ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 5-2-25 21:09:08
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xuân Hương Tràm

Báo Cà Mau (CMO) Một chiều gần cuối năm, Đoàn Cải lương Hương Tràm tổ chức mừng công. Trong không gian ấm áp, ông bầu Quốc Tín cùng những đồng nghiệp dâng nén hương thành kính lên Tổ nghiệp, vui nối mạch vui khi năm này lĩnh vực nghệ thuật sân khấu tỉnh nhà đã tạo nên nhiều “đường tơ óng ánh”, với 2 giải tập thể và 12 giải cá nhân trong 2 cuộc “so tài” nghệ thuật lớn: Cuộc thi Tài năng Sân khấu cải lương Trần Hữu Trang và Liên hoan Cải lương toàn quốc 2021.

Phần diễu hành của Ðoàn Cải lương Hương Tràm Cà Mau tại lễ hội đường phố “Hành trình theo miền di sản” (nằm trong chuỗi hoạt động Festival Ninh Bình 2022 - Tràng An kết nối di sản) tạo ấn tượng rất đẹp với công chúng trong nước và bạn bè quốc tế.

Ngoài kia, mấy nhánh gòn xôn xao theo gió mới, mùa xuân nghệ thuật đương về cũng vì thế mà ngào ngọt hơn…

 1. Thương những lát cắt nghệ thuật thật đẹp. Ðó là khi đến mỗi điểm diễn, chỉ cần MC giới thiệu phần hoà tấu của ban nhạc “Tia sáng” trước lúc mở màn, thế nào cũng thu hút được sự chú ý đặc biệt. Rồi qua các đợt hội diễn, liên hoan sân khấu toàn quốc, ban nhạc này lại tạo ấn tượng đẹp đối với giới chuyên môn lẫn công chúng mộ điệu. Bởi, trong giai đoạn sân khấu có nhiều khó khăn như hiện nay, hiếm có đơn vị nghệ thuật nào sở hữu một ban nhạc cả tân lẫn cổ hùng hậu, bản lĩnh biểu diễn “sống” như Tia sáng của Hương Tràm.

Ðêm dần buông bên ánh đèn màu đầy hấp lực, Nhạc sĩ Ðặng Sơn Thuỷ ngồi đó, say sưa ôm đàn, chốc lát lại quay sang chỉ đạo dàn nhạc. Những thanh âm đồ, rê, mi, fa, sol… quyện cùng hò, xự, xang, xê, cống… bám sát từng lớp diễn. Lúc nghẹn ngào, khi êm đềm sâu lắng, thổi mát rượi linh hồn cho vở diễn “Hương tràm” (Soạn giả Nguyễn Tiến Dương, Ðạo diễn Nghệ sĩ Quốc Tín) vừa đoạt Huy chương Bạc tại Liên hoan Cải lương toàn quốc, nay trở về, thành hành trang đẹp mải miết những chuyến biểu diễn phục vụ khán giả.

Nhiều năm liền đảm nhiệm vai trò Phó trưởng đoàn, Nhạc sĩ Ðặng Sơn Thuỷ luôn suy tư những hướng đi mới, bằng cách này hay cách khác phải điểm thêm hương sắc nơi “thánh đường” cải lương. Trong đó có việc nghiên cứu, tạo tính đột phá trong lĩnh vực hoà âm, phối khí cho một tác phẩm sân khấu. 

Vở diễn “Hương tràm”, bên cạnh chấp bút ca khúc chủ đề, Nhạc sĩ Ðặng Sơn Thuỷ còn kỹ lưỡng trao đổi, phối hợp chặt chẽ với anh em ban nhạc, cùng quyết tâm tạo nên một tác phẩm khí nhạc thật tròn, thật đẹp khi bước vào sân chơi lớn. Chính vì thế khi nhận được bằng khen “Nhạc sĩ xuất sắc” và giải “Dàn nhạc xuất sắc” thuộc về Tia sáng, niềm vui cứ “cộng minh” trong mắt vị Phó đoàn cùng những nhạc công quanh mình. Âm điệu cũng vì thế mà càng dìu dặt, nồng nàn…

  2. Tại hội diễn toàn quốc năm nay, khách mộ điệu có dịp hội ngộ 2 cô đào chánh vang danh, vẫn giữ vững phong độ trong từng câu ca, nét diễn và xuất sắc mang về 2 Huy chương Vàng cá nhân.

Với Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) Lịch Sử, sau một chặng dài miệt mài với công tác quản lý, lùi về phía sau đảm nhiệm vai trò đạo diễn, ngày trở lại sân khấu, chị như con chim được về vùng trời đẹp, thoả sức lượn bay. Hoá thân vào vai bà Lài - người mẹ Ninh Bình mỏi mòn chờ con trai là bộ đội D10 nằm lại chiến trường miền Nam, cái rắn rỏi xen lẫn nỗi khắc khoải, ai bi cứ trải dài theo mạch kịch. NSƯT Lịch Sử khắc hoạ thành công hình ảnh bao bà mẹ đã góp vào đời những đứa con anh hùng, làm nên thắng lợi trong cuộc kháng chiến vệ quốc.

Với NSƯT Hoa Phượng, khi cánh màn nhung mở ra, chị vẫn là một bông phượng đậm đà hương sắc của xứ Mũi. Trước cái hào quang còn quá lớn, dân trong nghề thầm bảo nhau rằng: Hoa Phượng được Tổ đãi. Bởi, chỉ cần điểm chút phấn son, bước lên sân khấu là từ dáng đứng, bước đi, biểu cảm gương mặt… đến tiếng ca ngọt ngào cùng lối “diễn như không diễn” của chị đều dễ dàng tạo được cảm tình rất đẹp. Tiếng vỗ tay cứ cất lên thật đều. Chính điều này dễ dàng lý giải vì sao trong kịch bản Hương tràm, vai bà Hoa của NSƯT Hoa Phượng lại nhận nhiều sự yêu mến của công chúng như thế. Hoặc khi đã lùi về phía sau phụ diễn cho Nghệ sĩ Huỳnh Tiểu Nhi dự thi trong chặp cải lương “Ảo vọng”, chị vẫn cuốn bao ánh mắt dõi theo và vinh dự đoạt giải “Nghệ sĩ phụ diễn xuất sắc”.

Ngoài 2 cô đào tài danh “mười phân vẹn mười”, 2 Huy chương Bạc dành cho Nghệ sĩ Phi Hải (vai chú Tâm) và Nghệ sĩ Hùng Vương (vai Tấn Danh, Danh Dự); 2 Nghệ sĩ Hoàng Thanh (vai bác Cả), Huỳnh Tiểu Nhi (vai Huệ), đoạt Huy chương Ðồng và các nghệ sĩ Thế Sơn, Chí Tuân, Hoa Biển đã cùng nhau làm nên một dàn bao chắc chắn, giỏi nghề, khẳng định sức sống bền bỉ của Hương Tràm.

Hai cô đào tài danh: NSƯT Lịch Sử (vai bà Lài) và NSƯT Hoa Phượng (vai bà Hoa) xuất sắc đoạt HCV cá nhân.

3. Có theo dõi từng bước cố gắng của cô đào trẻ Huỳnh Tiểu Nhi mới thêm quý một trái tim yêu nghệ thuật chân thành. Mặc dù xuất thân là con nhà nòi, say sưa ánh đèn màu sân khấu từ hồi rất nhỏ, nhưng con đường theo đuổi nghệ thuật của chị không mấy suôn sẻ mà thường xuyên bị ngắt quãng. Lạ một điều, những quãng ngắt liên tục này càng thổi ngọn lửa đam mê thêm cháy bừng, tài năng ca diễn theo đó cũng ngày càng chín rộ hơn.

Khi cầm trên tay Huy chương Vàng và giải Thí sinh ấn tượng tại Cuộc thi Tài năng Trần Hữu Trang năm 2022 (vai Thắm trong “Chớp biển” (Soạn giả Ngô Hồng Khanh) và vai Loan trong “Ảo vọng” (Soạn giả Nguyễn Tiến Dương) cũng như Huy chương Ðồng tại Liên hoan Cải lương toàn quốc, cô đào trẻ mừng muốn khóc. Với chị, đây là niềm tự hào dành cho bước chân trẻ xuất thân trong gia đình có 3 đời ăn cơm Tổ. Từ ông bà ngoại rồi đến cha (Nghệ sĩ Phi Hải), mẹ (Nghệ sĩ Kim Hà) đều là những đào kép giỏi, cả cuộc đời cống hiến cho nghề nhưng không may mắn chạm vào những thành tích đẹp. Nghề hát trong mắt Huỳnh Tiểu Nhi hiện tại là cái đạo.

4. Sau nhiều ngày khi cái tên Kỳ Anh được xướng lên với giải Nhạc công ghi-ta xuất sắc tại Liên hoan Cải lương toàn quốc. Có dịp công tác về ngang Phú Hưng quê hương anh, đã nghe các tài tử khoe về một nhân tài trẻ sinh năm 1997 xứ mình. Tài tử Hai Lộc ở ấp Cái Rô cứ hào hứng giới thiệu vanh vách: “Kỳ Anh là học trò của Ðệ nhị danh cầm Trường Giang, ngay từ những ngày theo học lớp cổ nhạc, Kỳ Anh đã nhận được nhiều chú ý khi có ngón đờn ghi-ta lạ so với các bạn đồng môn, bài bản nào thầy vừa dạy qua một lượt là cậu học trò nhỏ đã nhanh chóng thuộc, rồi còn hướng dẫn lại bạn bè xung quanh… Ðúng là tài chẳng đợi tuổi mà”.

Từ mảnh đất hiền đi theo đam mê. Vậy rồi chưa tới 5 năm gắn bó với chiếc ghi-ta phím lõm, tài năng trẻ đã phát triển vượt bậc qua từng ngày, góp vào nghệ thuật một ngón đờn độc đáo, tài năng. Tài năng không chỉ gói trọn trong phạm vi của tỉnh mà còn nhanh chóng tạo được sự chú ý, công nhận trong làng cổ nhạc khu vực và toàn quốc. Hứa hẹn sẽ còn tiến xa hơn nữa trong tương lai.

Ðêm, bên từng ngọn gió mới cất lên, Hương Tràm lại mải miết kể chuyện “Hương tràm”, đem tiếng hát lời ca gieo nhớ, gieo thương khắp nẻo./.

 

Minh Hoàng Phúc

 

Mâm cơm ngày Tết

Quê tôi ở Bạc Liêu, giáp bán đảo Cà Mau của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tôi thấy mâm cơm ngày Tết quê mình cứ hằn sâu trong tâm khảm, đi đâu, làm gì cũng nhớ khi mấy ngọn gió chớm xuân len lỏi kéo về.

Về nơi phù sa

Mẫn nói với tôi, trong người thấy âm u quá, muốn đi đâu đó xa xa "chữa lành". Người đầu tiên nó nghĩ đến là tôi, bởi trong đầu đã ghim sâu cái ấn tượng “nghe nói Cà Mau xa lắm”. Tôi và Mẫn học cùng khoá ngành du lịch, sau khi tốt nghiệp thì cùng vào làm một công ty lữ hành. Cho đến thời điểm dịch bùng phát, mọi thứ đảo lộn. Tôi nghiệm ra chân lý, không đâu bằng quê mình, thế là về Cà Mau phụ tía má làm điểm homestay nho nhỏ. Còn Mẫn vẫn mải miết với những chuyến đi.

Nhớ thời diễn hài ở Miền Tây

Hài là món ăn tinh thần không thể thiếu của khán giả nói chung và người dân miền Tây nói riêng vào thập niên 80, 90 của thế kỷ trước. Thế nên, cứ đến tết Nguyên đán, bà con lại mong ngóng các đoàn về quê biểu diễn, với những tên tuổi nghệ sĩ nổi tiếng, để ngày Tết được cười “thả ga”.

Khơi nguồn cảm hứng

Trong thế giới đầy biến động của nghệ thuật, có những nghệ sĩ không chỉ chinh phục trái tim công chúng bằng những tác phẩm tuyệt vời mà còn góp phần truyền cảm hứng mạnh mẽ đến những người xung quanh. Một trong số đó là Hoạ sĩ Lý Cao Tấn.

Khai mạc Hội thi lân - sư - rồng và biểu diễn võ thuật mừng xuân Ất Tỵ

Sáng 26/1, tại sân quần vợt Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch khai mạc Hội thi lân - sư - rồng và biểu diễn võ thuật mừng xuân Ất Tỵ năm 2025. Đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các huyện, TP Cà Mau, các doanh nghiệp, các đội lân sư rồng, các câu lạc bộ võ thuật trong tỉnh và hơn 800 người dân đến xem và cổ vũ.

Bé vui Tết xưa

Những ngày giáp tết Nguyên đán, tại các trường mầm non, không gian ngập tràn sắc xuân với hình ảnh đặc trưng của phiên chợ quê như: thúng, nia, bánh chưng, bánh tét, dưa hấu, cành mai, cành đào, câu đối đỏ...

Xuân Quê hương 2025-Gắn kết kiều bào với nhân dân trong nước

Tối 19/1, Chương trình giao lưu nghệ thuật đặc biệt Xuân Quê hương 2025 với chủ đề “Việt Nam - Vươn lên trong kỷ nguyên mới" - chương trình thường niên thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, trên toàn thế giới đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội.

Danh hài Hồng Tơ - Nhớ thời hoàng kim tấu hài Tết

Danh hài Hồng Tơ không giấu sự tiếc nuối khi thời hoàng kim của tấu hài qua đi, khiến cái Tết cũng đôi phần vơi bớt không khí rộn ràng.

KHI THÁNG CHẠP VỀ

Ai thả chút nắng mềm lên tháng Chạp Mà ngày như chìm giữa khoảng trời đông Sương sớm vẫn ngủ vùi trong ngọn bấc Cho người còn khoe áo lạnh cuối năm

Giao thoa tín ngưỡng dân gian

Văn hoá dân gian, trong đó có tín ngưỡng dân gian từ bao đời nay như những mạch nguồn dồi dào trong dòng chảy không ngừng của văn hoá. Nó có sức sống và đầy hấp dẫn. Do tồn tại trong những điều kiện lịch sử cụ thể, từng thời điểm, từng địa phương cũng có những khác biệt khó lẫn lộn, cũng như từ sự phong phú đó đã dựng nên những màu sắc đặc thù gắn liền với vùng đất được khai phá và xây dựng.