triển khai ngay từ đầu mùa khô.

Vượt sóng cả, vì bình yên Tổ quốc

Nơi biên giới biển xa, lực lượng làm nhiệm vụ trên biển kiên cường trước mọi khó khăn, bất chấp thời tiết, để nơi đất liền thêm vững lòng tin khi Tổ quốc luôn được bảo vệ một cách chủ động, cảnh giác trong mọi tình huống từ xa, từ sớm…

Ðến với Trường Sa thân yêu

Cho đến bây giờ, khi gió bấc trở ngọn, đất trời vào xuân, lại gợi lên trong chúng tôi bao nỗi nhớ miên man về Trường Sa thân yêu của Tổ quốc. Vào những ngày đầu tháng 5 (từ ngày 6-12/5/2024) chúng tôi có dịp tháp tùng cùng Ðoàn công tác tỉnh Cà Mau với gần 100 thành viên là cán bộ lãnh đạo ở các sở, ban, ngành, đoàn thể và các huyện, thành phố cùng phóng viên và văn nghệ sĩ, do đồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh dẫn đầu, cùng với Ðoàn công tác của Quân chủng Hải quân đã tổ chức chuyến đến thăm, tặng quà động viên cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1.

Chuyến hải trình đặc biệt

Trước thềm tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chuyến hải trình đặc biệt từ đất liền đến các điểm đảo tiền tiêu phía Tây Nam của Tổ quốc dường như mang mùa xuân đến sớm với cán bộ, chiến sĩ và người dân nơi đảo xa.

Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ thời kỳ mới

Phát huy truyền thống anh hùng và hình ảnh cao đẹp của người lính quân hàm xanh, với tinh thần và trách nhiệm, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau luôn gắn bó, đồng hành cùng người dân vùng biên giới biển, đảo phát triển kinh tế - xã hội, ổn định cuộc sống, xây dựng vùng biên cương nơi cực Nam Tổ quốc ngày càng vững mạnh.