ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 19:14:39
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xu thế mới trong thanh toán

Báo Cà Mau Những năm gần đây, công nghệ tài chính đã trở thành xu thế mới trong thanh toán; trong đó, ví điện tử đã và đang được sử dụng, thay đổi cách thức cung cấp dịch vụ tài chính truyền thống của các ngân hàng. Ðể đáp ứng nhu cầu của người dùng, các ngân hàng đang phối hợp mạnh mẽ với các ví điện tử. Sự hợp tác này mang lại nhiều lợi ích cho cả hai bên, giúp tăng cường trải nghiệm người dùng và thúc đẩy phát triển thị trường.

Các ví điện tử phổ biến như: MoMo,  Viettel Money, ZaloPay, VNPay, ShopeePay, Paypal,  Moca... đã mang đến cho khách hàng nhiều lựa chọn và trải nghiệm tốt hơn.

Tăng cường trải nghiệm người dùng

Hướng đến mục tiêu không dùng tiền mặt trong tương lai, nhiều ứng dụng ví điện tử đã ra đời, dần trở thành phương thức thanh toán được nhiều người ưa chuộng vì sự tiện lợi trong cách thanh toán và hấp dẫn với các chương trình ưu đãi khi sử dụng. Các giao dịch thực hiện thông qua liên kết với tài khoản ngân hàng, giúp người dùng có thể sử dụng các dịch vụ của cả hai bên một cách thuận tiện, dễ dàng.

Anh Ðào Minh Tân, Quản lý kênh bán hàng trực tiếp - phụ trách ví điện tử Viettel Money tại huyện Ðầm Dơi, cho biết: “Người dùng có thể nạp tiền vào ví điện tử từ tài khoản ngân hàng, thanh toán hoá đơn bằng ví điện tử tại các cửa hàng chấp nhận thanh toán của ngân hàng... Hiện ví điện tử gần như đã liên kết với hầu hết các ngân hàng lớn để dễ dàng tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, từ đó góp phần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch. Bên cạnh đó, ví điện tử sử dụng công nghệ bảo mật hiện đại, cùng với tính năng xác thực hai yếu tố (2FA) giúp tăng cường bảo mật cho tài khoản của người dùng”.

Chị Chiêm Mỹ Duyên, Phường 7, TP Cà Mau, cho biết, từ ngày dùng ví điện tử MoMo liên kết với tài khoản  BIDV, chị hay săn các chương trình khuyến mãi ở trên ví, được rất nhiều ưu đãi giảm giá và việc thanh toán qua ví lại được chiết khấu giá tốt. “Bên cạnh sự tiện lợi trong khâu thanh toán thì khi dùng ví điện tử gần như tôi không tốn bất cứ phụ phí nào cho các loại dịch vụ. Nạp tiền, rút tiền giữa tài khoản ngân hàng và ví điện tử, thao tác thanh toán giao dịch, chuyển tiền... đều miễn phí. Ðặc biệt, ví điện tử còn mang đến nhiều ưu đãi hấp dẫn như: giảm giá, hoàn tiền, tích luỹ điểm thưởng... giúp tôi tiết kiệm chi phí và trải nghiệm mua sắm liền mạch, tiện lợi”, chị Duyên chia sẻ.

Ví điện tử MoMo liên kết trực tiếp với các tài khoản ngân hàng thực hiện nhiều dịch vụ tiện ích.

Tại Trường THPT Ðầm Dơi, Ban giám hiệu trường chọn ví điện tử Viettel Money để triển khai trong trường học. Bởi ở ví điện tử này, vừa cho người dùng sự an tâm trong vấn đề bảo mật, vừa cho phép làm thẻ ATM của ViettelPay để rút tiền tại tất cả trụ ATM hoặc các điểm giao dịch của Viettel (được miễn phí giao dịch). Ðiểm tiện lợi của việc sử dụng thẻ này là thủ tục đăng ký đơn giản, có thể mở thẻ trực tuyến ngay trên điện thoại.

Thầy Phạm Việt Hưng, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Ðể thay đổi thói quen nộp học phí và các khoản đóng góp từ trực tiếp sang sử dụng công nghệ số, trường đã phối hợp với đơn vị cung cấp ứng dụng giải pháp công nghệ số... để hướng dẫn thực hiện các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong trường học. Theo đó, trên hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung, phụ huynh không cần mở thêm tài khoản ngân hàng mới hay ví điện tử, vẫn thanh toán học phí cho con mọi lúc, mọi nơi, chỉ cần có điện thoại thông minh và kết nối Internet”.

“Em sử dụng ví điện tử Viettel Money để nhận chuyển tiền từ cha mẹ phục vụ cho sinh hoạt, thanh toán học phí... Ví điện tử không yêu cầu người dùng phải đủ 18 tuổi mới mở được tài khoản ngân hàng nên cũng tiện. Ðây là giải pháp tài chính tiện lợi và phù hợp với lứa tuổi học sinh như em", em Huỳnh Khánh Băng, 15 tuổi, lớp 10A7, Trường THPT Ðầm Dơi, chia sẻ.

Ngoài ra, ví điện tử hiện nay không chỉ là phương tiện thanh toán tiện lợi, mà còn là hệ sinh thái đa dạng, giúp người dùng tiết kiệm thời gian và công sức. Với ví điện tử, người dùng có thể thực hiện mọi giao dịch tài chính chỉ trên một ứng dụng, từ chuyển tiền, mua sắm Online, đặt vé máy bay, đặt phòng khách sạn, tặng quà... Mỗi ví điện tử đều có những ưu đãi riêng, phù hợp với từng nhu cầu và sở thích của người dùng.

Kết nối có lợi đôi bên

Ngân hàng BIDV đã hợp tác với ví điện tử ShopeePay để hỗ trợ thanh toán tại các cửa hàng chấp nhận thanh toán của BIDV. Ngoài ra, BIDV cũng cung cấp các ưu đãi cho người dùng ShopeePay khi thanh toán tại các cửa hàng của BIDV. Chị Phạm Thị Bích Ngọc, giao dịch viên BIDV Chi nhánh Cà Mau, thông tin: “Khi khách hàng tải ứng dụng MoMo và nhập mã MOMOBIDV, thực hiện liên kết ngân hàng và nạp tối thiểu 10 ngàn đồng từ tài khoản ngân hàng BIDV liên kết vào MoMo, bạn sẽ nhận ngay gói quà ưu đãi cực kỳ hấp dẫn trị giá 800 ngàn đồng”.

Giao dịch viên BIDV Cà Mau hướng dẫn khách hàng dùng ứng dụng SmartBanking.

Vietcombank đã hợp tác với ví điện tử MoMo để cung cấp dịch vụ nạp tiền điện thoại, thanh toán hoá đơn... Theo thoả thuận hợp tác, người dùng có thể sử dụng tài khoản Vietcombank để nạp tiền, rút tiền, thanh toán hoá đơn... trên ví MoMo. Ngoài ra, ví MoMo cũng được tích hợp vào ứng dụng Vietcombank, giúp người dùng có thể dễ dàng sử dụng các dịch vụ của cả hai bên.

Bên cạnh đó, Techcombank liên kết với ví điện tử ZaloPay để cung cấp dịch vụ vay tiêu dùng, đầu tư... và ví ZaloPay cũng được sử dụng để thanh toán các khoản vay của khách hàng Techcombank.

Ông Lê Quán Thượng, Giám đốc VPBank Chi nhánh Cà Mau, cho rằng: "Các ngân hàng hợp tác với các ví điện tử để cung cấp các dịch vụ mới và đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, giúp các ngân hàng cải thiện hiệu quả hoạt động và tự động hoá các tác vụ, giảm chi phí, nâng cao trải nghiệm khách hàng. Không những vậy, công nghệ tài chính có thể giúp các ngân hàng tiếp cận khách hàng mới. Ngoài ra, hợp tác với ngân hàng giúp ví điện tử nâng cao tính an toàn và bảo mật cho người dùng, bởi ngân hàng có kinh nghiệm, chuyên môn trong lĩnh vực tài chính, có thể giúp ví điện tử nâng cao hệ thống bảo mật, đảm bảo an toàn cho tài sản của người dùng, người dùng có thể sử dụng ví điện tử để thanh toán tại các cửa hàng chấp nhận thanh toán của ngân hàng. Theo đó, giúp ví điện tử mở rộng danh mục sản phẩm và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng... Thông qua sự hợp tác, cả hai bên đều có lợi".

Thời gian tới, sự liên kết giữa ngân hàng và ví điện tử sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng./.

 

Việt Mỹ

 

Hướng đến Kho bạc số

Cùng với toàn hệ thống, Kho bạc Nhà nước (KBNN) tỉnh Cà Mau đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm hình thành nền tảng Kho bạc số, góp phần xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Ðó là những kết quả đáng ghi nhận của KBNN tỉnh trong công tác cải cách hành chính (CCHC), hiện đại hoá đơn vị thời gian qua.

"Bác sĩ nông học” trong lòng bàn tay

Hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành công cụ đắc lực trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ AI vào chẩn đoán sâu bệnh và quản lý dinh dưỡng cây trồng không chỉ giúp giảm thiểu thiệt hại mà còn nâng cao hiệu quả canh tác cho nông dân. Trong bối cảnh đó, ứng dụng “2NÔNG” của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) nổi lên như một giải pháp tiên phong đầy hứa hẹn.

Chuyển biến từ ứng dụng công nghệ

Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) được Ban Giám hiệu, toàn thể giáo viên, nhân viên Trường THCS xã Hàng Vịnh (huyện Năm Căn) rất quan tâm, nhờ đó tạo sự chuyển biến, kết quả to lớn cả trong nhận thức, lề lối và kết quả làm việc.

Ðoàn, Hội phát triển trên nền tảng công nghệ số

Ðể hội viên, thanh niên (TN) có trách nhiệm trong thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) đề ra, các cấp hội trong tỉnh đã có nhiều đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, cũng như đề xuất các giải pháp hay để nâng cao chất lượng công tác Ðoàn, Hội. Theo đó, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số (CÐS) là giải pháp được quan tâm thực hiện.

Xây dựng thị trường tiêu dùng hiện đại

Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là hình thức sử dụng các ứng dụng công nghệ số như Internet Banking, VNPay, quét mã QR... thay vì dùng tiền mặt như cách truyền thống. Hiện nay, TTKDTM là xu hướng tất yếu thúc đẩy phát triển kinh tế, hướng đến xây dựng thị trường tiêu dùng văn minh, hiện đại.

Tăng tốc hoàn thiện bệnh án điện tử

Bắt đầu khởi động xây dựng thí điểm bệnh án điện tử (BAÐT) từ năm 2022 đối với 2 bệnh viện lớn của tỉnh là Bệnh viện Ða khoa tỉnh và Bệnh viện Sản - Nhi, đến nay, BAÐT đang bước vào giai đoạn hoàn thiện và dự kiến 2 bệnh viện này trình Bộ Y tế thống nhất triển khai thực hiện chính thức vào cuối năm 2024, đầu năm 2025, góp phần vào số hoá lĩnh vực y tế, thúc đẩy chuyển đổi số của địa phương.

Thanh toán không dùng tiền mặt - Lợi ích thiết thực cho ngành giáo dục

Ðược sự thống nhất của UBND tỉnh, Sở GD&ÐT đã triển khai chính thức Hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt trong toàn ngành từ đầu học kỳ 2 năm học 2023-2024.

Cần hỗ trợ thêm cho tổ công nghệ số

Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, được phê duyệt tại Quyết định số 749/QÐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, đã xác định quan điểm sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số (CÐS).

Ðồng hành cùng phụ nữ kinh doanh thời 4.0

Ứng dụng tối đa thành tựu chuyển đổi số vào quá trình khởi sự kinh doanh, đồng thời tạo ra một kênh sinh hoạt, mua bán chung cho phụ nữ trên môi trường mạng đang là một trong những cách làm hay được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP Cà Mau triển khai và nhân rộng.

Mang lợi ích cho người dân

Xác định chuyển đổi số (CÐS) là xu thế tất yếu, là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, thời gian qua, TP Cà Mau đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp đột phá thúc đẩy chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.